“Những người theo chủ nghĩa toàn cầu đang kích động không ngừng nghỉ dẫn nhân loại tới một cuộc chiến hạt nhân” – Đây là lời cảnh báo của một cựu nghị sĩ Mỹ. Và NATO chính là công cụ ‘hữu hiệu” để giới tinh hoa sử dụng.

Nỗi lo chiến tranh hạt nhân ngày càng gia tăng khi Nga huy động hàng trăm nghìn quân dự bị, và tuyên bố sáp nhập 4 vùng vào nước Nga. Trong khi đó, Tổng thống Zelensky thông báo Ukraine nộp đơn xin gia nhập NATO. Tiếp đến là vụ nổ đường ống NS 1 và 2. Ba diễn biến này được cho là sự leo thang nguy hiểm nhất kể từ khi cuộc chiến bắt đầu. 

Kịch bản ngày tận thế

Richard Black là Thượng nghị sĩ đã nghỉ hưu của bang Virginia, và từng là Đại tá Thủy quân lục chiến Mỹ đã nêu lên quan điểm trước các thành viên  Quốc hội Mỹ trong một bức thư ngỏ hôm 27/9 như sau: (scribd)

“Sẽ không có chiến tranh nếu chúng tôi không lật đổ chính phủ được bầu cử dân chủ của Ukraine, bằng cách lật đổ Tổng thống Yanukovych một cách thô bạo vào năm 2014.  Chúng tôi đã thúc đẩy chiến tranh bằng cách đổ tràn ngập đất nước Ukraine hàng lô hàng vũ khí khổng lồ sau đó”.

“Mỹ có thể đạt được hòa bình bằng cách đơn giản thúc ép Ukraine thực hiện các Thỏa thuận Hòa bình Minsk năm 2014 mà họ đã ký kết, thiết lập một khuôn khổ rõ ràng để giải quyết các vấn đề còn tồn tại một cách hòa bình. Ukraine đã hứa thực hiện các thỏa thuận Minsk, nhưng thay vào đó lại chọn gây chiến ở Donbass trong 7 năm sau”. 

Bức thư đề cập về NATO có thể tìm kiếm hòa bình nhưng thay vào đó lại chọn chiến tranh, trong đó có đoạn như sau: 

“NATO có nhiều cơ hội cho hòa bình nhưng lại cố tình chọn chiến tranh. Mỹ nhận ra rằng, với việc Nga đã bị dựa lưng vào tường, họ sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài tấn công.

Năm 2007, Đại sứ Hoa Kỳ tại Nga là William Burns đã được cảnh báo rõ ràng rằng, chiến dịch kết nạp Ukraine vào NATO có thể gây ra chiến tranh giữa Ukraine và Nga. Tuy nhiên, chính quyền Obama đã lật đổ tổng thống Ukraine và đổ tràn ngập vũ khí vào đất nước này, (ông ấy) biết rằng làm như vậy sẽ gây ra chiến tranh”.

Cựu thượng nghị sĩ Black cho biết, giới tinh hoa tỷ phú chỉ quan tâm đến khu vực đang  kiếm “lợi nhuận từ chiến tranh, ngay cả khi điều đó có nghĩa là đánh bạc mạng sống của hàng trăm triệu người trên toàn cầu.” 

Ông Black đặt câu hỏi: “Chúng ta có nên tiêu diệt dân số thế giới để can thiệp vào một cuộc chiến tranh biên giới mà Mỹ không có lợi ích quốc gia quan trọng nào không?”.  

Cựu thượng nghị sĩ Black kêu gọi chấm dứt ngay lập tức cuộc chiến này, bằng cách biến Ukraine trở thành một quốc gia trung lập, không liên kết, “giống như chúng tôi đã làm trong Chiến tranh Lạnh với Áo năm 1955.” 

Nhưng có vẻ như lời khẩn cầu của cựu thượng nghị sĩ để tránh xung đột thêm đã không được lắng nghe, sau khi Tổng thống Zelensky tuyên bố  ý định xin gia nhập NATO “cấp tốc”. 

“Không khôn ngoan khi để Ukraine gia nhập NATO”

Ở tuổi 99, cựu cố vấn kỳ cựu Henry Kissinger vẫn đưa ra những bình luận sắc nhọn, trong bối cảnh giới tinh hoa Washington đang dồn mọi nỗ lực và tiền của để hà hơi tiếp sức cho Ukraine. 

