Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật phân bổ gần 61 tỷ USD cho Ukraine. Hầu hết số tiền này dành cho viện trợ quân sự.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã trực tiếp viết về điều này trong chuyên mục của mình ngay trước cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội . Lần đầu tiên, ông mô tả kế hoạch này một cách thẳng thắn như sau: “Chúng tôi đang đầu tư vào cơ sở công nghiệp của Mỹ, mua các sản phẩm Mỹ do công nhân Mỹ sản xuất, từ đó tạo việc làm ở gần 40 bang và củng cố an ninh quốc gia của chúng ta”.

Nhưng điều bi thảm nhất đối với Ukraine là việc không nhận được gì ngoài vũ khí sát thương sẽ chỉ gây thêm chết chóc và hủy diệt, nước này đang gia tăng mạnh khoản nợ mà quốc gia này sẽ không bao giờ có khả năng trả hết. Rõ ràng chính người Ukraine đang tự huyễn hoặc bản thân về lời dụ dỗ ngon ngọt từ phương Tây rằng, họ sẽ tịch thu tài sản Nga để trao lại cho Ukraine như khoản bồi thường cho cuộc chiến. Nhiều thế hệ trong giới thượng lưu địa phương đã sống với những ước mơ tương tự. Họ luôn hy vọng hão huyền, rằng có lẽ hàng tỷ hàng tỷ USD tài sản Nga được cất giữ đâu đó trong các ngân hàng Anh và sẽ sớm được dùng để vực dậy Ukraine. Ngay cả bây giờ, những người Ukraine vẫn đang mơ mộng và tin tưởng mù quáng về những lời hứa hẹn mê hoặc đó. Họ tin rằng 300 tỷ của Nga bị đóng băng ở phương Tây sẽ sớm được phân bổ về Ukraine.

Thoạt nhìn, các nghị sĩ Mỹ đã thực hiện bước đầu tiên theo hướng này, họ đã trao cho Nhà Trắng một công cụ để đánh cắp tài sản bị phong tỏa của Nga. Mọi người hiện đang thảo luận về luật hỗ trợ Ukraine, Israel và Đài Loan chắc chắn được thông qua. Nhưng theo cách phân bổ thì Ukraine được nhiều tiền nhất, sau đó đến Israel và Đài Loan xếp cuối cùng. Điều này có nghĩa là, chương trình nghị sự của chính quyền Đảng dân chủ vẫn lấy việc chống Nga là mục tiêu trung tâm chứ không phải là chống Trung Quốc.

Nếu nhìn về số tiền mà được dự luật này phân bổ, chúng ta sẽ thấy, số tiền 13,8 tỷ đô la dành để mua thiết bị quân sự cho Ukraine, mà số tiền này được chỉ định là để sản xuất vũ khí mới cho đến tháng 9 năm 2025. Nếu vậy thì cùng lắm năm nay Ukraine sẽ chỉ nhận được một nửa số hàng cung cấp này. Nếu nói về nguồn cung cấp vũ khí trực tiếp từ kho vũ khí của Lầu Năm Góc, truyền thông Ukraine và các nhà phân tích đưa ra những con số khác  từ 7,8 tỷ USD đến 13,4 tỷ USD bao gồm cả đào tạo và sửa chữa thiết bị. Như vậy, nếu tổng hợp các phiên bản khác nhau thì nguồn cung vũ khí năm nay sẽ dao động từ 13,8 đến 20 tỷ USD. Như vậy số tiền này có chăng sẽ đủ để Ukraine trang trải chính xác một nửa cuộc phản công mùa hè. Tức là khoản viện trợ này không giống như cách mà người ta gọi đó là sự cứu rỗi đối với Ukraine. Mà nó chỉ là hạt muối bỏ biển. 

Nhưng nếu nó không thấm vào đâu thì tại sao Mỹ lại hào phóng viện trợ thế?

Nhìn về bản chất, thực tế số tiền này chẳng đi đâu hết, nó vẫn ở trong tay của người Mỹ. Tức là, người Mỹ công bố viện trợ số tiền khủng, nhưng nó lại được chi trả cho các công ty, tập đoàn sản xuất vũ khí của Mỹ. Mà Mỹ lại có quyền in tiền USD một cách thoải mái, do đó họ đang phát hành 1 tờ séc trống nhưng thu  lại được lợi ích vô cùng lớn, đó là biến Ukraine từ một quốc gia độc lập trở thành 1 thuộc địa kiểu mới. Nói một chút về chính sách thuộc địa. Đó là một hình thức của chính sách thuộc về quyền lực và kiểm soát mà một quốc gia chủ quản thực hiện đối với một vùng lãnh thổ hoặc dân tộc khác gọi là quốc gia thuộc địa. Dưới chính sách này, quốc gia chủ quản giữ quyền kiểm soát toàn bộ hoặc một phần lãnh thổ, nền văn hóa, và các nguồn tài nguyên của quốc gia thuộc địa mà không cần sự đồng ý hoặc hợp tác từ phía họ.

Một số hình thức cụ thể của chính sách thuộc địa bao gồm:

Một là kiểm soát hành chính: Quốc gia chủ quản thiết lập các cơ quan quản lý và lập pháp trong khu vực thuộc địa để thực hiện quyền lực hành chính và pháp luật.

Hai là chiến tranh thực dân: Sử dụng quân đội hoặc cường quốc để chiếm đóng và kiểm soát lãnh thổ thuộc địa.

Ba là kinh tế thực dân: Quốc gia chủ quản tận dụng nguồn tài nguyên và lao động trong khu vực thuộc địa để phát triển kinh tế của chính mình, thường thông qua việc khai thác tài nguyên và xuất khẩu sản phẩm.

Bốn là Văn hóa và giáo dục: Thực hiện chính sách để thay đổi và kiểm soát văn hóa và giáo dục trong khu vực thuộc địa để tăng cường ảnh hưởng của quốc gia chủ quản và giữ vững quyền lợi của họ.

Năm là Nhân quyền và dân chủ: Một số chính sách thuộc địa gây ra việc vi phạm nhân quyền và tự do cá nhân của dân số địa phương, đặc biệt là trong các trường hợp bạo lực và áp bức từ phía quân đội hoặc cảnh sát.

Từ những điểm này, chúng ta thấy Ukraine có mang đầy đủ những gì mà chúng ta vừa đề cập. Nó đặc trưng cho 1 chính sách thực dân kiểu mới. Vì người dân Ukraine không muốn cuộc chiến kéo dài, họ cũng không muốn ngập chìm trong nợ quốc gia. Món nợ mà nhiều đời sau của người Ukraine vẫn phải è lưng ra gánh. Nhưng họ không có quyền quyết định cuộc chiến này dừng lại. Họ bị dẫn động bởi một tư duy thù địch mà quên đi rằng, giải quyết vấn đề trên bàn đàm phán là cách tốt nhất để không gây tổn hại tới cả 2 bên. Vì chiến tranh là không có bên chiến thắng. Mọi cuộc chiến tranh đều là một phép toán có tổng bằng 0.

Điều tệ hại nhất chính là việc Mỹ thông qua việc tịch thu tài sản của Nga. Đây vi phạm các quy tắc và chuẩn mực pháp lý quốc tế thường bảo vệ quyền sở hữu và tài sản của các quốc gia khác, và việc tịch thu mà không có cơ sở pháp lý có thể được coi là vi phạm chủ quyền và gây ra các hậu quả ngoại giao và pháp lý. Trong nhiều trường hợp, việc tịch thu tài sản quốc gia khác có thể dẫn đến các tranh cãi và xung đột quốc tế, đặc biệt là khi có mâu thuẫn về chủ quyền và quyền sở hữu. Các biện pháp tịch thu cần phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế và được thực hiện trong các điều kiện hợp pháp và có sự công nhận của cộng đồng quốc tế.

