Quan điểm của Chuyên gia quân sự Alexei Leonkov phần nào cũng cho thấy một thực tế, rằng có thể Mỹ và NATO lại tiếp tục ‘câu giờ’ bằng thỏa thuận Minsk 2 như tiết lộ vừa qua của bà cựu thủ tướng Đức Merkel, bằng cách hòa hoãn với Nga để phía Ukraine có thể chờ đợi qua mùa đông và xây dựng lực lượng của họ để tiếp tục chiến sự vào mùa xuân. 

Trả lời phỏng vấn hãng truyền hình NRK của Na Uy, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết khối này lo ngại về khả năng xảy ra xung đột trực tiếp với Nga ngày càng tăng. Theo ông Stoltenberg, tình hình ở Ukraine có thể vượt khỏi tầm kiểm soát, khi ông này nhấn mạnh rằng, bây giờ là “thời điểm định mệnh đối với châu Âu và Na Uy”. 

Cùng thời điểm này,  tờ The Times của Anh trích dẫn một nguồn tin từ Lầu Năm Góc báo cáo rằng, Mỹ đã ngầm ủng hộ các cuộc tấn công của Ukraine bên trong lãnh thổ Nga, và không còn lo ngại những hoạt động như vậy có thể dẫn đến sự leo thang “kịch tính” của Nga. 

Lập trường của Mỹ dường như dựa trên thực tế là cho đến thời điểm này, Nga chưa đáp trả các cuộc tấn công vào lãnh thổ của mình bằng vũ khí hạt nhân hoặc bằng cách tấn công các nước NATO. 

Tờ này có đoạn như sau: “Các cuộc tấn công trả thù của Moscow cho đến nay đều liên quan đến các cuộc tấn công bằng tên lửa thông thường nhằm vào các mục tiêu dân sự. Trước đây, Lầu Năm Góc cảnh giác với việc Ukraine tấn công Nga vì họ sợ Điện Kremlin sẽ trả đũa bằng vũ khí hạt nhân chiến thuật hoặc bằng cách nhắm vào các quốc gia láng giềng NATO.”

Tờ Times lưu ý rằng quân đội Ukraine gần đây, với sự chấp thuận ngầm của Lầu Năm Góc, đã tấn công các căn cứ không quân nằm sâu trong lãnh thổ Nga, bằng cách sử dụng máy bay không người lái, bao gồm cả máy bay trinh sát Tu-141 được sửa đổi cho các mục đích này.

Báo cáo của Times nói rằng Mỹ không “khuyến khích” hoặc “tạo điều kiện” cho các cuộc tấn công của Ukraine bên trong lãnh thổ Nga. Nhưng một quan chức quốc phòng Mỹ nói rằng việc người Ukraine tấn công ở đâu là tùy thuộc vào họ và họ có những hạn chế nhất định trong việc sử dụng vũ khí do Mỹ cung cấp.

Tờ Times trích dẫn lời quan chức Mỹ như sau: “Chúng tôi không nói với Kiev rằng ‘Đừng tấn công người Nga [ở Nga hoặc Crimea].’ Chúng tôi không thể bảo họ phải làm gì. Việc họ sử dụng vũ khí như thế nào là tùy thuộc vào họ”, “Nhưng khi họ sử dụng vũ khí do chúng tôi cung cấp, điều duy nhất chúng tôi nhấn mạnh là quân đội Ukraine phải tuân thủ luật chiến tranh quốc tế và các công ước Geneva.”

Bình luận của quan chức này dường như đánh dấu sự thay đổi trong chính sách của chính quyền Biden, khi trước đây Mỹ đã yêu cầu Ukraine không được sử dụng hệ thống HIMARS để tấn công lãnh thổ Nga. 

Cần lưu ý là, vào tuần trước, phát ngôn viên của Hội đồng An ninh Quốc gia John Kirby đã đưa ra những bình luận  tương tự như sau:

“Khi chúng tôi cung cấp cho họ (người Ukraine) một hệ thống vũ khí, nó thuộc về họ, họ sử dụng nó ở đâu, sử dụng như thế nào, họ sử dụng bao nhiêu đạn dược để sử dụng hệ thống đó. Ý tôi là, đó là quyết định của Ukraine và chúng tôi tôn trọng điều đó”.