Hồi tháng 5, Henry Kissinger đã từng bị chỉ trích khi ông đề nghị Ukraine nên nhượng lãnh thổ cho Nga với mục tiêu hòa bình .

Ông Kissinger đã gây tranh cãi hồi đầu năm khi cho rằng các chính sách thận trọng của Mỹ và NATO có thể đã giải quyết cuộc khủng hoảng ở Ukraine.

Ông cũng coi trọng những lo ngại an ninh của Tổng thống Putin và tin rằng NATO đã sai lầm khi báo hiệu cho Ukraine rằng họ có thể gia nhập khối. 

Theo quan điểm của ông, Ukraine là một phần lãnh thổ từng thuộc về  Nga, và bất kỳ nỗ lực nào nhằm loại bỏ “vành đai an toàn” lịch sử của Nga là không khôn ngoan.

Vì vậy ông nhấn mạnh “việc đưa Ukraine vào NATO không phải là một chính sách khôn ngoan của Mỹ”.

Henry Kissinger cảnh báo về những nguy cơ mà Mỹ đang hun nóng, mà đúng hơn là cỗ máy chiến tranh của Mỹ đã trở nên điên cuồng hơn:

Ông nói: “Khi bạn đang nói về mối quan hệ giữa các cường quốc lớn trên thế giới, đặc biệt là năng lực hạt nhân, điều cuối cùng bạn cần là một trong các bên liên quan có hành động thất thường và vô nghĩa. Chúng ta cần giảm leo thang và can thiệp?”.

Thực tế là Mỹ và NATO chưa bao giờ ngừng leo thang và thậm chí còn  khiêu khích cường quốc hạt nhân số 1 thế giới.

Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) diễn ra tại Madrid, Tây Ban Nha vào cuối tháng 6 đã đưa ra một Khái niệm Chiến lược mới, với tuyên bố Nga là “mối đe dọa trực tiếp”. 

Lần cuối cùng NATO công bố một tài liệu chiến lược là vào năm 2010, và hồi đó Nga được coi là một “đối tác”. 

Có thể nói tại hội nghị thượng đỉnh này, NATO đã công khai khơi mào Chiến tranh lạnh mới, mà “kẻ thù” chính là nước Nga dưới thời Vladimir Putin. 

Tuy nhiên, thế giới đã thay đổi đáng kể kể từ khi NATO được thành lập cách đây 73 năm, cũng như kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc cách đây khoảng 3 thập kỷ. 

Giờ đây, nguy cơ một cuộc chiến thảm khốc giữa phương tây với Nga đang hiện hữu. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm mà NATO đang tự đào hố chôn mình bởi hành động lừa dối và thù địch với Nga. 

Vì sao lại như vậy? 

Vòng xoáy chiến tranh

Đã hơn 7 tháng kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, truyền thông dòng chính phương Tây đã không ngừng đưa tin sai sự thật về việc Nga ” vô cớ tấn công” Ukraine, hoặc cách Nga đã thất bại trước “những người bảo vệ anh hùng” Ukraine, hay cách NATO viện lý do  “bảo vệ dân chủ” và “toàn vẹn lãnh thổ” của Ukraine  để biện minh cho việc đổ hàng tấn vũ khí vào nước này.

NATO lạc quan tuyên bố sẽ sát cánh cùng Ukraine. Thực tế NATO đang tăng cường ‘hỗ trợ’ quân sự cho Ukraine bằng vũ khí, đạn dược và thậm chí cả chiến binh nước ngoài. 

Chính quyền Tổng thống Joe Biden cùng NATO đã đặt ra hai mục tiêu lớn bao gồm:

  1. Duy trì một cuộc ‘chiến tranh tiêu hao lâu dài’ với Nga
  2. Sử dụng các biện pháp trừng phạt để “làm suy yếu” Nga cả về mặt quân sự và kinh tế.

Để thực hiện mục tiêu ấy, Mỹ và NATO đang trợ giúp Ukraine bằng mọi cách:

Trong khi ấy, Nga chậm rãi tuy có phần khó khăn, nhưng đang viết lại nghệ thuật chiến tranh trên mọi mặt trận quân sự, kinh tế và ngoại giao trong bối cảnh bị phương Tây cô lập tứ phía.

Bất chấp Mỹ và NATO đổ nhiều tỷ đô la tài trợ, cũng khó giúp Ukraine quay trở lại hiện trạng trước ngày 24/2. Biên giới hiện tại của Ukraine cũng đã trở thành dĩ vãng. 

Ở đây chúng ta đang nói về các lực lượng tinh nhuệ của Ukraine. Ngay cả khi  100% vũ khí hiện đại do NATO gửi đến chiến trường thì vấn đề chính là Ukraine không còn lực lượng tinh nhuệ để chiến đấu: 

Tiểu đoàn Azov, Lữ đoàn 24, Lữ đoàn 36, Lữ đoàn đổ bộ đường không số 95 tinh nhuệ nhất của quân đội Ukraine, tất cả đều bị tổn thất trên 60% hoặc đã bị hủy diệt hoàn toàn. Giờ đây, đa phần là lính đặc nhiệm, lính đánh thuê nước ngoài mặc quân phục giả danh lính Ukraine. 

Việc viện trợ vũ khí cho Ukraine đã khiến kho dự trữ vũ khí của nhiều thành viên NATO bị cạn kiệt. Sẽ mất nhiều năm để NATO xây dựng kho vũ khí đầy ắp đến mức có thể thách thức Nga trường kỳ trên mặt trận Đông Âu. 

NATO không có ý định giải quyết xung đột Ukraine mà còn leo thang căng thẳng, bằng cách đổ thêm vũ khí và tiền bạc vào một đất nước đang trên bờ vực tan hoang. 

Hiện tại những bất ổn chính trị, kinh tế, xã hội ở Mỹ, Đức, Anh, Pháp và Ý, cùng nhiều nơi khác đang bùng nổ, đây không phải là điềm báo tốt lành gì cho sự bùng nổ chiến tranh. 

Không một quốc gia thành viên NATO nào muốn có một cuộc chiến tranh trực diện với Nga, bao gồm cả Mỹ, mà là mượn người Ukraine để tiêu diệt người Nga. 

Số phận nghiệt ngã của Ukraine trong chính sách NATO

Sau khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991, với sự tan rã của Khối Hiệp ước Warsaw, mối đe dọa quân sự của các nước thuộc khối cộng sản Liên Xô đối với Tây Âu đã chấm dứt. Nhưng NATO không tự giải tán. 

NATO cần kẻ thù mới và một nhiệm vụ mới để điều chỉnh Trật tự thế giới mới theo ý muốn của mình. 

Một kẻ thù mới đã được tạo ra, và nước Nga được coi là hậu duệ của “đế chế độc ác”. NATO đã chuyển đổi lặng lẽ để hình thành học thuyết về an ninh tập thể. 

Vậy An ninh tập thể là gì? An ninh tập thể là một khái niệm mơ hồ, không xác định mối đe dọa cụ thể và được thiết kế để chống lại bất kỳ hành động xâm lược nào trên thế giới. Trong sứ mệnh mới này, NATO đã đánh đồng hòa bình và an ninh với việc mở rộng các lợi ích của khối này. 

NATO đã thất hứa với Nga khi tiến hành một cuộc mở rộng quy mô lớn nhằm xâm lấn các quốc gia thuộc quỹ đạo vệ tinh của Liên Xô cũ, trong bối cảnh nước Nga non trẻ khi ấy kiệt quệ cả về kinh tế lẫn quân sự. 

Sự bành trướng của NATO có thể được coi là chiến lược nhằm bao vây Nga, và biến các nước láng giềng thành nước thù địch Nga. NATO đã phát triển từ 16 quốc gia trước khi nước Đức thống nhất (1990) lên thành 30 quốc gia ngày nay, và sắp tới là thêm 2 nước là Phần Lan và Thụy Điển. 

Năm 2008, các nhà lãnh đạo NATO đã hứa hẹn với Ukraine rằng, quốc gia này một ngày nào đó sẽ có cơ hội gia nhập liên minh, thắp lên niềm hy vọng tràn trề ở Kiev.

NATO có lẽ đã cố tình quên đi một thực tế rằng, người Nga sở hữu vùng đất rộng lớn trải dài khắp châu Âu và châu Á qua 9 múi giờ, với dân cư thưa thớt chưa đầy 150 triệu người. Sự lo sợ của Nga không phải là không có cơ sở. 

Nga là một cường quốc lục địa chủ yếu dựa trên đất liền, và chỉ có thể tự bảo vệ mình bằng cách có một vùng đệm với phương Tây. Và Ukraine là vùng đệm hoàn hảo.

Nếu Ukraine trở thành căn cứ của NATO, tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân của NATO chỉ mất từ 5 đến 10 phút có thể hủy diệt Moscow. Đó là mối đe dọa đối với sự tồn vong của một cường quốc quân sự thứ hai thế giới như Nga. 

Và cuộc xung đột Nga – Ukraine hiện tại bắt nguồn từ lỗi “định mệnh” này.

Nga phản ứng

Thực tế Tổng thống Putin không muốn làm “sống lại Liên Xô”. Đó là lời nói dối của truyền thông dòng chính Mỹ. Trong bài diễn văn trước quốc dân Nga  trước khi tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine vào ngày 24/2, Tổng thống Putin đã phê phán Lenin và Stalin đã lập đế chế Liên Xô mà đánh mất lãnh thổ của Nga Hoàng. 

Trong con mắt của các nhà lãnh đạo NATO, Putin là một con người vô cùng bất thường, kiêu ngạo, điên cuồng, và đầy tham vọng. 

Tất nhiên, ông Putin không điên, mà ông ấy là một chiến lược gia lạnh lùng đầy tính toán, và là một nhà lãnh đạo mạnh mẽ, đã đưa nước Nga kiệt quệ trở nên đủ mạnh để đối đầu với các mối đe dọa nghiêm trọng cho an ninh của mình.  

Nước Nga dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Vladimir Putin đã thách thức chủ nghĩa đơn phương của NATO, bằng bài phát biểu của ông ở Hội nghị An ninh Munich lần thứ 43 vào năm 2007. 

Tổng thống Putin cáo buộc Mỹ áp đặt lợi ích của mình lên các quốc gia khác, trách NATO đã phá vỡ lời hứa không mở rộng về phía đông và tuyên bố không đồng ý với nỗ lực của phương Tây nhằm tạo ra một thế giới đơn cực. 

Tất nhiên bài phát biểu này đã khiến NATO liệt Putin vào danh sách kẻ thù.

Kể từ cuộc đảo chính ở Ukraine vào năm 2014 do Mỹ và châu Âu hậu thuẫn, để lật đổ tổng thống được bầu một cách dân chủ, và  cài đặt một nhà lãnh đạo thân NATO, tổng thống Putin đã khởi xướng nhiều dự thảo thỏa thuận với Ukraine và NATO, với các nước thuộc Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), nhưng cơ bản đều bị Mỹ và NATO từ chối. 

NATO đáp trả Nga bằng cách nói rằng, sẽ không có đảm bảo an ninh ràng buộc pháp lý nào bên ngoài NATO, và họ cũng ngày càng mở rộng liên minh tiến gần hơn tới biên giới Nga. 

Thêm nữa, việc chính quyền Kiev tăng cường pháo kích vào khu vực Donbass – nơi có nhiều người nói tiếng Nga sinh sống vào cuối năm 2021, đầu 2022, đã vi phạm nghiêm trọng các Thỏa thuận Minsk ký kết vào tháng 2 năm 2015 và được thông qua bởi nghị quyết của Hội đồng Bảo an.

Đó là điều Nga không thể chấp nhận được. 

Tổng thống Putin đã vạch ra lằn ranh đỏ với Ukraine, khi Nga yêu cầu Mỹ có một sự đảm bảo an ninh, rằng Ukraine và Gruzia sẽ không bao giờ được chấp nhận gia nhập NATO. Tuy nhiên, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã bác bỏ ý kiến ​​này, và khẳng định NATO có quyền đưa nhiều nước hơn vào liên minh. 

Cần lưu ý là, Ukraine thuộc về Nga trong nhiều thế kỷ. Hai quốc gia có nền văn hóa và ngôn ngữ tương đồng và Kyiv từng là thủ đô của đế chế Nga. 

Vì vậy có thể nói, cuộc xung đột trước tiên thuộc về lỗi của NATO. Cuộc chiến của Tổng thống Putin là cuộc chiến bảo vệ nước Nga khi bị đe dọa bởi sự mở rộng của NATO. Tất nhiên việc tấn công một quốc gia có chủ quyền là điều chúng ta khó có thể biện minh.

Tuy nhiên, thay vì tìm kiếm mối quan hệ chặt chẽ hơn với Nga như dưới thời Tổng thống Donald Trump, thậm chí ông Trump còn nói về việc giải tán NATO, thì chính quyền của Tổng thống Joe Biden liên tục chống lại Nga bằng việc mở rộng NATO.

Nga xâm chiếm Ukraine vô cớ?

Có thể nói, truyền thông dòng chính phương tây đã biến câu nói cửa miệng của giới tinh hoa Washington rằng “Nga xâm chiếm Ukraine vô cớ” trở nên phổ biến tới mức khiến công chúng không phân biệt được đâu là sự thật. 

Adolf Hitler từng nói: “Lời nói dối lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ trở thành sự thực”. Hầu hết người dân đều không nhận thức được  thực tế là truyền thông phương Tây được sở hữu và điều hành bởi chính những tập đoàn kiếm được lợi nhuận khổng lồ bằng cách giúp gây ra các cuộc xung đột và sau đó PR để bán những vũ khí cần thiết. (theconversation)

Những bài viết “ác hóa” Putin, hoặc người Nga “gần như được định hướng di truyền” để làm điều ác (finance.yahoo); hay  khẳng định  “Putin muốn đuổi Hoa Kỳ khỏi châu Âu…”

Truyền thông dòng chính như tờ Al Jazeera cũng cho biết: “… chúng ta thường nghe thấy những từ như “ác độc”, “không ổn định” và “thất thường” được dùng để mô tả Vladimir Putin. 

Việc dán nhãn như vậy không phải là hiếm trong thực tế. Đó là một chiến thuật trong các cuộc cạnh tranh từ trước đến nay của chính trị quốc tế – nhằm ma quỷ hóa, biếm họa và làm mất tinh thần các đối thủ chính trị, đồng thời trấn an những người cùng phe với ý thức hệ của bạn. Rốt cuộc, ai muốn đứng về phía một kẻ mất trí?”. 

Hậu quả của quá trình “ác hóa” kéo dài này là cực kỳ nguy hiểm và trở nên nghiêm trọng hơn khi các chính trị gia phương Tây đang cố chứng tỏ để trở thành những người đi đầu phản đối và chống lại cuộc xâm lược “vô cớ” của Nga vào Ukraine.

Hầu như không có mấy những thông tin tỉnh táo đề cập đến các lợi ích cốt lõi của Nga ở Ukraine mà Mỹ và NATO đang xâm phạm. Có rất ít các nhà khoa học khách quan như Giáo sư John Mearsheimer – người đã hiểu đúng ngay từ đầu, khi ông giải thích trên tạp chí Ngoại giao mùa thu năm 2014 rằng: “Tại sao Khủng hoảng Ukraine là Lỗi của phương Tây ”.

Nhưng cũng nhờ truyền thông dòng chính mà chúng ta cũng tìm ra sự thật rằng:

  • 14 năm trước, Đại sứ Mỹ tại Nga khi đó là William Burns (giờ là Giám đốc CIA) đã được Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cảnh báo rằng, Nga có thể phải can thiệp vào Ukraine, nếu nước này trở thành thành viên của NATO. 

Rõ ràng các nhà hoạch định chính sách của Washington đã được báo trước về lằn ranh đỏ của Nga, liên quan đến tư cách thành viên của Ukraine trong NATO. 

Tuy nhiên, vào ngày 3/4/2008, tại hội nghị thượng đỉnh của NATO ở Bucharest đã khẳng định: “NATO hoan nghênh nguyện vọng trở thành thành viên của khối Euro-Đại Tây Dương của Ukraine và Gruzia. Hôm nay chúng tôi nhất trí rằng các nước này sẽ trở thành thành viên của NATO ”. (reuters)

  • Cách đây 8 năm, vào ngày 22/2/2014, chính quyền Obama đã tổ chức một  cuộc đảo chính  ở Kiev – và là “cuộc đảo chính trắng trợn nhất trong lịch sử”, trong chừng mực nó đã được tung lên YouTube 18 ngày  trước đó . Các nhà lãnh đạo mới của Kiev do Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Victoria Nuland lựa chọn và xác định bằng tên trong cuộc trò chuyện công khai trên YouTube với Đại sứ Mỹ tại Kiev, ngay lập tức kêu gọi Ukraine gia nhập NATO.
  • Cách đây 6 năm, vào tháng 6/2016, Tổng thống Putin đã nói với các phóng viên phương Tây về mối quan ngại của ông, rằng các vị trí đặt tên lửa đạn đạo ở Romania và Ba Lan có thể gây ra mối đe dọa đối với lực lượng hạt nhân của Nga. (video
  • Vào ngày 21/12/ 2021, Tổng thống Putin nói với  các nhà lãnh đạo quân sự cấp cao nhất của mình rằng: “Điều cực kỳ đáng báo động là các hệ thống phòng thủ toàn cầu của Mỹ đang được triển khai gần Nga. Các bệ phóng Mk 41, đặt ở Romania và sẽ được triển khai ở Ba Lan, được điều chỉnh để phóng tên lửa tấn công Tomahawk. Nếu cơ sở hạ tầng này tiếp tục phát triển và nếu các hệ thống tên lửa của Mỹ và NATO được triển khai ở Ukraine, chỉ cần  7 đến 10 phút là tới Moscow hoặc thậm chí 5 phút đối với các hệ thống siêu thanh. Đây là một thách thức rất lớn đối với chúng tôi, đối với an ninh của chúng tôi”.
  • Vào ngày 30/12/ 2021, hai ông Biden và Putin đã nói chuyện qua điện thoại theo yêu cầu khẩn cấp của Tổng thống Nga. Thông báo của Điện Kremlin  nêu  rõ: “Ông Joseph Biden nhấn mạnh rằng Nga và Mỹ chia sẻ trách nhiệm đặc biệt trong việc đảm bảo sự ổn định ở châu Âu và toàn thế giới và  Washington không có ý định triển khai vũ khí tấn công ở Ukraine”.

Yuri Ushakov, cố vấn chính sách đối ngoại hàng đầu của Tổng thống Putin chỉ ra rằng, đây cũng là một trong những mục tiêu mà Moscow hy vọng đạt được với các đề xuất đảm bảo an ninh cho Mỹ và NATO. 

  • Vào ngày 12/2/2022, cố vấn Yuri Ushakov thông báo ngắn gọn về cuộc điện đàm giữa ông Putin và Biden vào đầu ngày hôm đó. “Cuộc gọi như một phần tiếp theo của cuộc nói chuyện điện thoại… ngày 30/12 … Tổng thống Nga nói rõ rằng các đề xuất của Tổng thống Biden không thực sự giải quyết các yếu tố trọng tâm, chính trong các sáng kiến ​​của Nga liên quan đến việc không mở rộng NATO, hoặc  không triển khai các hệ thống vũ khí tấn công trên lãnh thổ Ukraine  … Đối với những mục này, chúng tôi có không nhận được phản hồi”.
  • 12 ngày sau khi chính quyền Biden phớt lờ không trả lời những lo ngại về an ninh của Nga, vào ngày 24/2, Nga tấn công Ukraine.

Giới chính trị gia Mỹ luôn khẳng định rằng cuộc tấn công của Nga là “vô cớ”. Truyền thông dòng chính phương Tây cũng lặp lại một cách nghiêm túc cụm từ đó. Hầu hết người Mỹ đều bị giới truyền thông lừa phỉnh như cách đây 20 năm, khi họ được CIA thông báo rằng Iraq sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt. 

Nhưng Nga không phải là Iraq. Và Putin càng không phải là Saddam Hussein. Thực tế, NATO là một tổ chức chiến tranh Lạnh, được duy trì để mang lại lợi thế chính trị cho Chủ nghĩa toàn cầu. Mục đích thực sự của nó chưa bao giờ thay đổi: Đó là tiêu diệt nước Nga.

Xem thêm: Nga thay đổi chiến thuật: OPEC+ tung đòn hiểm