Các nhà phân tích cảnh báo các kho dự trữ khí đốt của châu Âu chỉ đủ đáp ứng nhu cầu trong hai tháng đỉnh điểm của mùa đông, trong khi nguồn cung khí hóa lỏng (LNG) hiện nay chủ yếu chỉ mang tính tạm thời. 

Vụ nổ giá lạnh đầu tiên ở châu Âu đã bắt đầu khi luồng không khí lạnh từ Bắc Cực đã tràn vào lục địa vốn đang trong cơn khủng hoảng năng lượng này. Thời tiết lạnh giá tại châu Âu đã nhanh chóng đẩy giá khí đốt và năng lượng tự nhiên lên cao mức kỷ lục. 

Hôm thứ hai, băng tuyết đã bao phủ nhiều thành phố châu Âu và dự báo thời tiết lạnh này sẽ tiếp tục kéo dài cho đến hết tuần này. Khu vực Tây Bắc Âu và Trung Âu đang ghi nhận nhiệt độ trung bình thấp hơn nhiều so với bình thường, dẫn đến nhu cầu sưởi ấm tại các khu dân cư và các trung tâm thương mại tăng vọt.

Ở khu vực Tây Bắc Âu, nhiệt độ vào khoảng âm 1 độ C trong tuần này, thấp hơn so với nhiệt độ trung bình trong vòng 30 năm qua. Chỉ số khủng hoảng năng lượng của tờ Bloomberg cho thấy, kho lưu trữ của châu Âu đang giảm dần khi nhu cầu khí đốt tăng. 

Klaus Muller, lãnh đạo Cơ quan Mạng lưới Liên bang Đức chịu trách nhiệm phân bổ khí đốt theo định mức nếu cần thiết, đã chỉ trích người Đức vì không tích cực tiết kiệm năng lượng trong tuần trước. Giá điện ở Pháp, Đức, Ý và Anh tăng vọt do chi phí sản xuất điện tăng cao, theo The Guardian.

Các nhà phân tích cảnh báo các kho dự trữ khí đốt của châu Âu chỉ đủ đáp ứng nhu cầu trong hai tháng đỉnh điểm của mùa đông, trong khi nguồn cung khí hóa lỏng (LNG) hiện nay chủ yếu chỉ mang tính tạm thời. 

Chưa hết, Giám đốc điều hành Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) Fatih Birol cảnh báo hôm 12/12 rằng, “Mùa đông này, có vẻ như chúng tôi đang gặp khó khăn,” mặc dù có “một số vết thâm tím về kinh tế và xã hội”. Tuy nhiên, ông nói thêm rằng “cuộc khủng hoảng vẫn chưa kết thúc và năm tới có thể… khó khăn hơn nhiều so với năm nay”.

Theo IEA, EU phải đối mặt với khả năng thiếu hụt khí đốt tự nhiên lên tới 30 tỷ mét khối, do mất nguồn cung cấp khí đốt từ Nga và thị trường khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) eo hẹp, cũng như nhu cầu của Trung Quốc sẽ tăng trở lại khi Bắc Kinh mở cửa lại nền kinh tế, tờ Aljazeera đưa tin. 

Hiện mọi con mắt sẽ đổ dồn vào tốc độ giải ngân kho lưu trữ khí đốt của châu Âu và châu lục này sẽ chống chọi thế nào nếu đợt lạnh này kéo dài. Khi băng tuyết mới đổ xuống nước Anh chỉ mới có vài ngày, xứ sở sương mù đã cho thấy một bầu không khí khẩn cấp khi mạng lưới điện quốc gia đã hụt hơi. 

Băng tuyết xuất hiện khiến giá điện ở Anh tăng cao kỷ lục

Nước Anh hiện đang chìm trong màn sương mù và bị băng tuyết tấn công, khi các sân bay buộc phải đóng cửa và hệ thống đường sắt, đường bộ bị ảnh hưởng nặng nề, theo The Guardian. 

Cùng với Scotland, vương quốc Anh đang phải trải qua nhiệt độ thấp nhất, với nhiệt độ giảm xuống dưới -15 độ C đã tăng áp lực cực lớn lên hệ thống lưới điện nước này. 

Lượng gió và ánh sáng ban ngày tối thiểu đã khiến sản lượng điện từ các nguồn tái tạo của Anh giảm mạnh, dẫn đến việc mạng lưới điện quốc gia phải dựa vào nhiên liệu hóa thạch để duy trì hoạt động chiếu sáng vào thời điểm lạnh nhất trong năm. 

Vì vậy, giá năng lượng ở Anh đã đạt đỉnh cao kỷ lục vào hôm 12/12 khi nhiệt độ giảm xuống dưới 0 độ. Giá năng lượng bán buôn đạt 1.650 bảng Anh mỗi MWh, cao hơn nhiều so với mức giá trung bình hàng năm là 200 bảng Anh mỗi MWh, do sự kết hợp của thời tiết lạnh, sự khan hiếm khí đốt và hiệu suất đặc biệt thấp của các nguồn năng lượng tái tạo như gió và mặt trời.

