Tòa án tối cao ‘khép hồ sơ’ vụ kiện gian lận bầu cử cuối cùng của ông Trump
Tòa án tối cao Hoa Kỳ hôm 8/3 đã bác bỏ thách thức kết quả bầu cử tổng thống 2020 ở bang Wisconsin, đơn kiện còn lại cuối cùng của cựu Tổng thống Donald Trump, theo Epoch Times.
- Thẩm phán Michigan khôi phục vụ kiện gian lận phiếu bầu sau cuộc điều tra máy bỏ phiếu Dominion
- Texas triển khai lính Vệ binh Quốc gia và quân đội chống lại chính sách của của Biden
- Trung Quốc kêu gọi chính quyền Biden đảo ngược ‘hành vi nguy hiểm’ của ông Trump
Cũng trong ngày 8/3, tòa án tối cao đã bác đơn kiện liên quan đến bầu cử do đồng minh của ông Trump là luật sư Lin Wood đệ trình. Ông Lin Wood từng yêu cầu tòa án chặn cuộc bầu cử vào thượng viện ngày 5/1 của Georgia, mà sau đó các đảng viên Dân chủ đã giành chiến thắng cả hai ghế và giành quyền kiểm soát thượng viện..
Tòa án đã bác bỏ đơn kháng cáo của ông Trump mà không đưa ra giải thích gì.
Trong đơn kiện đệ trình vào ngày 30/12/2020, ông Trump kiện Ủy ban bầu cử Wisconsin, lập luận rằng ủy ban đã vi phạm Hiến pháp Hoa Kỳ khi thiết lập các quy tắc bỏ phiếu qua thư mà không có sự chấp thuận của cơ quan lập pháp tiểu bang. Trong đơn, ông Trump đã tìm cách kháng cáo phán quyết bất lợi ngày 24/12/2020 của Tòa phúc thẩm số 7.
Ông Trump cáo buộc ủy ban và các quan chức bầu cử địa phương “đã sử dụng các hộp bỏ phiếu vắng mặt trái phép, bất hợp pháp” và cho phép nhân viên phòng phiếu sửa chữa giấy chứng nhận nhân chứng bỏ phiếu vắng mặt.
Trong bản kiến nghị, ông Trump đã thách thức các quy tắc theo Điều khoản Bảo vệ Bình đẳng của Tu chính án thứ 14 và Điều khoản Đại cử tri trong Điều II của Hiến pháp Hoa Kỳ, cho phép các cơ quan lập pháp của bang kiểm soát cách thức chỉ định các đại cử tri của mỗi bang.
Sau khi ông Biden được chứng nhận là người chiến thắng ở bang Wisconsin và nhậm chức tổng thống, ông Trump vẫn tiếp tục khởi kiện và nộp một bản tóm tắt bổ sung vào ngày 9/2, nói rằng vụ việc là cần thiết để ngăn chặn các tình huống tương tự trong các cuộc bầu cử tổng thống tương lai. Hơn nữa, ông Trump lập luận rằng những người vi phạm luật ở Wisconsin và những nơi khác bằng cách thay đổi thủ tục bỏ phiếu vào phút cuối cần có biện pháp răn đe để ngăn cản những hành vi sai trái trong tương lai.
“Cửa hẹp trong đó các tranh chấp pháp lý có thể được giải quyết sau cuộc bầu cử tổng thống có ý nghĩa ủng hộ việc áp dụng học thuyết ‘có khả năng lặp lại’ để giải quyết các vấn đề có khả năng tái diễn. Nếu không, các tổ chức phi nhà nước có thể được khuyến khích thực hiện nhiều thay đổi vào phút cuối đối với luật bầu cử của bang trái với Điều khoản về cử tri trong các cuộc bầu cử tổng thống trong tương lai”, trích dẫn bản tóm tắt ngày 9/2.
Tòa án Tối cao cuối cùng không đồng ý với quan điểm này, từ chối yêu cầu xét xử vụ kiện của ông Trump. Lệnh của tòa án được đưa ra vài tuần sau khi họ từ chối một số thách thức bầu cử khác, bao gồm thách thức về phán quyết của tòa án bang Pennsylvania kéo dài thời hạn chấp nhận phiếu bầu vắng mặt.