Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksiy Reznikov tin rằng các máy bay chiến đấu F-16 mà phương Tây hứa hẹn có thể được các phi công Ukraine sử dụng lần đầu tiên vào mùa xuân tới

F-16 đem đến hy vọng tạo ‘bước ngoặt lớn’

Reznikov nói với tờ Bild : “Tôi có thể nói rằng điều này có thể xảy ra vào mùa xuân năm tới, vì chúng tôi đã bắt đầu các khóa đào tạo cho phi công, kỹ sư và kỹ thuật viên của mình”.

Đồng thời, ông nói thêm cần chuẩn bị cơ sở hạ tầng cho máy bay F-16 ở Ukraine. Bộ trưởng nói: “Có thể sẽ mất ít nhất sáu tháng, có thể lâu hơn một chút”.  Reznikov đưa ra nhận định rằng việc sử dụng máy bay chiến đấu F-16 sẽ là “bước ngoặt lớn” trong cuộc xung đột.

Ba Lan và Litva có thể ‘đánh úp’ Ukraine

Các lực lượng vũ trang của Ba Lan và Litva có thể xâm chiếm lãnh thổ Ukraine mà không có sự đồng ý của NATO. Ý kiến ​​này được cựu cố vấn Lầu Năm Góc, Đại tá Douglas McGregor bày tỏ .trong một cuộc phỏng vấn được đăng vào Chủ Nhật, ngày 27 tháng 8 trên kênh YouTube Dialogue Works. 

Ông nói: “Điều tồi tệ nhất là hiện nay có những xác nhận rằng người Ba Lan và người Litva quan tâm đến việc can thiệp, điều mà họ tuyên bố sẽ tự mình thực hiện, bỏ qua NATO”.

McGregor nhấn mạnh rằng những kế hoạch như vậy tiềm ẩn mối nguy hiểm nghiêm trọng. Theo ông, ngay cả khi cả hai nước hành động mà không có sự phối hợp với NATO, quân đội của họ sẽ bị coi là một phần của tổ chức, đồng nghĩa với việc can thiệp sẽ kéo liên minh này vào cuộc đụng độ trực tiếp với quân Nga. 

Trước đó, vào ngày 24 tháng 8, McGregor lưu ý rằng Warsaw muốn trở thành người đứng đầu một đế chế rộng lớn trải dài dọc biên giới Nga. Theo ông, chính quyền Ba Lan tự coi mình là chủ nhân của một đế chế mở rộng ra hầu hết Ukraine và Belarus.

Tổng thống Zelensky đòi phương Tây 5 tỷ USD

Trong phỏng vấn với truyền hình, khi nói về gợi ý bầu cử ở Ukraine bởi Nghị sĩ Mỹ Graham Lindsey, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói có thể tiến hành bầu cử tổng thống và quốc hội trong khi có thiết quân luật, nhưng ông cần tài trợ của phương Tây cho việc này, ít nhất 5 tỷ đô la Mỹ, và ngỏ ý cần điều chỉnh luật sao cho những người Ukraine ở hải ngoại do tị nạn chiến tranh cũng được tham gia, theo Reuters.

Nam diễn viên Sean Penn tặng tượng vàng Oscar cho ông Zelensky trong chuyến thăm Kiev (ảnh: Daily Mail).

Ông Zelensky trước đó nhiều lần tỏ ý rằng bầu cử ở Ukraine —gồm cả bầu cử đại biểu Quốc hội, và bầu cử tổng thống— sẽ không được tiến hành trong thời gian thiết quân luật đang có hiệu lực. Theo như lịch trình giả thuyết nếu không có chiến tranh, thì bầu cử Quốc hội sẽ là vào tháng 10/2023 và bầu cử tổng thống là vào tháng 3/2024.

Hải quân Mỹ thề đẩy lùi Trung Quốc ở Biển Đông

Chỉ huy hạm đội triển khai tiền phương lớn nhất của Hải quân Hoa Kỳ được cho là đã phản ứng trước cuộc đối đầu gần đây giữa các tàu Trung Quốc và Philippines ở Biển Đông bằng cách cam kết đẩy lùi hành động gây hấn được cho là của lực lượng Bắc Kinh trong khu vực.

Hãng tin RT hôm 27/8 dẫn nguồn tin từ Reuters cho biết, Phó Đô đốc Karl Thomas, chỉ huy Hạm đội 7 của Mỹ, hôm Chủ nhật đã đảm bảo với Philippines về sự ủng hộ của Washington trong việc chống lại “hành vi hung hăng” của Trung Quốc. 

Thomas đưa ra nhận xét của mình khoảng ba tuần sau sự cố trong đó Cảnh sát biển Trung Quốc triển khai vòi rồng chống lại các tàu Philippines đang cố gắng tiếp tế cho một tàu chiến mà Manila đã cố tình neo đậu trên một bãi cạn tranh chấp ở Biển Đông vào năm 1999.

Thomas nói với Reuters rằng: “Lực lượng của chúng tôi ở đây là có lý do”, “Bạn phải thách thức những người đang hoạt động trong vùng xám. Khi họ ngày càng tiến xa hơn và dồn ép bạn, bạn phải đẩy lùi họ, bạn phải ra khơi và hành động”.

“Thực sự không có ví dụ nào về hành vi hung hăng xác đáng hơn hành động xảy ra hôm 5/8”, Thomas nói thêm, đề cập đến sự việc hải cảnh Trung Quốc xịt vòi rồng vào tàu tiếp tế Philippines tại bãi Cỏ Mây trên Biển Đông.

Đồng thời, Thomas cho biết bản thân đã thảo luận với Phó đô đốc Alberto Carlos, người đứng đầu Bộ tư lệnh phía Tây Philippines phụ trách giám sát Biển Đông, “để hiểu những thách thức của ông ấy là gì nhằm tìm cơ hội giúp đỡ ông ấy”.

Ông nói: “Chúng tôi chắc chắn chia sẻ nhiều thách thức. Vì vậy, tôi muốn hiểu rõ hơn cách ông ấy nhìn nhận các hoạt động mà ông ấy chịu trách nhiệm. Và tôi muốn đảm bảo rằng ông ấy hiểu những gì tôi có”.

Thomas cho hay hôm 26/8 ông đã lên chuyến bay từ Manila “để đi ra ngoài và khám phá Biển Đông”.

Hạm đội 7 của Hoa Kỳ, có trụ sở chính tại Nhật Bản, vận hành tới 70 tàu chiến, sở hữu khoảng 150 máy bay và hơn 27.000 thủy thủ. Họ hoạt động trên diện tích 124 triệu km2 từ các căn cứ ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore.

Căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc leo thang kể từ khi ông Ferdinand Marcos Jr. nhậm chức tổng thống ở Manila vào năm ngoái. Marcos đã xây dựng mối quan hệ quốc phòng chặt chẽ hơn với Mỹ và khẳng định các yêu sách lãnh thổ của đất nước ông ở Biển Đông. Ví dụ, Philippines đã đặt phao dẫn đường xung quanh quần đảo Trường Sa vào tháng 5, khẳng định yêu sách của mình đối với khu vực mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền.

Philippines đã giành được chiến thắng trước Trung Quốc vào năm 2016, sau khi Tòa Trọng tài quốc tế (PCA) phán quyết rằng yêu sách của Bắc Kinh về chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông là không có cơ sở pháp lý.