Cố vấn hoàng gia Anh, ông Alper Ali Riza cho biết việc chính phủ Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit), cùng đại dịch, tình trạng thù địch ở Ukraine, cũng như các vấn đề về ngân sách của đất nước đã “khiến nước Anh phải quỳ gối”. 

Trong một bài báo trên trang Cyprus Mail của Cộng hòa Síp hôm 6/11, cố vấn hoàng gia Anh, ông Alper Ali Riza cho biết, chính sách đối ngoại của Anh những ngày này là do “những kẻ ngu ngốc” đã không tìm cách “xoa dịu” những lo ngại của Moscow về việc Ukraine có thể gia nhập NATO. 

Ông Alper Ali Riza viết rằng, đại dịch COVID-19 chỉ là “xui xẻo”, nhưng khi nó bắt đầu lắng xuống, một cuộc xung đột vũ trang đã nổ ra ở Ukraine càng làm phức tạp thêm tình hình với Brexit. 

Trong đó, ông Alper Ali Riza nhấn mạnh rằng “một chính phủ Anh khôn ngoan và thực dụng hơn…có thể ngăn cản Nga thực hiện các bước đi quyết định thay vì cố chấp đòi hỏi quyền chủ quyền của mọi quốc gia gia nhập NATO, bất chấp những lo ngại về an ninh của Moscow” khi Ukraine muốn gia nhập khối. 

Ông Ali Riza thổ lộ như sau: “Ngài Palmerston có lẽ là Bộ trưởng Ngoại giao Anh giỏi nhất, hẳn đã nhìn thấy người Anh lợi ích rõ ràng hơn nhiều, so với những kẻ ngu ngốc đang phụ trách chính sách đối ngoại của Anh ngày nay. Một bộ trưởng ngoại giao khôn ngoan sẽ bay tới Nga để trấn an Điện Kremlin rằng, Anh và các đồng minh sẽ không khuyến khích hoặc ủng hộ việc Ukraine trở thành thành viên NATO và tìm cách xoa dịu những lo ngại của Nga”.

Ngài Palmerston mà ông Ali Riza nhắc đến là Henry John Temple Palmerston, Tử tước Palmerston và là chính khách người Anh từng hai lần giữ chức Thủ tướng vào giữa thế kỷ 19. Trong khoảng từ năm 1830 đến năm 1865 ông nắm quyền chính sách đối ngoại của Anh khi nước này trong đỉnh cao của sự cường thịnh. 

Ông Ali Riza cũng than thở rằng, “không ai thèm nghĩ đến hậu quả của cuộc chiến ở Ukraine bùng phát sau đại dịch toàn cầu”. Rằng: “Giờ đây, mọi người phải nhặt nhạnh những mảnh vỡ của trật tự thế giới bị phá vỡ, và một cuộc khủng hoảng năng lượng gây ra bởi sự vắng mặt hoàn toàn của nền chính trị thực sự”.

Ông viết: “Những người Anh thực dụng đã đánh mất chủ nghĩa thực dụng của họ. Họ đã cử Liz Truss đến nói chuyện với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov rất giàu kinh nghiệm, và không có gì ngạc nhiên khi bà ấy trở về tay không. Trong khi đó Ngoại trưởng Lavrov cho rằng bà ấy đã hoàn toàn mất trí và còn tỏ ra khinh thường sự kém cỏi của bà ấy bằng cách gọi cuộc gặp giữa hai người là một cuộc đối thoại với người khiếm thính”. 

“Người Nga suy nghĩ về mặt chiến lược phòng thủ một vùng đất rộng lớn, và nếu bạn không thừa nhận mối quan tâm của họ, họ cũng sẽ không quan tâm đến lời bạn nói. Tiến sĩ Henry Kissinger, cựu Ngoại trưởng Mỹ, hiểu rất rõ điều này, và gần đây, cựu lãnh đạo Đức Angela Merkel cũng vậy”.  

Theo ông Ali Riza, việc các quan chức Anh bày tỏ sự đoàn kết với Ukraine bằng cách trưng bày lá cờ của nước này trên các tòa nhà công cộng ở Vương quốc Anh chẳng có ý nghĩa gì nhiều, bởi điều họ chứng tỏ để người dân Anh hiểu rằng, nó không ảnh hưởng gì đến các hóa đơn năng lượng mà họ đang phải trả. 

Ông viết: “Để cai nghiện nhiên liệu hóa thạch, thế giới cần Nga điều tiết dần dần việc sản xuất và cung cấp dầu và khí đốt, và vì điều này, cần phải can dự lại với Nga và buộc nước này cũng như Ukraine phải tìm kiếm hòa bình bằng bất cứ giá nào”. 

Ông Ali Riza đã gọi cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine là “một cuộc chiến giữa các giai đoạn không có hồi kết”. 

Ali Riza than thở rằng, tất cả những người châu  u vốn tự hào với “văn hóa, lịch sự và tinh tế” của mình, bao gồm cả người Anh, đã không thể bắt đầu một cuộc trò chuyện với Nga về hòa bình ở Ukraine.

Vị cố vấn Hoàng gia này phẫn nộ thốt lên khi không có một quan chức Anh nào nói lời phản đối cuộc chiến Ukraine. Ông viết như sau: “Hậu quả là khủng hoảng năng lượng, chi phí sinh hoạt tăng chưa từng có, lãi suất cao hơn, lạm phát đình trệ và suy thoái kinh tế. Và điều tồi tệ nhất vẫn chưa đến, một khi tất cả những điều này đạt đến hiệu ứng tích lũy. Và tại Anh, không có một lời phản đối cuộc chiến ở Ukraine, vốn là nguyên nhân sâu xa của cuộc khủng hoảng hiện nay. Thật đáng kinh ngạc!”. 

Theo Alper Ali Riza, việc rời khỏi Liên minh châu Âu đã trở thành vết thương lòng của chính nước Anh. Ông cho biết, “những người mạo hiểm như Boris Johnson đã thuyết phục người dân của họ rằng nếu họ rời EU, nước Anh có lợi thế lớn”. 

Nhưng rồi điều gì đã xảy ra với nước Anh?  Tất nhiên nước Anh không hề đạt được những lợi thế như Boris Johnson hứa hẹn, mà vương quốc này đã phải đối mặt với một đại dịch bùng phát, thương mại thế giới đóng băng trong hai năm, và một cuộc chiến Ukraine hao người tốn của mà hai đời Thủ tướng là Boris Johnson và Liz Truss phải ra đi trong nháy mắt.

Ali Riza cũng kêu gọi châu Âu tìm ra một biện pháp hòa bình để giải quyết xung đột. Ông nhớ lại rằng hai lần trong thế kỷ trước, châu Âu đã “đẩy nhân loại vào 2 cuộc đại chiến thế giới”, khiến hàng triệu người thiệt mạng. Vì vậy, châu Âu phải có nghĩa vụ chấm dứt cuộc xung đột vô nghĩa này vì lợi ích của người dân Ukraine, người dân Anh cũng như phần còn lại của thế giới. 

Tất cả những điều mà vị Cố vấn Hoàng gia Ali Riza nhắc đến ở trên, đã được Tổng thống Putin cảnh báo trước đó vào hôm 27/10 tại câu lạc bộ thảo luận Valdai, khi ông nói rằng thế giới đang đối mặt với “Thập kỷ nguy hiểm nhất, khó lường và đồng thời quan trọng nhất kể từ khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc”.

Trong khi các quan chức Anh không có biện pháp gì để bảo đảm cho sự an sinh của dân chúng, thì việc của họ giờ đây cũng giống như các chính khách châu Âu, đó là khuyên người dân của mình tắm ít hơn, và sử dụng vòi hoa sen ít đi.

Có thể bạn quan tâm: