Hàng loạt quốc gia NATO đổi ý không chuyển xe tăng cho Ukraine; Nga tung vũ khí mới hạ gục Starlink
Khác hẳn với tuyên bố vào cuối tháng trước, khi Mỹ và Đức thành lập 1 liên minh xe tăng hoành tráng. Giờ đây, hàng loạt quốc gia NATO bỗng dưng đổi ý và dự kiến chỉ gửi 1 tiểu đoàn bao gồm 30 xe tăng cho Ukraine – con số này chỉ bằng 1/10 so với kỳ vọng của Kyiv. Trong khi ấy, Nga tung ra vũ khí lợi hại có thể hạ gục hệ thống Starlink của tỷ phú Elon Musk. Đồng thời cảnh báo Abrams, Leopard sẽ bị “thiêu rụi” bởi con robot này.
Nội dung chính
Liên minh Leopard sụp đổ, NATO không cung cấp đủ xe tăng cho Ukraine
Trong một thời gian dài, Đức đã hạn chế việc giao xe tăng và đã bị đồng minh chỉ trích, đặc biệt là Ukraine và Ba Lan. Rồi chính phủ Đức đổi ý, tuyên bố sẽ thành lập liên minh Leopard 2 Châu Âu hoành tráng.
Nhưng đã có những rạn nứt trong liên minh này khi Hà Lan và Đan Mạch cũng không còn muốn gửi xe tăng tới Ukraine nữa.
Theo Focus, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte cho biết nước ông có thể cung cấp 18 chiếc Leopard 2 thuê từ Đức, những chiếc xe tăng này cho đến nay vẫn được sử dụng trong tiểu đoàn liên minh xe tăng Đức-Hà Lan. Nhưng Hà Lan nói rằng những chiếc xe tăng này không dành cho Ukraine nữa.
Ngoài ra tờ này cho biết, “các quan chức chính phủ Đan Mạch cũng cho biết nước này sẽ không chuyển giao bất kỳ chiếc nào trong số 44 xe tăng Leopard 2 A7 hiện đại của mình. Đồng thời, có những dấu hiệu cho thấy Phần Lan sẽ không cung cấp bất kỳ xe tăng nào chừng nào đất nước này vẫn chưa được gia nhập NATO”.
Phần Lan được cho là quốc gia có kho vũ khí lớn gồm 200 xe tăng Leopard 2, từ lâu đã được coi là một phần quan trọng của “liên minh xe tăng châu Âu”. Tuy nhiên, giờ đây có những dấu hiệu cho thấy Helsinki không muốn cung cấp xe tăng cho đến khi họ gia nhập NATO.
Thụy Điển cũng vậy, cho đến nay cũng vậy, không muốn cung cấp xe tăng Leopard cho Ukraine.
“Ngoài cam kết của Đức về việc cung cấp 14 chiếc Leopard 2A6, chỉ có Bồ Đào Nha vẫn cam kết gửi 3 chiếc 2A6. Leopard 2A6 được xem là một trong những loại xe tăng hiện đại nhất thế giới hiện nay. Bộ trưởng Quốc phòng Đức Pistorius cho biết thêm, Leopard 2A6 hiện không được các bên thảo luận.
Trong khi ấy, “hàng loạt xe tăng Leopard 2A4 của Ba Lan đều đang gặp trục trặc kỹ thuật, khó có khả năng hoạt động nếu không được đại tu nâng cấp. Ba Lan đã cam kết cung cấp 14 xe tăng, Canada 3 chiếc và Na Uy 8 chiếc. Tây Ban Nha đề nghị giao từ 4-6 chiếc, nhưng cho đến nay vẫn chưa có cam kết chính thức từ nước này.
Trong bối cảnh ấy, Bộ trưởng Quốc phòng Áo Claudia Tanner tuyên bố sẽ không huấn luyện quân đội Ukraine vận hành xe tăng Leopard 2 , mặc dù nước này sẵn sàng hỗ trợ quân sự cho Kyiv.
