Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 lan rộng toàn cầu, các nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản đang thúc đẩy đa dạng chuỗi cung ứng dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Thỏa thuận tự do thương mại giữa Việt Nam và EU mở ra những cơ hội kinh tế mới, giảm sự phụ thuộc của Việt Nam và các nước châu Âu vào đất nước tỷ dân này.

 Theo đó, thỏa thuận tự do thương mại giữa EU và Việt Nam (viết tắt là EVFTA), sẽ có hiệu lực vào tháng 07/2020, theo đó cắt giảm hoặc loại bỏ 99% thuế quan đối với hàng hóa được giao dịch giữa Việt Nam và EU, đối với ngành dệt may  77,3% thuế quan sẽ được loại bỏ sau 5 năm và 22,7% còn lại sau 7 năm. Theo Chủ tịch Phòng Thương mại Châu Âu tại Việt Nam, Nicolas Audie, EVFTA được ký đúng vào “một thời điểm thuận lợi cho các công ty châu Âu”.

Ông Nicholas cũng là một luật sư, ông làm việc ở Việt Nam từ năm 1995, ông nhận xét rằng “Các công ty của Châu Âu sẽ sớm tiếp cận tốt hơn với Việt Nam, thị trường tiêu dùng trung lưu đang phát triển, cũng như các lĩnh vực dịch vụ phát triển mạnh như giáo dục đại học, viễn thông và ngân hàng”.

Theo Ủy ban Châu Âu, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ hai của EU tại ASEAN  sau Singapore với thương mại trị giá 49,3 tỷ euro  (tương đương 56 tỷ USD) cho hàng hóa và hơn 3 tỷ euro cho các dịch vụ. Tổng nhập khẩu và xuất khẩu sang Trung Quốc ở mức 517,26 tỷ USD, theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam.

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) đã được Nghị viện châu Âu bỏ phiếu thông qua – ảnh: chụp màn hình video FPNC.

Về phía Việt Nam, Hiệp định tự do thương mại này sẽ mở ra cơ hội cho các dịch vụ của Việt Nam như  bưu chính, ngân hàng, vận tải và mua sắm công cộng. Đây là thỏa thuận thứ hai của EU với một thành viên của ASEAN.

Việt Nam có thay thế được Trung Quốc với tư cách là nguồn cung ứng cho các quốc gia trên thế giới?

Một nhà kinh tế cấp cao Trinh Nguyễn, làm việc cho Ngân hàng tại Natixis, một ngân hàng doanh nghiệp và đầu tư của Pháp, người từng gọi Việt Nam là một “ngôi sao xuất khẩu của Châu Á”, cho biết sự gia tăng xuất khẩu của Việt Nam là do EVFTA sẽ chuyển bớt sự phụ thuộc nguồn hàng từ hoạt động sản xuất của Trung Quốc.

Để giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, ông Trinh Nguyên cho biết, Việt Nam cần thúc đẩy đào tạo, cải thiện chất lượng giáo dục đại học và nội địa hóa các nhà cung cấp.

Đánh giá việc sản xuất của Việt Nam, các nhà kinh tế của Ngân hàng Natixis cho biết sự phụ thuộc của Việt Nam vào hàng nhập khẩu của Trung Quốc đã tăng lên trong những năm qua. Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, ngành dệt may Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào nguyên liệu từ Trung Quốc. Đơn cử như năm 2019, Việt Nam nhập khẩu 11,52 tỷ USD nguyên liệu dệt may đầu vào trong khi chỉ xuất khẩu thành phẩm dệt may trị giá 1,59 tỷ USD sang Trung Quốc. 

ảnh – Wikimedia Commons

Ông Trinh Nguyễn cho biết, thỏa thuận EVFTA đã quy định quy tắc xuất xứ đối với hàng dệt may sẽ buộc nhiều Việt Nam phải tự chủ động nhiều hơn về nguồn nguyên liệu, đây có thể được coi là mối lo ngại ngắn hạn đối với ngành dệt may Việt Nam  vì hiện tại việc nhập khẩu nguyên liệu đầu vào từ Trung Quốc có giá thành rẻ hơn.

Căng thẳng thương mại đang diễn ra giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc về các vấn đề  khiến các quốc gia kêu gọi đa dạng hóa chuỗi cung ứng nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào nhà máy sản xuất tại Trung Quốc.

Vào năm 2018, một số quốc gia đã bắt đầu chuyển một số chuỗi sản xuất và cung ứng ra khỏi Trung Quốc khi Washington và Bắc Kinh bắt đầu chiến tranh thương mại.  Các nhà phân tích cho biết, Việt Nam đã được hưởng lợi, nhưng chỉ có giới hạn nhất định về mức độ lợi nhuận, lực lượng lao động của Việt Nam chỉ bằng 7% so với Trung Quốc.

Ông Trinh Nguyễn cho biết thêm: “Việt Nam sẽ chỉ có thể hấp thụ các lĩnh vực như dệt may, giày dép và điện tử. Và ngay cả trong lĩnh vực điện tử, sản xuất đòi hỏi phải huy động lực lượng lao động lớn, Việt Nam không thể đạt được quy mô lao động mà Trung Quốc có cũng như các mối liên kết cung ứng hiện có”.

Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á tại Đại học Tế Nam, Trung Quốc, Deng Yingwen, cho biết không nên hy vọng rằng các nhà đầu tư và nhà sản xuất nước ngoài rút hết khỏi Trung Quốc và chuyển đến Việt Nam.

 Ông phân tích rằng: “So với Trung Quốc, thị trường Việt Nam rất nhỏ với dân số 100 triệu người, chỉ lớn hơn một chút so với khu vực tự trị phía tây nam Trung Quốc, Quảng Tây. Các công ty nước ngoài khó có khả năng di dời khỏi Trung Quốc do thị trường Trung Quốc rộng lớn và năng lực sản xuất lớn”, Deng Yingwen nói.

Giáo sư Quan hệ Quốc tế của Đại học Bắc Kinh, Zhai Kun, cho biết EVFTA mang lại lợi ích đáng kể cho Việt Nam khi Việt Nam đáp ứng các yêu cầu khắt khe hơn về chất lượng hàng hóa nhập khẩu vào EU và Việt Nam được hưởng các lợi ích từ giảm thuế, ông nói: “Việt Nam được coi là điểm đến lý tưởng nhất cho các nhà máy sử dụng nhiều lao động ở Trung Quốc do lợi thế về vị trí, các biện pháp ưu đãi cho đầu tư nước ngoài và năng suất lao động”.  ông Zhai nói.

Tuy nhiên,  ông Zhai cho biết không phải tất cả các lĩnh vực sản xuất đều có thể dễ dàng chuyển sang Việt Nam.

Hiện tại, các doanh nghiệp tại Việt Nam đang tập trung vào những lợi ích có được từ thỏa thuận FTA. như Bloomberg đưa tin, Việt Nam đang hướng tới tăng trưởng GDP hơn 5% trong năm 2020, cao hơn mức 2,7% mà IMF đã dự báo, nhưng thấp hơn so với năm ngoái 7%. Việt Nam cũng không nên chủ quan về việc các hợp đồng sẽ chuyển hết từ Trung Quốc về Việt Nam sau khi hiệp định này có hiệu lực.