Phóng viên nước ngoài đưa tin về thảm họa Trịnh Châu bị chửi bới, đe dọa tính mạng
Câu lạc bộ phóng viên nước ngoài tại Trung Quốc (FCCC) ngày 27/7 cho biết nhiều thành viên của hội đã bị cản trở, bị chửi bới khi tác nghiệp tại Trịnh Châu, khu vực vừa trải qua đợt mưa lũ hiếm có. Một số người thậm chí còn bị truy lùng và bị dọa giết.
- Đường hầm Trịnh Châu: Xe buýt bịt kín vải đen được kéo ra khỏi hiện trường
- Video: Giàn nổi Trung Quốc bị nghiêng suýt lật úp, nhiều người rơi xuống biển
- Vụ ngập tàu điện ngầm Trung Quốc: Nhân chứng sống kể lại tình tiết
Tờ The Guardian hôm 27/7 đưa tin FCCC báo động về tình trạng các phóng viên nước ngoài đang phải đối mặt với sự đe dọa ngày càng tồi tệ tại Trung Quốc, thường dưới sự điều khiển của các quan chức chính phủ và tổ chức nước này.
FCCC cũng cáo buộc một số cơ quan và truyền thông nhà nước Trung Quốc khuyến khích các hành động cản trở và quấy rối phóng viên nước ngoài.
Tổ chức này cho biết thêm rằng người Trung Quốc làm việc cho các hãng thông tấn nước ngoài cũng bị đe dọa, một số người bị chửi là “gián điệp, phản quốc” trên mạng xã hội.
“Những luận điệu tuyên truyền của các tổ chức liên kết với ĐCSTQ gây nguy hiểm cho sự an toàn của các nhà báo nước ngoài ở Trung Quốc và cản trở việc đưa tin tự do. FCCC thất vọng và mất tinh thần trước sự thù địch ngày càng tăng đối với truyền thông nước ngoài ở Trung Quốc, tâm lý này được củng cố bởi chủ nghĩa dân tộc đang trỗi dậy được các quan chức và tổ chức Trung Quốc khuyến khích”, FCC nói trong thông cáo.
Tổ chức phóng viên không biên giới (RSF) cũng cho biết họ “kinh hoàng” trước sự quấy rối xảy ra gần đây.
Đám đông bao vây chất vấn phóng viên nước ngoài
Các phóng viên của Los Angeles Times và Deutsche Welle của Đức bị bao vây bởi một đám đông giận dữ khi tác nghiệp tại Trịnh Châu vào ngày 24/7. Một số phóng viên khác cũng nói rằng họ gặp tình huống tương tự trong khi tác nghiệp về tình hình mưa lũ tại Trung Quốc.
Phóng viên Alice Su cho biết lúc cô đang ở khu vực có chợ dưới lòng đất và lắng nghe chia sẻ của những người buôn bán tại đây thì bất ngờ bị một đám đông “tập kích”.
Còn phóng viên Mathias Boelinger mô tả đám đông đã chửi bới và xô đẩy anh, cáo buộc anh “bôi nhọ Trung Quốc”. Anh cho hay dường như đám đông đã nhầm lẫn anh với phóng viên Robin Brant của đài BBC. Boelinger nghĩ rằng có một chiến dịch “săn lùng các phóng viên BBC” đang diễn ra tại Trung Quốc.
Đoạn video ghi lại cảnh “đối đầu” với nam phóng viên Mathias Boelinger của Deutsche Welle lan truyền trên mạng.
诬陷、诬蔑、造谣、攻击,老外也听不懂呀! pic.twitter.com/2iJQKJPknK
— 刘晓原 (@liu_xiaoyuan) July 25, 2021
Tờ Thời Báo Hoàn Cầu, cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ đã trực tiếp chỉ ra rằng, các bài tin của BBC về thảm họa ở Trịnh Châu đều là tin đồn thất thiệt, làm mất uy tín của Trung Quốc.
Trong thông cáo ngày 27/7, FCCC cho biết các phóng viên của tờ Los Angeles Times và BBC đã nhận được các tin nhắn dọa giết sau sự việc hôm 24/7.
Trịnh Châu ban hành mật lệnh, cấm người dân trả lời phỏng vấn
Tờ China Digital Times đã đưa tin về các chỉ thị bị rò rỉ của chính phủ Trung Quốc cho các phương tiện truyền thông là: không báo cáo các số liệu không chính thức hoặc “có giọng điệu đau buồn quá mức”, và cảnh báo người dân không được trả lời phỏng vấn.
Ngoài ra, ban quản lý của đường hầm Kinh Quảng, thành phố Trịnh Châu cũng đưa ra một thông báo gây nghi ngờ: “Chủ đề nhạy cảm đường hầm Kinh Quảng dễ thu hút sự quan tâm mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế và khơi dậy những suy đoán của dư luận. [Do đó], đề nghị cơ quan quản lý khu vực cử nhân viên đến từng hộ buôn bán dọc theo tuyến phố, nhắc nhở họ cảnh giác cao độ và không tự ý tiếp nhận phỏng vấn của báo chí nước ngoài khi chưa được phép”. Thông báo này còn đặc biệt lưu ý rằng, “Chú ý cách thức làm việc: không được sử dụng WeChat để thông báo, mà cần trực tiếp đến từng hộ thông báo miệng”.
Theo The Guardian, tâm lý thù địch với truyền thông nước ngoài tăng cao do tinh thần chủ nghĩa dân tộc đang dâng lên mạnh mẽ tại Trung Quốc, “điều này khiến việc tác nghiệp tại Trung Quốc trở nên rủi ro và khó khăn hơn trước”.
Tờ Vision Time bình luận rằng, do con số thương vong lần này quá nặng nề, nên mọi vấn đề liên quan đến đường hầm Kinh Quảng đã được quân đội ĐCSTQ tiếp quản, toàn bộ lực lượng cứu hộ địa phương đã được sơ tán. Điều này cho thấy thảm họa tại đường hầm ở Trịnh Châu đã tăng lên mức “bí mật quốc gia”, và ngoại giới sẽ không bao giờ biết được rốt cuộc bao nhiêu người đã bị chôn vùi trong đường hầm.