Đời người có vui có buồn, có hạnh phúc có khổ đau. Sống ở đời, chỉ cần làm được 4 cảnh giới tu dưỡng này thì lòng thanh thản, vững tâm bước qua mọi giông bão.

1. Đau mà không than: Thể hiện nội tâm kiên định

Đại bàng khi bị thương sẽ cất tiếng kêu thảm thiết; nó không thể cất cánh bay cao giữa bầu trời xanh. Thỏ khi bị thương sẽ dừng lại kêu gào. Lúc đó, có khi nó sẽ trở thành một miếng mồi ngon cho những con thú săn mồi khác. Hàm ý rằng, nếu đau mà than vãn thì sẽ mất đi cơ hội rèn luyện sức chịu đựng của bản để thêm phần mạnh mẽ; ngược lại than vãn có khi lại tự gây họa cho chính mình. Khi chúng ta bị đau, bị tổn thương chính là lúc cuộc đời đang tạo hoàn cảnh cho chúng ta bức phá.

Đau mà không than: Thể hiện nội tâm kiên định
Là kiếp người, không có khổ đau thì cũng không biết được thế nào là hạnh phúc.

“Đau mà không than”; không than không có nghĩa là không đau, mà là dám đối mặt với nỗi đau một cách chính diện bằng tâm thái tích cực. Tuy nhiên, khi đối diện với nghịch cảnh thì mới biết chúng ta có vượt qua được hay không. Muốn làm được “Đau mà không than” cần có nội tâm mạnh mẽ, nghị lực sống phi thường và ý chí vững chắc. Ai cũng phải trải qua sương gió và bão giông mới có thể trưởng thành.

Nếu không có cái giá lạnh của mùa đông thì không có sự khoe sắc của hoa đào. Là kiếp người, không có khổ đau thì cũng không biết được thế nào là hạnh phúc. Do vậy, gặp gió lớn đừng cúi đầu, chúng ta cần có sự kiên cường nhất định. Đặc biệt, cần có lý trí để vượt qua mọi cám giỗ của xã hội.

2. Cười mà không nói: Thể hiện tâm hồn khoáng đạt, tiêu diêu tự tại

Khi chúng ta phải đối mặt với những lời châm chọc, giễu cợt hay những lúc bị vu oan, hiểu lầm. Nếu càng tranh luận, giải thích thì thấy sự việc càng đi vào ngõ cụt. Cảnh càng động thì tâm càng náo loạn. Chi bằng giữ một nụ cười tươi trên môi và im lặng để mọi thứ tự qua đi. Lúc cần nói thì nói, lúc chưa cần thì cố gắng nhẫn nhịn cho qua.

Sức mạnh của một nụ cười thân thiện hơn cả ngàn lời nói ngọt ngào. Và sức mạnh của sự im lặng càng đáng sợ hơn cả vung đao múa kiếm. Có nhiều cách ứng xử văn minh hơn trong phép đối nhân xử thể. Đôi khi, một nụ cười chân thành có thể hóa giải mọi ân oán đôi bên. Nụ cười bạn tặng cho người dưng xa lạ, họ bỗng trở nên thấy gần gũi, ấm áp. Nụ cười bạn tặng cho người thân yêu trong nhà, họ sẽ cảm thấy được yêu thương. Nụ cười tặng cho trẻ thơ, sẽ nuôi dưỡng nên một tâm hồn vui vẻ, hồn nhiên.

Cười mà không nói: Thể hiện tâm hồn khoáng đạt, tiêu diêu tự tại
Sức mạnh của một nụ cười thân thiện hơn cả ngàn lời nói ngọt ngào.

Đời người khó tránh khỏi những lúc gặp phải chuyện không vừa ý. Thay vì oán trách số phận và hận người làm mình đau khổ; chi bằng trầm tĩnh mà suy ngẫm lại mình. Cuộc đời lúc vui lúc buồn, lúc hạnh phúc lúc khổ đau cũng là lẽ tự nhiên vậy.

