Hồng Kông: Bắt giữ 14 nhà đấu tranh dân chủ
Hôm 18/04 Cảnh sát Hồng Kông đã bắt giữ hơn một chục nhà đấu tranh dân chủ Hồng Kông bị cáo buộc liên quan đến các cuộc biểu tình rầm rộ tại Hồng Kông trong năm 2019. Trong số những gương mặt hàng đầu bị bắt tại Hồng Kông, có cựu lãnh đạo phong trào dân chủ Hồng Kông, luật sư Lý Trụ Minh 81 tuổi và sáng lập viên tờ Apple Daily triệu phú Lê Trí Anh, 71 tuổi.
- Trung Quốc đổi số liệu người tử vong: Trump không tin, WHO ủng hộ
- Viêm phổi Vũ Hán: Người Mỹ gốc Việt kiện Trung Quốc
- Chính quyền Trung Quốc dỡ bỏ Thánh giá khỏi nhà thờ vì chúng “cao hơn cả quốc kỳ”
Báo giới Hồng Kông đưa tin, các vụ bắt giữ này có liên quan trực tiếp đến các cuộc biểu tình quy mô vì dân chủ hôm 18/08 và 01/10/2019. Đây là đợt trấn áp lớn nhất nhắm vào phong trào dân chủ kể từ khi bắt đầu các cuộc biểu tình chống Dự luật dẫn độ vào tháng 6 năm ngoái.
Nhà chức trách ở Hồng Kông đã bắt giữ hơn 7.800 người vì liên quan đến các cuộc biểu tình, bao gồm nhiều người về cáo buộc bạo loạn có thể có mức án tù lên tới 10 năm.
Không rõ bao nhiêu người trong số này còn đang bị giam giữ.
Trong bối cảnh đang có lo ngại sâu sắc về áp lực của Trung Quốc đối với môi trường tư pháp độc lập của Hồng Kông thì các vụ bắt giữ này càng như thêm dầu vào lửa.
Mời quý vị nghe thông tin chi tiết:
Các vụ bắt giữ hôm 18/04 diễn ra sau vài tháng tương đối yên ổn trong khi Hồng Kông bị phong tỏa một phần vì virus Vũ Hán. Dường như các quan chức Hồng Kông được giật dây bởi Trung Quốc muốn ban hành luật an ninh quốc gia cứng rắn hơn cho thành phố tự trị này.
Có 5 trong số 14 người bị bắt vì lý do đã “tổ chức và tham gia” các cuộc biểu tình hồi tháng 8 và 10 năm ngoái, 5 người khác thì bị cáo buộc “cổ vũ, xúi giục” dân chúng tham gia các cuộc biểu tình bất hợp pháp trong hai tháng 9 và 10/2019.
Những người bị bắt sẽ phải trình diện tòa án vào giữa tháng 5/2020.
Năm 2019, Hồng Kông đã trải qua cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng nhất kể từ 1997 sau khi được Anh Quốc trao trả. Trong nhiều tháng trời, hàng trăm ngàn người và có lúc hơn triệu người đã xuống đường phản đối dự luật cho dẫn độ về Trung quốc. Chính quyền của bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga cuối cùng đã phải hủy bỏ dự luật này.
Phong trào phản kháng tiếp tục đấu tranh đòi Hồng Kông tổ chức bầu cử tự do, điều tra về các tội ác của cảnh sát đối với người biểu tình và ra quyết định ân xá cho hơn 7.000 người bị bắt giữ trong phong trào biểu tình vừa qua. Tất cả những đòi hỏi đó đến nay không được đáp ứng.
Hồng Kông được trao lại cho Bắc Kinh cai trị vào năm 1997 dưới hình thức “một quốc gia hai chế độ” cho phép các quyền tự do rộng rãi không được hưởng ở Trung Quốc đại lục, và một mức độ tự trị cao.