Trung Nam Hải khẩn thiết yêu cầu Mỹ dỡ bỏ hạn chế nhập cảnh đối với các đảng viên Trung Quốc
Trong cuộc họp tại Bắc Kinh với Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Sherman hôm 26/7, giới chức Trung Quốc đã mạnh tay đề xuất “danh sách sửa lỗi” dành cho Mỹ. Trong đó, điều đầu tiên là yêu cầu “Mỹ dỡ bỏ vô điều kiện hạn chế thị thực đối với các thành viên ĐCSTQ và gia đình của họ”, đồng thời dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với các nhà lãnh đạo, quan chức và các cơ quan chính phủ Trung Quốc.
- Ủy ban Olympic điều tra 2 VĐV Trung Quốc đoạt huy chương vàng đeo huy hiệu Mao
- Thăm Việt Nam, PTT Harris dự kiến phản đối yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông
Tại sao vậy? Một số nhà quan sát nhận định rằng nó có thể liên quan đến những lo lắng của ĐCSTQ về việc bị đánh bại trở lại nguyên dạng trong một sớm một chiều, vì vậy mà ông Tập Cận Bình đứng ngồi không yên, theo Sound of Hope.
Theo các phương tiện truyền thông, trong bối cảnh quan hệ Trung-Mỹ căng thẳng, những người ngoài cuộc cho rằng chuyến thăm Trung Quốc của Sherman có mục đích ngăn chặn cuộc đối đầu giữa hai nước biến thành xung đột quân sự. Tuy nhiên, ĐCSTQ dường như không cảm thấy căng thẳng.
Ngay từ đầu, có một lý do cho điều này.
Một số người tin rằng lý do khiến ĐCSTQ không thể chần chừ việc yêu cầu Mỹ dỡ bỏ hạn chế thị thực cho các thành viên ĐCSTQ và gia đình của họ là vì tham nhũng. Hầu hết các thành viên gia đình và tài sản của các quan chức cấp cao của ĐCSTQ đều ở Mỹ, và việc không thể nhập cảnh vào nước này sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến cuộc sống của họ. Các biện pháp hạn chế nhập cảnh và trừng phạt của Mỹ đã chạm tới điểm yếu của ĐCSTQ.
Nhà bình luận ở hải ngoại Trương Kiệt (Zhang Jie) nhận định rằng, đòn giáng vào bộ máy quan liêu của ĐCSTQ bằng các hạn chế nhập cảnh của Mỹ có thể không phải vấn đề mà ông Tập Cận Bình muốn giải quyết, mặc dù các hạn chế về thị thực nhập cảnh đã thực sự làm mất lòng các quan chức cấp cao ở Trung Nam Hải. Điều mà ông Tập thực sự lo lắng là mức độ sẵn sàng gia nhập đảng của người dân Trung Quốc giảm mạnh, và làn sóng thoái đảng có thể xảy ra .
Trương Kiệt phân tích rằng, trước hết, đa số người Trung Quốc muốn học tập và đi du lịch ở Mỹ và các nước phương Tây. Các hạn chế nhập cảnh của Mỹ không chỉ ảnh hưởng đến các thành viên của các tổ chức trực thuộc hoặc liên kết của ĐCSTQ, mà nó còn ảnh hưởng đến thế hệ quan chức thứ hai, tiểu phấn hồng và Đoàn thanh niên Cộng sản, nó cũng bao gồm các hiệp hội Trung Quốc giúp ĐCSTQ đoàn kết ở nước ngoài.
Thứ hai, lệnh cấm của Mỹ đã khiến một số đảng viên ĐCSTQ đã học tập và định cư ở nước ngoài rút khỏi đảng vì nhiều lý do khác nhau, dẫn đến số lượng đảng viên 95 triệu mà ĐCSTQ tự hào bị sụt giảm nghiêm trọng.
Điều thứ ba và quan trọng nhất là lệnh cấm của Mỹ đã làm lung lay nền tảng cầm quyền của ĐCSTQ, và đưa ĐCSTQ trở lại nguyên dạng chỉ sau một đêm. Người Trung Quốc đã bắt đầu hiểu rằng ĐCSTQ chỉ giống như “người qua đường” trên thế giới.
Vương Đan, một nhà hoạt động dân chủ ở nước ngoài, phân tích rằng việc chính phủ Mỹ xử lý việc nhập cư và nhập cảnh của các thành viên ĐCSTQ là “đòn chính xác và nặng nề nhất” mà Mỹ đã giáng vào ĐCSTQ cho đến nay.
Với thời gian tích lũy và thực hiện cụ thể, hiệu quả của chính sách này sẽ rất lớn, và nếu Mỹ tiếp tục một cuộc tấn công có chủ đích như vậy vào ĐCSTQ sẽ khiến nó thực sự phải trả giá đắt, thậm chí có thể sụp đổ.
Vương Đan cho rằng trước hậu quả nghiêm trọng như vậy, ông Tập Cận Bình có thể không nóng lòng sao?