Khi gặp chuyện không vừa ý, làm được mỉm cười bỏ qua mà không nói là thể hiện một tấm lòng phóng khoáng, tiêu diêu. Đó chính là kết quả của sự tu dưỡng, một phẩm chất tốt đẹp của con người.

3. Mê mà không mờ: Thể hiện cảnh giới tu dưỡng của người có trí tuệ

Muốn giữ cho lương tâm trong sáng, không bị lu mờ bởi những chuyện loạn lượng rối ren của xã hội; chúng ta cần có lý trí thanh tỉnh và trí tuệ đủ dày. Cổ nhân có câu rằng: “Buồn mà không thương cảm”. Khi gặp chuyện đau khổ chúng ta sẽ thấy buồn. Đó là cảm xúc rất tự nhiên của con người. Nhưng khi buồn nhất định đừng để bản thân gục ngã và yếu mềm buông xuôi. Cổ nhân có câu “Chỉ cần làm người tốt, trời xanh sẽ tự có an bài.”

Nếu có thể coi nhẹ việc được mất của thế gian, thì khi phải đối mặt với sự mất mát; chúng ta sẽ không bị mê mờ. Khi học được cách cân bằng trạng thái tâm lý và cảm xúc của bản thân, sẽ không bị ảnh hưởng bởi những tác động bên ngoài.

Mê mà không mờ: Thể hiện cảnh giới tu dưỡng của người có trí tuệ
Sống giữa cõi mê trần thế mà vẫn giữ được tâm lương thiện; không bị mê mờ bởi “danh – lợi – tình” thì đã là người không tu đạo mà ở trong đạo rồi.

Mỗi người cũng có thể lựa chọn cho mình một môn tu luyện cổ xưa nào đó. Vừa có pháp lý để chỉ đạo vừa có đức tin để ước thúc bản thân điều chỉnh hành vi cho đúng đắn. Dù trong mê cũng không thấy mờ, dù trong mê vẫn tỉnh.

4. Hoảng mà không loạn: Cảnh giới tu dưỡng thể hiện sự bình thản một nội tâm kiên định

Khi đối mặt với danh lợi, người ta rất khó tránh khỏi những cám giỗ. Tuy nhiên, trong hoảng sẽ có động, mà trong động lại cũng còn có tĩnh. Cho nên, “hoảng mà không loạn” mới là sự tu dưỡng của con người. Khi có sóng gió tới, dù không được báo trước nhưng chúng ta có thể lựa chọn cách bình tĩnh đối diện; không vội vàng cũng không phải vô tâm.

Cổ nhân có câu: “Nếu gặp chuyện oan ức mà không kinh sợ, gặp chuyện uất hận mà không hoảng loạn, thì người này có thể đảm nhận trọng trách”. Đời người không thể tránh khỏi những lúc bị vu oan… Lúc gặp đại nạn mà không loạn, gặp sóng lớn mà không mất phương hướng; đây là một tâm thái xử thế ung dung tự tại. Khi gặp khó khăn không lo lắng, luôn giữ được tâm thái hòa ái, trầm tĩnh và điềm đạm. Làm được vậy quả là cảnh giới cao của kiếp nhân sinh.

Hoảng mà không loạn: Thể hiện một nội tâm kiên định
Có câu nói nổi tiếng rằng: “Điều gì không giết chết được bạn sẽ làm bạn thêm mạnh mẽ“ (ảnh minh họa: internet).

Cảnh giới nhân sinh là kết quả của quá trình tu dưỡng bản thân, tôi rèn bản lĩnh trong mọi nghịch cảnh của cuộc sống. Chỉ cần chúng ta có mong muốn hoàn thiện bản thân mỗi ngày, có ý chí tiến lên phía trước. Có câu nói nổi tiếng rằng “Điều gì không giết chết được bạn sẽ làm bạn thêm mạnh mẽ“.

Trên đây là 4 cảnh giới tu dưỡng của con người. Cứ cố gắng đi, rồi một ngày bạn nhận ra, tất cả nỗi đau đã biến mất, chỉ còn lại một nội tâm an hòa.