Những tên khủng bố Al-Qaeda đã điều khiển 2 trong số 4 chiếc máy bay đã đâm vào toà tháp phía Bắc và phía Nam cao 110 tầng của khu phức hợp Trung tâm Thương mại thế giới tại thành phố New York, khiến 2 toà tháp này sụp đổ gây ra những vụ cháy khiến tất cả các toàn nhà khác ở đây bị sụp đổ hoàn toàn hoặc một phần. Chiếc máy bay thứ 3 đâm vào Lầu Năm góc gây sụp đổ một phần mặt phía Tây. Còn máy bay thứ 4 dự kiến tấn công vào Washington D.C. nhưng bị rơi xuống một cách đồng tại Pennsylvania khi các hành khách cố gắng khống chế các tên không tặc.

Những tổn hại nặng nề của vụ khủng bố

Vụ khủng bố này khiến cho 2.996 người thiệt mạng và hơn 6.000 người khác bị thương. Không một ai có mặt trên 4 chiếc máy bay này sống sót, tổng số là 265 người. Ngoài ra, số người chết bao gồm 2.606 người có mặt tại Trung tâm Thương mại thế giới và khu vực xung quanh, 125 người ở Lầu Năm Góc. Đa số những người thiệt mạng là dân thường ngoại trừ 343 lính cứu hỏa, 72 sĩ quan hành pháp, 55 sĩ quan quân sự của Mỹ. Hơn 90 quốc gia có công dân bị thiệt mạng trong vụ tấn công này.

Một số tổ chức có con số đau thương nhất đã được công bố, ngân hàng đầu tư Cantor Fizgerald L.P có trụ sở làm việc trên các tầng 101–105 của Tòa tháp Bắc đã mất 658 nhân viên, công ty Marsh Inc nằm ngay dưới Cantor Fitzgerald ở tầng 93 đến 100, mất 358 nhân viên, và 175 nhân viên của Aon Corporation đã thiệt mạng.

Nhớ lại sự kiện 11/9: Thảm kịch và tấm gương thầm lặng
Lầu năm góc bị sụp một phần ở phía tây toà nhà (Ảnh: Wikipedia)

Khi máy bay thứ 3 đâm vào Lầu Năm Góc, cánh cửa máy bay đã làm đổ nhiều cột đèn và động cơ phải của nó đã đâm vào một máy phát điện trước khi đâm vào khu vực tây của tòa nhà. Phần trên của thân máy bay đã bị nghiền nát khi va chạm, trong khi phần giữa và đuôi tiếp tục di chuyển. Mảnh vỡ từ phần đuôi đã đâm sâu nhất vào tòa nhà, xuyên qua 94m của ba trong số năm vòng của tòa nhà.

Ngoài những mất mát về con người, vụ khủng bố này đã kéo theo những hệ luỵ lớn, sàn giao dịch Phố Wall đóng cửa đến ngày 17/09. Nhiều địa điểm, sự kiện đã đóng cửa, sơ tán do lo sợ các cuộc khủng bố tiếp theo. Việc dọn dẹp đổ nát của Trung tâm thương mại Thế giới đến tận tháng 05/2002 mới hoàn thành xong. Đến tận 18/11/2006, quá trình xây dựng lại Trung tâm thương mại thế giới được khởi công và đến ngày 03/11/2014 chính thức mở cửa.

Những ngày sau khi vụ tấn công xảy ra, các buổi tưởng niệm được tổ chức trên khắp thế giới. Còn ngay nơi xảy ra thảm kịch, ảnh của các nạn nhân xuất hiện được đặt ở mọi chỗ. Một người có mặt ở đó thuật lại rằng “không có cách nào tránh khỏi những khuôn mặt của các nạn nhân vô tội. Ảnh của họ hiện diện khắp mọi nơi, tại trạm điện thoại, đính vào trụ đèn đường, trên tường trạm xe điện ngầm. Mọi thứ ở đây khiến tôi liên tưởng đến một đám tang vĩ đại, mọi người buồn bã và lặng lẽ, nhưng rất thân ái với nhau. Trước đó, New York cho tôi cảm giác lạnh lẽo, nhưng bây giờ mọi người tìm đến giúp đỡ lẫn nhau”.

Hành động hỗ trợ thầm lặng của người nổi tiếng

Bên cạnh những câu chuyện ám ảnh về sự kiện 11/9, thì những hành động đáng nhớ và đáng khâm phục vẫn được rất nhiều người nhớ đến. Ngày 12/9/2001, nam diễn viên nổi tiếng nước Mỹ, Steve Buscemi đã đến trạm cứu hoả nơi mình từng làm việc, yêu cầu trở lại vị trí cũ và làm việc suốt 12 giờ đồng hồ như các lính cứu hoả khác để tìm kiếm người sống sót và giải cứu những người bị thương trong đống đổ nát. Trước đó, vào năm 1980 đến 1984, Steve đã học và làm nghề lính cứu hoả.

Tuy nhiên, Steve Buscemi đã thầm lặng làm việc này không cần ghi công, lúc đó chẳng ai biết được người từng tích cực tham gia vào lực lượng cứu hoả lại chính là tài tử Steve Buscemi, người nổi tiếng với hàng loạt bộ phim Đế chế ngầm, Khách sạn huyền bí…

Nhớ lại sự kiện 11/9: Thảm kịch và tấm gương thầm lặng
Tài tử nổi tiếng nước Mỹ Steve Busceme đã thầm lặng quay trở lại nghề cứu hoả vào ngày 12/09/2001

Mãi đến tháng 9/2013, một bài đăng trên trang Facebook của Brotherhood Of Fire đã tiết lộ cho cả thế giới biết rằng nam diễn viên Hollywood năm xưa từng tình nguyện hợp tác và giúp đỡ rất tận tình trong suốt quá trình giải cứu các nạn nhân. Sau đó, Steve có chia sẻ rằng “Đây là một đặc quyền để tôi có thể giúp đỡ người khác. Thật tuyệt vời khi được trở lại nơi tôi từng làm việc cùng với những anh em mà tôi đã gắn bó nhiều năm. Tôi cảm thấy bản thân mình thật sự hữu ích khi tham gia cứu người bị nạn. Tôi không nghĩ ngợi về việc này nhiều, nó cứ xảy ra như cách mà tôi mong mỏi thôi.”

Sự kiện 11/9 đã qua đi được 19 năm nhưng những dư âm của cuộc khủng bố tồi tệ vẫn còn lại trong các gia đình mất người thân, hãy cùng lên tiếng và hành động để chấm dứt các vụ khủng bố ở bất cứ hình thức nào, hãy khơi dậy thiện niệm giữa con người với con người. Ngày mai luôn làm một ngày mới.