Những nỗ lực của Chính quyền Biden nhằm đẩy nhanh quá trình gia nhập NATO của Thụy Điển đã thất bại, khi Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục sử dụng đặc  quyền của mình để từ chối sự chấp thuận trừ khi Thụy Điển đáp ứng các yêu cầu của nước này.  

Dù vậy Tổng thống Biden vẫn tỏ ra lạc quan khi hàm ý rằng tư cách thành viên NATO của Thụy Điển là không thể đảo ngược. Cùng với Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, Tổng thống Biden đã đánh giá thấp Tổng thống Recep Erdogan khi tin rằng, chỉ cần Thụy Điển đáp ứng chiều chuộng Thổ Nhĩ Kỳ một chút, tức là sẽ dẫn độ một số chiến binh người Kurd sang Thổ Nhĩ Kỳ là Tổng thống Erdogan sẽ chấp thuận cho Thụy Điển gia nhập NATO. 

Tuy nhiên, theo thời gian Tổng thống Erdogan đã mở rộng các điều kiện của mình bao gồm yêu cầu Thụy Điển phải dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Thổ Nhĩ Kỳ, tham gia cuộc chiến chống lại các chiến binh người Kurd cũng như dẫn độ giáo sĩ Hồi giáo Fethullah Gulen đang sống ở Mỹ – người mà Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc chủ mưu âm mưu đảo chính năm 2016, được cho là có sự hậu thuẫn của Mỹ.

Rõ ràng là cả Mỹ và Thụy Điển đều bất ngờ trước những yêu cầu này của Thổ Nhĩ Kỳ. 

Cần phải nhấn mạnh là, NATO đã cung cấp tư cách thành viên cấp tốc siêu tốc cho Thụy Điển và Phần Lan  và hành động như thể hai quốc gia Bắc  u này sẽ được bỏ phiếu nhanh chóng. Thổ Nhĩ Kỳ là nhân tố khó lường nhất khi nhanh chóng tuyên bố rằng họ sẽ từ chối chấp nhận đơn đăng ký của hai nước này, nhưng tỏ vẻ ủng hộ ngay trước cuộc họp của NATO vào cuối tháng 6 năm ngoái.

Tờ The Guardian của Anh cho biết: 

“Sau một thời gian đàm phán căng thẳng, Jens Stoltenberg, tổng thư ký của Nato, cho biết…:  “Tôi vui mừng thông báo rằng chúng tôi hiện đã có một thỏa thuận mở đường cho Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO.”

Ông nói thêm: “Thổ Nhĩ Kỳ, Phần Lan và Thụy Điển đã ký một bản ghi nhớ giải quyết các mối quan ngại của Thổ Nhĩ Kỳ, bao gồm xung quanh việc xuất khẩu vũ khí và cuộc chiến chống khủng bố”.

Có lẽ Tổng Thư ký NATO vui mừng hơi quá sớm, bởi biểu quyết chấp nhận đơn đăng ký NATO và biểu quyết phê duyệt tư cách thành viên NATO  là hai vấn đề hoàn toàn riêng biệt. Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary vẫn chưa chấp thuận phê duyệt Thụy Điển/Phần Lan vào NATO. 

Hiện Quốc hội của Hungary vẫn chưa thông qua và giới quan sát phương Tây nhận định rằng, các quan chức thân Nga ở Hungary đã cố tình trì hoãn việc này. 

Còn đối với Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Erdogan đã từ chối với lý do chờ đợi Thụy Điển thực hiện các cam kết, trong đó có việc dẫn độ tất cả các cá nhân cụ thể mà nước này yêu cầu. Trang EUObserver cho biết:

“Thổ Nhĩ Kỳ đã yêu cầu Thụy Điển dẫn độ 33 phần tử ly khai người Kurd và những người có liên quan đến “FETÖ” – tên gọi của Ankara dành cho những người theo Fethullah Gülen, một nhà lãnh đạo Hồi giáo sống ở Mỹ, người mà Tổng thống Erdoğan cáo buộc đã tổ chức một cuộc đảo chính thất bại vào năm 2016. Thụy Điển cho đến nay mới chỉ dẫn độ hai cá nhân.”

Trên thực tế, Thụy Điển đã báo hiệu rằng họ khó có thể thực hiện được cam kết với Thổ Nhĩ Kỳ khi viện dẫn “phải tuân thủ luật pháp Thụy Điển và luật pháp quốc tế trong các vấn đề dẫn độ”.

Như vậy thỏa thuận đã thất bại khi Thụy Điện từ chối dẫn độ Fethullah Gülen mà Tổng thống Erdogan coi là một nhân vật quan trọng trong âm mưu đảo chính chống lại ông hồi năm 2016.

Chính quyền Tổng thống Erdogan kiên trì đường lối cứng rắn khi tiếp tuc kêu gọi Thụy Điển hành động nhiều hơn về vấn đề  dẫn độ để được gia nhập NATO. Nói cách khác, Tổng thống Erdogan đã nhắc nhở Thụy Điển rằng, họ cần phải làm theo yêu cầu để có được lá phiếu ủng hộ của Thổ Nhĩ Kỳ. 

Tổng Thư ký NATO Stoltenberg đã phản ứng nghiêm khắc khi nói rằng, “Tôi tin tưởng rằng Thụy Điển sẽ trở thành thành viên của NATO. Tôi không muốn đưa ra một ngày chính xác khi điều đó xảy ra. Cho đến nay, đây là một quá trình thành viên hiếm có, bất thường và nhanh chóng. Thông thường, phải mất vài năm”. 

Trong khi ấy, một thông cáo báo chí hôm 9/1 của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết hiệp ước an ninh song phương giữa Mỹ và Thụy Điển sẽ được ký kết. Điều đó có nghĩa là, chính quyền Biden không cần chờ đợi việc Thụy Điển chính thức gia nhập NATO, mà sẽ đơn giản cho rằng Thụy Điển là một đồng minh trên thực tế của NATO!

Đây là một điều khá bất thường và không khác gì phớt lờ quyền biểu quyết của Thổ Nhĩ Kỳ. Đương nhiên Thổ Nhĩ Kỳ cũng có nhiều đòn bẩy để chơi tất tay với NATO.

Có thể bạn quan tâm: