Đời người là quá trình tu dưỡng bản thân và đích đến cuối cùng là sự đơn giản. Cảnh giới trí tuệ càng cao thâm thì cuộc sống càng đơn giản và thoải mái.

Giản dị là công phu của bậc thiên tài

Chuyện kể rằng, năm 27 tuổi khi Steve Jobs trở thành tỷ phú triệu đô. Một phóng viên ảnh đã phát hiện một điều rất thú vị rằng căn phòng của ông cực kỳ đơn giản, hầu như không có đồ đạc nội thất gì trong nhà. Steve Jobs nói: “Tôi chỉ cần một chiếc cốc uống nước, một chiếc đèn và một máy phát nhạc mà thôi”.

Steve Jobs có phong cách sống tối giản; ông mặc quần áo đơn giản, ở trong một căn phòng đơn giản; và sống một cuộc sống đơn giản. Đây cũng chính là phong cách thiết kế của Apple; nó bắt nguồn từ chính phong cách sống của nhà sáng lập Steve Jobs.

Giản dị là công phu của bậc thiên tài
Trang phục làm việc tạo nên phong cách đặc biệt của Steve Jobs trong lối sống tối giản của ông.

Sự đơn giản nghe thì rất đơn giản nhưng ẩn chứa sức mạnh to lớn bên trong ít người thấu tỏ. Steve Jobs cũng từng nói: “Đơn giản có thể khó khăn hơn là phức tạp: Bạn phải nỗ lực thật nhiều trong việc giữ suy nghĩ gọn gàng để đạt được tới sự đơn giản. Nhưng cuối cùng nỗ lực đó đáng giá bởi một khi bạn tới được đó, bạn có thể di chuyển được cả núi non”.

Steve Jobs là một tấm gương điển hình cho sự giản dị trong cách sống và cả lối suy nghĩ. Chúng ta có thể học thói quen này mỗi ngày dù biết không dễ. Đầu tiên, hãy thứ sắp xếp lại đồ đạc trong tủ quần áo, vật dụng trong nhà thật tối giản theo nhu cầu. Sau đó, cảm nhận sự thay đổi tâm trạng và cảm xúc trước và sau khi dọn nhé.

Người có cảnh giới trí tuệ càng cao thì càng xem nhẹ được những của cải, vật chất nơi thế gian

Một người có của cải nhiều hơn gấp vài lần những gì bản thân mình cần; người đó được coi là giàu có về vật chất. Và khi con người coi trọng vật chất, họ dần dần tự nhốt mình trong cái thế giới vật chất đó. Khi một người bị vật chất trói buộc quá lâu; họ sẽ dần đánh mất đi khả năng sáng tạo; mất đi khả năng khai phá sức mạnh và trí tuệ tiềm ẩn còn bên trong.

Trên thực tế, dù ở giai tầng nào của xã hội, chỉ cần là một con người; những thứ cần thiết để đáp ứng nhu cầu cuộc sống đều rất đơn giản. Những nhu cầu thiết yếu đó chỉ là lương thực, quần áo, ngủ nghỉ… Suy cho cùng, chúng ta chỉ là vị khách qua đường lưu lại quán trọ trần gian mấy chục năm ngắn ngủi.

Thoát khỏi "nhà tù vật chất"
Người xưa nói “người tự do thì ở nhà tranh mái lá, còn nô lệ thì lại ở nhà đá tường xây“.

Khi tích trữ nhiều đồ đạc, nó khá chiếm dụng khá nhiều không gian và thời gian của chúng ta. Điều đáng nói hơn, sự phức tạp nó làm cho ta thêm phiền não và dần tự đánh mất chính mình.

Bởi thế, người có cảnh giới trí tuệ càng cao thì càng xem nhẹ được những thứ vật chất, của cải, tiền bạc của thế gian. Không phải cố ý dửng dưng trước mọi thứ; chỉ là họ không theo đuổi cuộc sống vật chất xa hoa. Người có tu dưỡng, hàm dưỡng sẽ tự ước chế hành vi của bản thân mọi thời khắc. Ham muốn vật chất chỉ là để thỏa mãn dục vọng mà thôi.

Cảnh giới trí tuệ càng cao, càng yêu thích sự đơn giản và nhẹ nhàng

Kỳ thực, đời người có thể dùng hai từ để khái quá đó là sống và chết. Ai ra đi rồi cũng phải bỏ lại những thứ này đằng sau: địa vị, kim tiền, quyền lực… Những thứ đã khiến cuộc sống vốn dĩ rất đơn giản lại trở thành phức tạp, xa rời chân lý, rời xa chân đạo.

Một người sống có tư tưởng phức tạp ắt sẽ phiền não. Sống trên đời mà nhìn đâu đâu cũng thấy việc phiền não không vui. Điều đó nói lên vấn đề gì? Chỉ có người sống càng đơn giản thì càng có cảnh giới trí tuệ cao thâm. Cổ nhân thường nói: “Đại trí nhược ngu“, người càng thông minh thì lại càng tỏ ra vẻ khờ khạo; còn người khờ khạo lại tỏ vẻ phức tạp, cao thâm.

Cảnh giới trí tuệ càng cao, càng yêu thích sự đơn giản và nhẹ nhàng
Đối với người có lối sống đơn giản, mọi vấn đề đều có thể đơn giản hóa được (ảnh minh họa: nguồn internet).

Do đó, có thể nói rằng một người theo đuổi cuộc sống đơn giản; dù họ không phải là người tu đạo thì cảnh giới tư tưởng cũng đã nằm trong đạo rồi. Einstein từng nói: “Chúa luôn chọn cách sống đơn giản nhất”.

Đối với người có lối sống đơn giản, mọi vấn đề đều có thể đơn giản hóa được. Đối với việc không thích, họ thẳng thắn nói không; đối với người không thích, họ sẵn sàng rời đi; đối với những thứ phức tạp, họ có thể cải tạo thành đơn giản.

Phong cách sống tối giản chính là biểu hiện của cảnh giới trí tuệ cao thâm đã qua quá trình tu dưỡng. Nó bắt nguồn từ một tư duy giản đơn và mạch lạc.