Thị trường bất động sản của Trung Quốc có thể nói không khác gì một quả bom chuẩn bị phát nổ, bởi đang ở một mức độ bấp bênh chưa từng có do lượng hàng tồn kho quá lớn và nhu cầu rất ít. Tất cả chỉ vì kinh tế suy giảm và còn lý do nào khác nữa?

Có một điều mà hầu hết mọi người không xem xét đến là việc thiếu nhu cầu nhà ở thực sự có thể là do “số lượng các cuộc hôn nhân giảm” ở nước này.

Tờ South China Morning Post chỉ ra rằng, sự hồi sinh của ngành bất động sản “sẽ không hiệu quả” mặc dù chính phủ Trung Quốc có thể cắt giảm chi phí nợ và giảm bớt áp lực tài chính cho các nhà phát triển, nhưng không thể phục hồi tỷ lệ kết hôn.

Tờ này lưu ý cách hôn nhân đã tạo ra nhu cầu cho thị trường nhà ở như sau:

Ngành công nghiệp này đã có sự kết hợp đáng kinh ngạc giữa khối lượng nhà ở rất lớn và giá cao trong một thời gian dài, một phần là do động lực độc đáo của thị trường hôn nhân hiện đại của Trung Quốc – những người đàn ông muốn kết hôn phải sở hữu tài sản, tốt nhất là không mắc nợ.

Cha mẹ và ông bà của người đàn ông (chú rể tương lai) có xu hướng tham gia, thường xuyên cạn kiệt tiền tiết kiệm của họ. 

Gia đình cô dâu tương lai không có áp lực tài chính, thường sẽ thúc đẩy việc mua sắm bất kể giá cả thế nào.

Khoản nợ đôi khi được dùng để cắm vào khoản thiếu hụt tiền mặt, vay mượn dưới danh nghĩa của bố mẹ chú rể. Nhu cầu như vậy đã trở thành một trụ cột của thị trường bất động sản.

Báo cáo sau đó lưu ý rằng các cuộc hôn nhân đã giảm xuống mức thấp kỷ lục 7,6 triệu cặp vào năm ngoái, bằng một nửa so với thời kỳ đỉnh cao vào năm 2013. 

Ở Trung Quốc, gánh nặng tài chính cho nhà ở theo truyền thống thuộc về chú rể, điều này đã đóng vai trò như một luồng gió cho thị trường bất động sản. 

Quan niệm truyền thống cho rằng đàn ông là trụ cột gia đình, phải làm công to, việc lớn như kiếm tiền để nuôi cả nhà, xây nhà. Còn nhiệm vụ của phụ nữ là làm việc nhà, chăm con, giữ gìn hạnh phúc gia đình.

Nhưng giờ đây, hôn nhân ngày càng đắt đỏ và nhu cầu cũng “giảm mạnh”. Những quan niệm truyền thống về hôn nhân như “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ” và có trách nhiệm tài chính giờ đây đang bị trào lưu sống hiện đại tự do nghi ngờ và tẩy chay.

Sự thay đổi xã hội theo xu hướng tự do, ít rằng buộc đã khiến một bộ phận đổ xô sở hữu tài sản tập thể. 

Tác giả Andy Xie viết rằng ngành bất động sản của Trung Quốc đơn giản đang trở thành một “thây ma” – và “nhiều chính quyền địa phương” cũng vậy.

Và trong khi tác giả đưa ra lập luận để Trung Quốc tái cấu trúc nền kinh tế của mình, Trung Quốc không chắc sẽ làm như vậy, ông nói. 

Thay vào đó, ông dự đoán một viễn cảnh mờ mịt trước khi thị trường nhà ở ‘hot’ trở lại.

Andy Xie nói rằng, nếu mọi cuộc hôn nhân đều dẫn đến việc mua bất động sản trong nước, và nếu các cuộc hôn nhân không giảm thêm nữa, sẽ vẫn mất khoảng 10 năm nữa để Trung Quốc giải quyết hết hàng tồn kho trên thị trường. 

Xem thêm: Sau tuyên bố của TT Putin: Ông Tập yêu cầu quân đội TQ chuẩn bị cho các cuộc chiến tranh sắp tới