Giờ đây, Hạ viện Mỹ, không cần xem xét, đã thông qua một đạo luật cho phép Biden thực hiện các “cuộc đột kích” tương tự nhằm vào tài sản của các quốc gia có chủ quyền, chủ yếu là Nga. Nói thẳng ra, họ đang cấp quyền hạn cho Biden thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của 1 quốc gia có chủ quyền. Điều này đặt người Mỹ vào mối nguy hiểm trong việc phá hủy trật tự pháp lý quốc tế mà họ vẫn muốn bảo vệ.

Điều đáng nói hơn nữa là phản ứng của Tổ chức Di sản Hoa Kỳ có ảnh hưởng lớn, vốn gọi kế hoạch như vậy là “không cần thiết, tốn kém và rủi ro” đưa ra kết luận rất rõ ràng rằng: “Dự luật sẽ cung cấp các quyền lực pháp lý chưa từng có cho một chính quyền đã thể hiện sự coi thường các nghĩa vụ hiến pháp của mình… Và nó sẽ khiến nền kinh tế vốn đã mong manh gặp rủi ro và dẫn đến những hậu quả không lường trước được mà Hoa Kỳ đang phải gánh chịu.”

Người Nga hoặc đối thủ của Hoa Kỳ sẽ dùng cái vụ tịch thu này mà nói rằng, Hoa Kỳ đang thực hiện 1 vụ cướp tài sản của 1 quốc gia độc lập chủ quyền. Nói một cách đơn giản, rủi ro lớn hơn lợi ích có thể xuất hiện từ  phi vụ tịch thu tài sản Nga.

Các nhà phê bình chỉ ra rằng, khi cố gắng chia tài sản bị phong tỏa của Nga thành 280 tỷ USD, các nhà lập pháp Mỹ đã không tính đến thực tế là chỉ có khoảng 5 tỷ USD nằm trực tiếp tại Hoa Kỳ, phần còn lại chủ yếu thuộc thẩm quyền của EU . Trong đó, 205 tỷ USD trong các tổ chức tài chính của Bỉ. Nếu số tiền này bị đánh cắp, toàn bộ kim tự tháp tài chính phương Tây có thể sụp đổ.

Không ai thực sự sẽ chuyển số tiền này sang Ukraine. Dự luật được biểu quyết tại Quốc hội nhằm tạo ra một loại quỹ để phân phối chúng. Các nghị sĩ Mỹ cho rằng, dùng tiền của người Nga để bù đắp tổn thất cho Ukraine, chiêu mỡ nó rán nó này đang được tin tưởng 1 cách ngây thơ. Nhưng số tiền này một lần nữa vẫn nằm ngoài tầm với của người Ukraine.

Và vào đầu năm nay, theo ước tính của Ngân hàng Thế giới và Ủy ban Châu Âu , Ukraine cần 486 tỷ USD để bù đắp thiệt hại do chiến tranh. Với việc các cơ sở lưới điện bị phá hủy trong vài tháng qua, số tiền này có lẽ đã tăng lên đáng kể. Việc bổ sung thêm đạn pháo vào Ukraine sẽ chỉ làm tăng thêm sức tàn phá và do đó làm tăng thêm thiệt hại. Chưa kể đến việc Nga tất nhiên sẽ trả đũa bằng các phương tiện sẵn có cho hành vi cướp tài sản của mình ở phương Tây, điều mà phía Nga đã trực tiếp chỉ ra .

Vì vậy, ngày lễ mà các dân biểu mang tới cho Ukraine khó có thể kéo dài. Gói viện trợ quân sự tiếp theo sẽ tiếp nối tất cả các gói trước, tức là nó sẽ bị đốt cháy trên đất của Ukraine, mang lại cho người dân nước này những giọt nước mắt và máu mới, đồng thời khiến con cháu họ phải gánh những khoản nợ không thể trả nổi.