Sự thay đổi quan điểm của Washington cũng có thể đồng nghĩa với việc Kiev có thể được cung cấp vũ khí tầm xa, bao gồm tên lửa đạn đạo ATACMS có tầm bắn lên tới 310 km và máy bay không người lái MQ-1C Grey Eagle có thể được trang bị Tên lửa AGM-114.

Liệu có một sự trùng hợp ngẫu nhiên giữa các tuyên bố của Tổng thư ký NATO và những tiết lộ của quan chức Mỹ trên tờ Times? 

Chuyên gia quân sự Alexei Leonkov giải thích, việc tuyên bố của Tổng thư ký NATO xuất hiện gần như đồng thời với bài đăng trên tờ Times chắc chắn không phải là ngẫu nhiên. Nó có thể được coi là hai phần của một lời kêu gọi tối hậu thư của phương Tây dành cho Moscow. 

Vị chuyên gia quân sự này cho biết: “Phương Tây hàm ý muốn nói với Nga: hoặc bạn dừng lại ở vị trí hiện tại và chúng ta cùng ngồi vào bàn đàm phán, hoặc chúng tôi không ngăn cản Ukraine nã pháo vào lãnh thổ Nga, và có nguy cơ đụng độ trực tiếp với NATO”.

Quan điểm của Chuyên gia quân sự Alexei Leonkov phần nào cũng cho thấy một thực tế, rằng có thể Mỹ và NATO lại tiếp tục ‘câu giờ’ bằng thỏa thuận Minsk 2 như tiết lộ vừa qua của bà cựu thủ tướng Đức Merkel, bằng cách hòa hoãn với Nga để phía Ukraine có thể chờ đợi qua mùa đông và xây dựng lực lượng của họ để tiếp tục chiến sự vào mùa xuân. 

Tuyên bố của Tổng thư ký NATO Stoltenberg và lời thừa nhận của các quan chức Mỹ trên tờ Times cho thấy phương Tây đang gia tăng nguy cơ trong cuộc chiến toàn cầu chống lại Nga. 

Trong khi ấy, Phó Chủ tịch Ủy ban Duma Quốc gia về các vấn đề hội nhập Á-Âu, ông  Alexander Boroday cho biết: “Liệu NATO đã sẵn sàng cho một cuộc xung đột trực tiếp với chúng tôi? Có lẽ là chưa. Do đó, họ giao vai trò này cho Ukraine. Nhưng có những kế hoạch tấn công trực tiếp vào Nga từ lãnh thổ của các quốc gia liên minh – và đây là cách mà chúng ta đọc được từ tuyên bố của Tổng thư ký NATO Stoltenberg”. 

Vậy phải chăng tuyên bố của Tổng thư ký NATO Stoltenberg cảnh báo về một cuộc đối đầu trực tiếp với Nga chỉ là đòn tâm lý chiến? 

Liệu có phải NATO đang tin tưởng vào sự mất đoàn kết trong nội bộ lãnh đạo Nga, rằng một số quan chức sẽ lo lắng trước lời đe dọa chiến tranh toàn diện của NATO và sẽ gây áp lên Điện Kremlin để thỏa hiệp? 

Để trả lời câu hỏi này,  Phó Chủ tịch Ủy ban Duma Quốc gia Alexander Boroday cho biết: “Tôi nghĩ tính toán này của Brussels là sai, bởi đa số người dân Nga đều ủng hộ Chiến dịch quân sự đặc biệt của Tổng thống Putin. Nhưng NATO không còn nơi nào để đi: nếu NATO thua Nga ở Ukraine, điều này có nghĩa là khối này trở nên thừa thãi trước con mắt của các quốc gia châu Á và việc tái cấu trúc toàn bộ cấu trúc chính trị quốc tế là cần thiết”. 

Cũng cần lưu ý là, cùng thời điểm này, cựu Thủ tướng Boris Johnson cũng đã có một bài viết gây chấn động trên tờ Wall Street Journal hôm 9/12, trong đó ông lập luận rằng, để có thể kết thúc nhanh hơn cho cuộc chiến ở Ukraine, phương Tây chỉ có cách là cung cấp cho chính quyền Kiev tên lửa tầm xa, cũng như máy bay chiến đấu.

Có thể bạn quan tâm: