Hiện, chính quyền Quảng Ngãi đã tạo điều kiện để 3 anh em về lại quê hương, tìm công việc và cho D. tiếp tục được đến trường. Bà Lập cho biết, căn nhà dột nát của D. cũng đã được mạnh thường quân quyên góp sửa chữa.

Ảnh chụp màn hình báo Pháp Luật và bạn đọc.

Khoảng 21h ngày 21/11, nhận tin báo của quần chúng nhân dân, Công an huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh phát hiện 1 cháu bé tại khu vực Chùa thôn Lạc Nhuế, xã Thụy Hòa, huyện Yên Phong có biểu hiện bất thường. Sau khi đưa về trụ sở Công an huyện, cháu bé trình bày tên là Trương Quang D., 15 tuổi, quê quán Thuận Hòa, Thành Phước, Nghĩa Hành, Quảng Ngãi. 2 tháng làm việc tại quán bánh xèo Miền Trung do Nguyễn Thị Ánh T., 34 tuổi, cùng quê Quảng Ngãi làm chủ, D. liên tục bị T. đánh đập nhiều ngày, nên đã quyết định bỏ trốn.

Ảnh chụp màn hình báo Pháp Luật và bạn đọc.

Sau khi tiếp nhận và tiến hành xác minh ban đầu, ngày 22/11, Cơ quan CSĐT Công an huyện Yên Phong đã ra lệnh khám xét khẩn cấp nơi ở, nơi làm việc và ra quyết định bắt giữ khẩn cấp đối với Nguyễn Thị Ánh T. về hành vi “hành hạ người khác” theo quy định tại điều 140 Bộ luật hình sự. Còn cháu D. được anh trai là Trương Quang Dương, 18 tuổi, chăm sóc tại Trung tâm y tế huyện Yên Phong. Bước đầu tại cơ quan công an, T. đã thừa nhận hành vi đánh cháu D. Nữ chủ quán bánh xèo khai, trong quá trình làm việc, những lúc thấy D. lười biếng, chậm chạp, hay ăn vụng, ở bẩn, luộm thuộm, lại nghi ngờ cháu trộm tiền nên nhiều lần đánh cậu bé này bằng những vật dụng như đánh vẩy cá, dao phụ bếp ở trong bếp ăn.

Ảnh chụp màn hình báo Pháp Luật và bạn đọc.

Ngoài việc đánh D., T. cũng khai nhận trong quán còn có em Võ Văn Đ., 21 tuổi, ở cùng quê Quảng Ngãi, ra làm việc từ tháng 2/2020 cũng nhiều lần bị đối tượng đánh vì hành vi lười làm, hoặc ăn vụng đồ ăn của khách

Ảnh chụp màn hình báo Pháp Luật và bạn đọc.
Ảnh chụp màn hình báo Pháp Luật và bạn đọc.

Trong khi đó, theo lời kể của D,, khoảng một tháng đầu mọi thứ diễn ra bình thường, nhưng tháng tiếp theo, em thường xuyên bị chủ quán đánh đập. “Mỗi lần bực tức hoặc thấy em không làm được việc là cô chủ quán véo tai, tát vào mặt, đá vào người và dùng chày đập đá đánh vào đầu, lưng”, D. nói. Chiều 21/11, nhân lúc bà chủ đi đón con, D. quyết định bỏ trốn, chạy khỏi quán bánh xèo lúc 21h. Khi đang lang thang trên đường ở xã Thụy Hòa, huyện Yên Phong, D. được hai người công nhân nhìn thấy, sau đó được cho ăn uống, tắm rửa và báo công an. Hiện nay, sức khỏe và tinh thần của D. đã ổn định.

Ảnh chụp màn hình báo Pháp Luật và bạn đọc.

Bác sĩ Lê Viết Chính, Trưởng liên khoa Ngoại, Trung tâm Y tế huyện Yên Phong cho biết, D. nhập viện trong tình trạng hốt hoảng, lo lắng, hỏi nhiều khi trả lời không chính xác, người vẫn tỉnh táo, không nôn. Trên mặt bệnh nhi có nhiều vết bầm tím, cẳng tay có vết bỏng do que nóng… Các vết thương này sẽ phải nằm viện điều trị nhiều ngày.

Ảnh chụp màn hình báo Pháp Luật và bạn đọc.

D. kể đây là vết thương do bà chủ dùng dĩa nấu bánh xèo còn nóng nguyên đập thẳng vào cánh tay khiến phồng rộp, chảy máu. Em đã khóc thét van xin nhưng không được. Ngoài ra, T. cũng thú nhận từng dùng ống nước bằng nhựa đánh vào lưng và tay D. vì “kêu cháu làm việc nhưng cháu không làm, còn chống đối”. Bức xúc, T. vào trong lấy cái chày đâm tiêu được làm bằng đá, kêu D. bỏ 2 tay xuống đất, rồi đánh vào 2 tay em. “Cháu không nói năng gì em lại lấy cây cọ chà nhà vệ sinh đánh, rồi lỡ lấy đầu nhọn chọc vô mắt, tai và vành tai rồi đánh 2 bên chân cháu nữa”, T. khai.

Ảnh chụp màn hình báo Pháp Luật và bạn đọc.

Trương Quang Dương, 18 tuổi, anh trai của D. cho biết, cả 2 anh em đều là nhân viên của quán bánh xèo do T. làm chủ. Dương làm ở cơ sở khác, cách quán của em trai vài km. Dương kể, mẹ mất, cha bị tâm thần, nên khoảng tháng 9/2020, thấy em ruột nghỉ học, không có ai quản lý, nên đã đưa em từ quê lên Bắc Ninh xin việc.

Ảnh chụp màn hình báo Pháp Luật và bạn đọc.

Sau khi biết thông tin, nhiều nhà hảo tâm đến bệnh viện tặng cơm, quần áo và ủng hộ tổng số tiền 70 triệu đồng (tính đến sáng 25/11) để em tiếp tục được đi học. Chính quyền xã Yên Trung, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh cắt cử cán bộ luân phiên nhau chăm sóc em D., đồng thời đứng ra nhận hỗ trợ của các mạnh thường quân giúp đỡ em.

Ảnh chụp màn hình báo Pháp Luật và bạn đọc.

Trong ngày 24/11, người thân gần nhất của 2 anh em D. là vợ chồng ông Trương Quang Minh và bà Lê Thị Thu Lập đã ra Bắc Ninh thăm cháu. Khi gặp D. người đầy vết thương, bà Lập đã bật khóc xót xa. Ông bà cũng đã viết đơn nhờ luật sư bảo vệ pháp lý cho cháu.

Hiện, chính quyền Quảng Ngãi đã tạo điều kiện để 3 anh em D. về lại quê hương, tìm công việc và cho D. tiếp tục được đến trường. Bà Lập cho biết, căn nhà của D. cũng đã được mạnh thường quân quyên góp sửa chữa. Bà hy vọng, cơ quan chức năng sớm giải quyết vụ việc để cả gia đình về Quảng Ngãi tiếp tục cuộc sống.