Theo truyền thông Áo Kurier, Bộ trưởng Quốc phòng Tanner nói rằng, mỗi quốc gia đều có quyền tự quyết định hỗ trợ Ukraine trong khuôn khổ luật pháp của mình. Giới quan sát nhận định rằng, bằng tuyên bố này, các quan chức Áo muốn duy trì vị thế trung lập.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius hôm 14/2 đã phải thốt lên đầy thất vọng, rằng “nói một cách nhẹ nhàng, điều này không thú vị chút nào”. Bên lề cuộc họp của nhóm liên lạc quốc tế về cung cấp vũ khí cho Ukraine, Bộ trưởng Quốc phòng Đức cho biết kế hoạch chuyển giao nhanh chóng hàng chục xe tăng Leopard 2 của châu Âu cho Ukraine đang tiến triển chậm chạp.
Còn nhớ vào hồi cuối tháng 1, Thủ tướng Olaf Scholz và Tổng thống Biden từng thông báo sẽ thành lập một liên minh xe tăng chiến đấu quốc tế. Nhưng giấc mộng thống nhất coi như tan tành. Bây giờ hàng loạt các quốc gia khác đang rút lại cam kết giao hàng của họ, và đẩy nước Đức vào thế ngày càng đơn độc.
Vào ngày 25/1, Đức công bố mục tiêu cung cấp cho Ukraine hai tiểu đoàn xe tăng Leopard 2, với mỗi tiểu đoàn gồm 31 chiếc. Tuy nhiên chính phủ Đức là quốc gia đầu tiên đã từ bỏ cam kết khi chỉ gửi 14 xe tăng và cho biết phần còn lại “nên đến từ các nước đối tác”. Cho đến nay, chỉ có 35 xe tăng chiến đấu chủ lực được hứa hẹn.
Nhận xét về tình hình này, tờ De welt của Đức cho biết: “[Thủ tướng] Olaf Scholz có khả năng bỏ lỡ mục tiêu của mình trong việc thành lập liên minh Leopard 2 với tỷ lệ chênh lệch lớn. Quá nhiều quốc gia hiện đã lùi bước. Đức nhận thấy mình đang ở trong một vai trò mà họ không bao giờ muốn bị lộ ra ngoài.”
Cuộc khủng hoảng liên minh xe tăng này đã khiến Đức, Ba Lan và Ukraine yêu cầu triệu tập một cuộc họp khẩn vào hôm qua, ngày 15/2. Tuy nhiên cuộc họp không đem lại kết quả khả quan.
Tờ Handelsblatt viết như sau: “Tạm thời, Ukraine sẽ không nhận được số lượng xe tăng chiến đấu chủ lực như Đức đã hứa. Theo Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius, không có cam kết mới nào đối với xe tăng Leopard 2A6 được đưa ra tại cuộc họp của cái gọi là liên minh xe tăng hôm thứ Tư. Theo đó, chỉ có Đức và Bồ Đào Nha muốn chuyển giao mẫu xe này. Ông Pistorius thừa nhận: “Chúng tôi sẽ không đạt được sức mạnh cấp tiểu đoàn ở đó”.
Trong khi ấy truyền thông Ukraine đưa tin rằng, Ukraine sẽ chỉ nhận được một nửa tiểu đoàn xe tăng Leopard 2A6 như đã hứa là 2 tiểu đoàn. Theo đó, Ba Lan đã lắp ráp khoảng 30 chiếc phiên bản cũ hơn của A4 Leopard 2, [số lượng này] gần đủ cho một tiểu đoàn tiêu chuẩn 31 chiếc của Ukraine, nhưng nhiều chiếc trong số đó đang trong tình trạng tồi tệ và cần sửa chữa trước khi có thể đưa vào sử dụng. Điều đáng nói là, những chiếc xe tăng này sẽ chỉ đến Ukraine vào cuối tháng Tư.
Có quá nhiều trục trặc trong liên minh xe tăng này. Không chỉ gặp khó khăn trong việc cung cấp đầy đủ số xe tăng, liên minh dường như cũng không có đủ đạn dược cần thiết gửi kèm.
Khi được hỏi làm thế nào để đảm bảo có đủ đạn dược và phụ tùng thay thế cho các xe tăng này, Bộ trưởng Quốc phòng Đức trả lời như sau: “Cộng hòa Liên bang Đức không thể đảm bảo điều đó, chỉ có các công ty vũ khí mới có thể làm điều đó”.
Như vậy có thể thấy, liên minh xe tăng hùng mạnh 200 chiếc mà Mỹ và Đức kỳ vọng, cuối cùng cũng chỉ có 1 tiểu đoàn gồm 30 chiếc sẽ có mặt tại chiến trường Ukraine. Con số đó là quá ít ỏi để có thể thay đổi tình thế cho Ukraine, chưa kể lô xe tăng này lại quá cũ kỹ để đối đầu với những chiếc xe tăng dã chiến của Nga, cũng như thời gian giao hàng quá chậm trễ trong thời điểm Nga đang phát động tấn công theo nhiều hướng.
Mỹ thông báo cho Ukraine: Không đủ tên lửa tầm xa để viện trợ
Trong bối cảnh thiếu hụt mọi thứ, Ukraine đã thúc giục Mỹ chuyển giao Hệ thống Tên lửa Chiến thuật Lục quân (ATACM), có tầm bắn lên tới 290 dặm, có khả năng phóng từ các hệ thống tên lửa HIMARS mà Ukraine đã sở hữu.
Nhưng lúc này, chính quyền Biden đang thông báo cho người Ukraine rằng, Mỹ không có đủ các tên lửa tầm xa này ngay cả khi nước này sẵn sàng cung cấp.
Tờ Politico trích dẫn lời 4 quan chức Mỹ như sau: “Việc chuyển ATACMS tới chiến trường ở Đông u sẽ làm giảm kho dự trữ của Mỹ và gây tổn hại đến khả năng sẵn sàng chiến đấu trong tương lai của quân đội Mỹ”.
Một giải pháp thay thế mà Ukraine đang hy vọng, đó là yêu cầu Washington chấp thuận mua lại ATACM từ các đồng minh của Mỹ đang sở hữu hệ thống này, bao gồm Ba Lan, Romania, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc, Qatar và Bahrain.
Một trong số lý do mà chính quyền Biden từng viện dẫn để không muốn gửi ATACM cho Ukraine là để nhằm tránh leo thang nghiêm trọng với Nga trong việc cung cấp tên lửa tầm xa.
Nhưng thực chất chưa hẳn là vậy. Lý do chính là do số lượng dự trữ hệ thống này quá ít ỏi vì vậy, mà Lầu Năm Góc đã phải kiềm chế không dám gửi cho Ukraine.
Một quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết: “Với bất kỳ gói hỗ trợ nào, chúng tôi luôn cân nhắc mức độ sẵn sàng và nguồn dự trữ của chính mình trong khi cung cấp cho Ukraine những gì họ cần trên chiến trường”. “Có nhiều cách khác để cung cấp cho Ukraine những khả năng cần thiết để tấn công các mục tiêu”.
Trong những tháng trước, khi Ukraine cầu xin Mỹ chuyển giao ATACMS cho nước này, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova đã cảnh báo rằng, nếu các loại tên lửa tầm xa hơn được cung cấp, Mỹ sẽ trở thành “một bên trong cuộc xung đột” .
Bà nhấn mạnh vào thời điểm đó rằng, Nga “bảo lưu quyền bảo vệ lãnh thổ của mình” – đặc biệt là các tên lửa tầm xa hơn có thể được sử dụng để tấn công sâu vào bên trong nước Nga.
Trong khi đó, một số ít thành viên Đảng Cộng hòa trong Quốc hội ngày càng nhấn mạnh việc Mỹ cần ưu tiên khả năng sẵn sàng phòng thủ của mình trước thay vì giao vũ khí tiên tiến cho Ukraine, trong khi lại phải đối đầu nguy cơ leo thang không cần thiết với một siêu cường vũ trang hạt nhân như Nga.
Trong khi Mỹ và đồng minh NATO đang xé bỏ dần lời cam kết viện trợ đầy đủ cho Ukraine, một phần do e ngại leo thang với Nga, nhưng phần nhiều là do các kho dự trữ của cả Mỹ và châu u đã gần như cạn kiệt thì người Nga lại đang có những sáng tạo để đối phó với vũ khí của đối phương.
Mặt trận Ukraine đang trên bờ vực sụp đổ?
Một sự thay đổi lớn nhưng chậm chạp dường như đang diễn ra ở tiền tuyến của Ukraine. Trong nhiều tháng, lý do duy nhất khiến lực lượng Ukraine có thể tấn công lại người Nga là nhờ khả năng truy cập Internet qua chòm vệ tinh Starlink, cũng như dựa vào thông tin tình báo của NATO, đã cho phép các hệ thống pháo và tên lửa của họ nhắm mục tiêu chính xác vào các cơ sở cất giữ thiết bị và doanh trại quân đội Nga.
Ukraine đã được công ty SpaceX của tỷ phú Elon Musk cung cấp hơn 20.000 thiết bị đầu cuối internet Starlink trải rộng trên toàn bộ hơn 1.000 km tiền tuyến. Nhưng người Nga dường như đã phát minh ra một thiết bị công nghệ hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất, có thể dễ dàng biến một hệ thống công nghệ phức tạp, tinh vi đắt tiền của Mỹ trở nên vô dụng.
Đây chính xác là những gì mà các kỹ sư, khoa học người Nga tại nhà máy quân sự Sestroretsk phát minh ra.
Theo trang top war, đó là tổ hợp “Borshchevik”, được thiết kế để tìm vị trí các thiết bị đầu cuối Internet vệ tinh Starlink đang hoạt động. Theo các nhà phát triển, tổ hợp này cho phép định vị chính xác vị trí của các thiết bị đầu cuối Internet Starlink đang hoạt động trong vòng bán kính 10 km trong khu vực 180 độ, với sai số không vượt quá 60 mét. Thời gian tìm vị trí mục tiêu không quá 15 phút.
Borshchevik là một hệ thống thụ động, có nghĩa là không thể phát hiện ra nó bằng cách sử dụng tín hiệu mà nó gửi đi, bởi vì nó không gửi bất kỳ tín hiệu nào.
Hệ thống Borschevik được gắn trên một xe tải, có lợi thế dễ dàng di chuyển và chỉ mất 2 phút thực hiện thao tác tìm kiếm mục tiêu nếu xe dừng đỗ tại chỗ, và mất 15 phút nếu xe di chuyển từ điểm này sang điểm khác. Borshchevik có khả năng nhắm mục tiêu lên tới 64 thiết bị đầu cuối Starlink trong cùng một lúc .
Tổ hợp Borshchevik đã hoàn thành các cuộc thực nghiệm vào cuối năm 2022. Kết quả cho đến nay rất khả quan: Nó không chỉ xác định vị trí các trận địa pháo được ngụy trang cẩn thận, mà còn định vị cả các điểm tụ tập của lính đánh thuê nước ngoài. Những vị trí này sau đó đã bị Nga san phẳng, bằng cách sử dụng nhiều hệ thống tên lửa dẫn đường như Krasnopol.
Chắc chắn với sự trợ giúp của hệ thống Borschevik, chiến thuật của Nga sẽ thay đổi đáng kể. Giờ đây người Nga có thể bắt đầu bằng cách phá hủy tất cả các trạm đầu cuối Starlink trong khu vực chiến sự, sau đó mới gửi quân ra tiền tuyến. Không có hệ thống Starlink, quân đội Ukraine sẽ chỉ ngồi chờ lệnh từ NATO và không biết nhắm bắn mục tiêu ở đâu.
Khi người Nga có đủ xe tải trang bị hệ thống Borschevik dọc theo mặt trận, Ukraine sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc tắt các thiết bị đầu cuối Starlink nếu không muốn bị phát hiện. Nhưng điều đó cũng đồng nghĩa tiền tuyến của Ukraine cũng bị cắt đứt liên lạc từ xa với hệ thống tích hợp chỉ huy, kiểm soát, liên lạc, máy tính, tình báo, giám sát và trinh sát của NATO.
Với sự xuất hiện của hệ thống Borschevik, liệu tuyên bố sẽ hạn chế Starlink ở Ukraine hôm 8/2 của công ty SpaceX của tỷ phú Elon Musk có phải là ngẫu nhiên?
Ngoài ra, người Nga cũng có một loại vũ khí ưu việt có thể chống lại liên minh xe tăng của phương Tây, ngay cả khi đó là Abrams được thiết kế lớp giáp uranium “bí mật” của Mỹ.
Tờ Pravda cho biết “Marker”, một loại xe tăng robot mới của Nga sẽ có thể ‘tiêu diệt xe tăng phương Tây, bao gồm cả Abrams của Mỹ và Leopard của Đức’.
Cựu giám đốc cơ quan vũ trụ Nga Dmitry Rogozin cho biết: “Phiên bản chiến đấu của robot Marker có một danh mục điện tử trong hệ thống điều khiển, chứa hình ảnh của các mục tiêu cả trong tầm nhìn và trong phạm vi hồng ngoại,”
Giám đốc Bảo tàng Phòng không Không quân, đại tá về hưu Yuri Knutov cho biết: “Bề ngoài, chúng trông giống như những chiếc xe tăng nhỏ. Chúng có thể được trang bị súng máy và tên lửa chống tăng với tầm bắn lên tới khoảng 6 km. Chúng có thể được vận hành từ xa hoặc trực tiếp từ máy tính do IA ra lệnh. Marker cũng có công nghệ thị giác máy, chứa hình ảnh của xe tăng địch. Do đó, robot có thể xác định xe tăng do NATO sản xuất. Điều này loại trừ các cuộc tấn công vào xe tăng của Nga”.
Không chỉ thế, robot Marker cũng có thể trở thành phương tiện vận chuyển máy bay không người lái kamikaze. Một robot Marker có thể chứa tối đa 16 UAV trong các hộp chứa. Những UAV này có thể được sử dụng để bắn hạ UAV của kẻ thù. Marker cũng có thể được trang bị vũ khí laser có khả năng tấn công UAV ở khoảng cách xa.
Ngoài ra Robot Marker có thể phát hiện các UAV ở chế độ tự động, và bắn chúng bằng các công cụ lắp đặt trên mô-đun chiến đấu.
Ông Rogozin tiết lộ: “4 Robot “Marker” đầu tiên sẽ được chuyển đến Dobass vào tháng 2”. Như vậy cho thấy, với tình hình thiếu thốn vũ khí, lực lượng Ukraine hiện còn phải đối mặt với lực lượng Nga được hỗ trợ bởi vũ khí tinh vi hiện đại, vì vậy rõ ràng cơ hội chiến thắng của Tổng thống Zelensky là khá ít.
5 lý do khiến Ukraine ngày càng ít có cơ hội chiến thắng
Tổng thống Zelensky mong mỏi một chiến thắng để đảm bảo sự ổn định cho chính quyền của ông hơn là vì sự an nguy của đất nước. Tuy nhiên mỗi ngày trôi qua, tình hình cho thấy Ukraine trở nên ít có khả năng chiến thắng hơn. Quân đội Ukraine đang cạn kiệt nhân lực và thiết bị, trong khi đối phương đang điều chỉnh chiến thuật tốt hơn và có sẵn nguồn cung cấp khổng lồ.
Còn nhớ vào đầu năm mới, chính quyền Kyiv vẫn tuyên truyền lạc quan về một chiến thắng trước kẻ thù Nga. Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Newsweek, Đại sứ Ukraine tại Vương quốc Anh Vadym Prystaiko đã bày tỏ tin tưởng rằng, Ukraine sẽ giành chiến thắng trong cuộc chiến với Nga sớm nhất “có thể xảy ra vào năm 2023”.
Cục trưởng Cục Tình báo Quốc phòng Ukraine Kyrylo Budanov cũng tuyên bố “năm nay sẽ mang lại niềm vui và chiến thắng cho Ukraine”.
Câu hỏi đặt ra là: Ukraine làm gì để có thể chiến thắng trước người Nga? Câu trả lời là: Ukraine gần như không thể giành chiến thắng trong cuộc chiến này.
Bởi theo định nghĩa của Tổng thống Zelensky, một chiến thắng cho Ukraine có nghĩa là Kyiv sẽ tái chiếm tất cả các lãnh thổ bị chiếm đóng, bao gồm cả bán đảo Crimea. Nhưng xét theo tình hình thực tại, điều đó là bất khả thi, và càng khó khăn hơn khi Ukraine thiếu sự hỗ trợ từ phương Tây.