Theo mạng lưới điện quốc gia National Grid của Vương quốc Anh, các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời và gió, mà chính phủ Anh đã tập trung cải thiện trong những năm gần đây, đang tạo ra lượng điện năng thấp, dẫn đến sự phụ thuộc nhiều hơn vào hóa thạch nhiên liệu để duy trì cho nguồn điện trên khắp đất nước.

Hôm 12/12, nhà điều hành hệ thống điện National Grid cho biết, với nhiệt độ và tốc độ gió thấp, năng lượng gió chỉ tạo ra 7,6% sản lượng điện của Anh, năng lượng mặt trời chỉ đóng góp 1,8 %, Than chiếm 3,9% nguồn cung cấp điện cho Anh, trong khi nhiên liệu hóa thạch chiếm tới 62% sản lượng điện trong 24 giờ qua, nhiều hơn năng lượng hạt nhân 14,4%, năng lượng gió và sinh khối 4,9%. 

Vì vậy có thể nói, nước Anh nói riêng và châu Âu nói chung còn lâu mới có thể loại bỏ khí đốt của Nga ra khỏi giỏ năng lượng của nước này.

Thời tiết giá lạnh dẫn đến nhu cầu sưởi ấm tăng vọt tại Anh, đã đẩy lưới điện Quốc gia Anh vào tình thế khẩn cấp, thậm chí National Grid còn lên kế hoạch khởi động hai nhà máy nhiệt điện than ở chế độ chờ khẩn cấp để cung cấp thêm năng lượng cho lưới điện. Nước Anh là thế, còn Pháp thì sao?

Người Pháp được khuyên không nên “sợ hãi”

Tổng thống Emmanuel Macron không ngừng nhắc nhở rằng ông đang lãnh đạo một cường quốc. Nhưng có lẽ đây cũng là lần đầu tiên ông phải tuyên bố một điều hệ trọng khi đất nước của ông bước vào thời điểm nhức nhối: Đó chính là mùa đông với một cuộc khủng hoảng năng lượng đang ập đến nước này. 

Tại hội nghị thượng đỉnh ở Albanian Tirana hôm 6/12, Tổng thống Macron đã mất bình tĩnh và lớn tiếng nói: “Chúng tôi là một đất nước tuyệt vời, chúng tôi có năng lượng tuyệt vời, Chúng tôi sẽ cầm cự bất chấp chiến tranh. Tôi chỉ yêu cầu mọi người hãy quan tâm đến công việc kinh doanh của họ”.

Rõ ràng người Pháp đang lo sợ về sự cố mất điện sắp tới, và Tổng thống Pháp đã phải trấn an họ như sau: “Công việc của EDF là điều hành các nhà máy điện. Công việc của chính phủ là lập kế hoạch. (…) Những viễn cảnh đáng sợ đó không dành cho tôi. Tất cả chúng ta phải đoàn kết và tiến lên phía trước”.

Điều đáng nói là, một đất nước tuyệt vời với ngành năng lượng tuyệt vời như Pháp đã không thể khởi động các lò phản ứng của nhà máy điện hạt nhân trong một tháng qua, nhưng lại có thể hồ hởi nhanh chóng thực thi chương trình Năng lượng Xanh viển vông và đầy tốn kém. 

Người dân Pháp hiện đang được các quan chức nhắc nhở hạn chế mức tiêu thụ điện càng nhiều càng tốt, và trong trường hợp xấu nhất sẽ phải dùng đến biện pháp cắt điện luân phiên kéo dài. 

Mất điện có thể ảnh hưởng đến giao thông vận tải, đến việc rút tiền qua ATM, và các trạm xăng sẽ không hoạt động, ngoại trừ những nơi có máy phát điện. Vì vậy, “chính quyền địa phương đã khuyến cáo người Pháp hạn chế di chuyển trong giờ mất điện”.

Chính phủ Pháp ước tính mất điện có thể ảnh hưởng tới 60% dân số. Thậm chí Kênh truyền hình TF1 còn hướng dẫn người dân cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh hoặc tủ đông trong trường hợp bị cắt điện. 

Lần đầu tiên, người Nga không bị đổ lỗi là bên chịu trách nhiệm về mọi thứ, mà là chính quyền Pháp của chính họ, những người đã “dọa dẫm người dân bằng những viễn cảnh vô lý trong tương lai liên quan đến khả năng mất điện vào mùa đông này. Tổng thống  Macron đã kêu gọi người dân không “hoảng sợ” trước nguy cơ bị cắt điện, thậm chí đánh giá rằng họ có thể tránh được nếu mức tiêu thụ giảm 10%.

Nhưng một khi băng tuyết bao phủ bên ngoài ngôi nhà của người dân Pháp, chính quyền Tổng thống Macron lấy gì đảm bảo việc người dân không đồng loạt bật máy sưởi để sưởi ấm? Giữa một bên yêu cầu phải tiết kiệm năng lượng và một bên bảo vệ sức khỏe, người dân Pháp sẽ chọn lựa làm gì?

Có thể bạn quan tâm: