Bé trai 8 tuổi treo mình trên tường, nghi bị dẫn dụ làm theo ‘thử thách Momo’ ma mị
Ngày 25/11, Công an huyện Trảng Bom (Đồng Nai) đã phát thông tin cảnh báo về vụ việc bé trai 8 tuổi tử vong nghi do học theo “thử thách Momo” trên mạng xã hội.
- Bé gái qua đời khi học theo trò chơi trên kênh YouTube
- Cột điện chưa sử dụng đã đổ khiến công nhân tử vong
- Bé 25 tháng tuổi không còn cả bố lẫn mẹ vì nước lũ: Ba ơi, ba đâu? Mẹ ơi, sao mẹ không về với con?
Theo thông tin từ báo Lao Động, khoảng 20 giờ 30 ngày 21/11, cháu V.P.L (ngụ tại ấp Trà Cổ, xã Bình Minh, huyện Trảng Bom, Đồng Nai) ngồi xem tivi cùng mẹ, anh trai và em trai của mình, sau đó cháu L. vào nhà vệ sinh để đi tắm.
Khoảng 30 phút sau, do không thấy L. trở ra nên gia đình đi vào gọi cửa, tuy nhiên không thấy trả lời.
Lúc này, người thân phá cửa nhà vệ sinh thì thấy con treo lơ lửng ở sát tường bằng áo thun đang mặc. Cổ áo nạn nhân vướng trên móc treo quần áo. Gia đình liền đưa bé trai đi cấp cứu nhưng cháu bé không qua khỏi.
Theo báo Zing, người thân của bé cho biết, L. không bị bệnh tật gì nhưng tính tình hiếu động, khi chơi đùa bé thường móc áo quần đang mặc trên người vào cành cây để treo lủng lẳng theo video thử thách đăng tải trên mạng xã hội.
Trước đó báo Thanh Niên có đưa tin về một trường hợp cháu V.T.D (5 tuổi, ngụ TP.HCM) tử vong sau khi xem và làm theo video hướng dẫn trò “thắt cổ nhưng vẫn thở được” trên Youtube xảy ra mới đây tại TP.HCM.
Trước thực trạng này chuyên gia y tế khuyến cáo các bậc phụ huynh cẩn thận khi cho con trẻ xem các trò chơi trên mạng xã hội. Phụ huynh nên chọn những kênh trong sáng và xóa, khóa những kênh có định hướng giáo dục không tốt.
Về cái tên Momo và thử thách chết người
Momo (phát âm tiếng Việt như là Mô-mô) là một tác phẩm điêu khắc có tên Chim mẹ, Ubume dựa trên yêu quái trong văn hoá Trung Quốc và Nhật Bản tên là Cô Hoạch Điểu 姑获鸟 của nghệ sĩ Nhật Bản Keisuke Aisawa. Hình ảnh đáng sợ của nó lần đầu xuất hiện vào năm 2016.
Hình ảnh đáng sợ của nó lần đầu xuất hiện vào năm 2016. Sau đó hình ảnh của tác phẩm này bị kẻ xấu lợi dụng. Hư cấu ra nhân vật dưới cái tên Momo là một người phụ nữ đầu người thân gà có mái tóc đen, làn da nhợt nhạt, mắt lồi như zombie sẽ có những lời nói hướng dẫn người xem cách tự tử hoặc tự làm hại bản thân. Búp bê Momo không chỉ xuất hiện trong các đoạn video làm riêng về mình mà còn được lồng ghép vào nhiều video hoạt hình của thiếu nhi như Peppa Pig, Fortnite.
Trẻ em được liên lạc trên WhatsApp bởi một tài khoản tự xưng là momo. Trẻ em được khuyến khích để cứu nhân vật và sau đó cần thực hiện các yêu cầu thử thách cũng như đảm bảo không nói với các thành viên khác trong gia đình họ. Hình dáng búp bê với đôi mắt lồi khi cho biết đó thực sự là một bức ảnh của một tác phẩm điêu khắc từ công ty hiệu ứng đặc biệt Link Factory đến từ Nhật Bản.
Theo trang web văn hóa đại chúng Know Your Meme, nhân vật này đầu tiên được chú ý vào năm 2016.
Theo Wikipedia