Nga hiện chiếm khoảng 18% lãnh thổ Ukraine. Thật không may, con số này có khả năng tăng hơn là giảm trong tương lai. Những lý do cho sự thành công có thể thấy trước của Nga như sau:
Thứ nhất, trong các cuộc tranh luận gần đây, rõ ràng là Mỹ và các đồng minh NATO lo sợ chiến tranh lan sang lãnh thổ NATO hơn là mối đe dọa đối với an ninh phương Tây do các cuộc tấn công của Nga ở Ukraine. Logic của giới lãnh đạo Washington và Brussel là, việc chuyển giao vũ khí chính xác càng gia tăng thì nguy cơ xảy ra hiệu ứng “lan tỏa” càng cao. Phương Tây sẽ phải chịu áp lực như một kiểu tự răn đe, mà Ba Lan, Romania, Moldavian là một ví dụ. Những nước này bề ngoài tỏ ra rất hiếu chiến, nhưng thực chất lại rất e ngại phải đối đầu với Nga khi nhanh chóng phủ nhận tên lửa rơi xuống hay bay qua lãnh thổ nước họ.
Do đó Mỹ, NATO đã hỗ trợ quân sự cho Ukraine theo cách nhỏ giọt, mục đích không phải để Ukraine chiến thắng mà để nước này không phải đầu hàng ngay lập tức, đồng thời làm suy yếu lực lượng Nga.
Thứ hai, cho đến nay Nga đã phá hủy 60 đến 70% cơ sở hạ tầng quan trọng ở Ukraine. Chính quyền Kyiv cũng không có triển vọng nhận đủ hệ thống phòng không tân tiến từ phương Tây, chẳng hạn như Iris-T, Nasams và Patriots để ngăn chặn sự phá hủy của Nga. Ngược lại, những chuyến giao hàng ít ỏi từ phương Tây chỉ mang tính biểu tượng, chẳng hạn chính quyền Biden hứa sẽ chuyển giao 1 khẩu đội Patriot, và điều này chẳng có ý nghĩa gì đối với lực lượng Nga, vốn vẫn đang sở hữu kho tên lửa và máy bay không người lái khổng lồ.
Trong khi ấy Ukraine sẽ ngày càng ít có khả năng sửa chữa cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng năng lượng bị phá hủy do nguồn vật liệu ngày càng trở nên khan hiếm, và phần nhiều lại do Nga cung cấp. Tuy nhiên, nếu không có đủ năng lượng, mọi ngành nghề sản xuất ở Ukraine sẽ ngày càng trở nên khó khăn, đặc biệt là ngành công nghiệp quốc phòng.
Thứ ba, quân đội Nga đang cố gắng đối phó lại vũ khí chính xác của phương Tây và có thể huy động đủ nguồn lực để làm điều đó. Điều này đặc biệt đúng với xe tăng. Mặc dù các chuyên gia quân sự phương tây nhận định Nga đã mất khá nhiều xe tăng, nhưng ước tính Nga vẫn có khoảng 4.000 xe tăng dự trữ. Có thể nói số lượng này đủ lớn không chỉ gây rủi ro lớn cho xe tăng của phương Tây, mà còn cho Nga cơ hội có thể phát động tấn công bất cứ lúc nào.
Thứ tư, Ukraine đang cạn kiệt binh lính khi xung đột kéo dài. Chính quyền Kyiv đã nhiều lần phải huy động những người đàn ông từ 16 tuổi cho đến trên 60 tuổi để đưa ra chiến trường. Mặt khác, người Nga đã được bổ sung thêm 300.000 quân dự bị.
Thứ năm, tính đến thời điểm này, Nga đang nổi lên không chỉ với tư cách là bên chiến thắng về mặt quân sự, mà còn với tư cách là bên chiến thắng về mặt chính trị.
Theo Ngân hàng thế giới (worldbank), sự phục hồi kinh tế của Ukraine sẽ khó khăn hơn với tác động chiến tranh trên 20 lĩnh vực khác nhau. Ukraine sẽ phải cần tới 349 tỷ USD để phục hồi và tái thiết trong các lĩnh vực xã hội, sản xuất và cơ sở hạ tầng. Con số này gấp hơn 1,5 lần GDP năm 2021 của Ukraine. Ngoài ra, tư cách thành viên NATO của Ukraine có thể sẽ bị loại trừ trong tương lai gần sau một cuộc đàm phán ngừng bắn. Việc gia nhập EU của Ukraine cũng chông gai hơn rất nhiều, bất chấp lời hứa hẹn vỗ về của quan chức Brussel, bởi đơn giản Ukraine là một quốc gia tham nhũng và đang bị tàn phá bởi chiến tranh.
Có thể bạn quan tâm: