Trừng phạt mù quáng: Châu Âu đi về đâu?
Khi cuộc xung đột Ukraine tiếp tục, có một câu hỏi yêu cầu các chính trị gia châu Âu cần phải trả lời nhanh chóng: Phải chăng việc phải ủng hộ Ukraine bằng mọi giá, như thế mới là thể hiện đạo đức hơn là sự cần thiết bảo vệ phúc lợi công dân của nước mình?
Sự ủng hộ mù quáng của các chính trị gia châu Âu đối với các chính sách của Mỹ trong cuộc xung đột Ukraine, và những hậu quả kinh tế, chính trị mà nó gây ra, đang đưa đẩy châu Âu đến kết cục không mong muốn: Đó là sự tan rã của Liên minh châu Âu.
Đặt cược vào sự thất bại của quân đội Nga và sự sụp đổ của Tổng thống Putin, EU đã hối hả theo sau cuộc chiến kinh tế do chính quyền Joe Biden dẫn đầu để chống lại Nga. Hơn chục nghìn lệnh trừng phạt được áp đặt lên Nga, vượt xa các lệnh trừng phạt nhằm vào bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, nhưng tất cả đã thất bại.
Ngoài tác động tiêu cực đến người tiêu dùng và các doanh nghiệp vừa /nhỏ do hóa đơn năng lượng tăng, các lệnh trừng phạt của EU đối với Nga đang gây ra thiệt hại không thể bù đắp cho nền kinh tế châu lục.
Hàng loạt các công ty sản xuất sắp phá sản hoặc chuyển ra nước ngoài bởi chi phí năng lượng thấp hơn. EU đối mặt với việc nhiều nhà máy, cơ sở kinh doanh buộc phải đóng cửa, dẫn đến suy thoái cán cân thương mại, khiến đồng Euro bị xói mòn nghiêm trọng và phá hủy lợi thế cạnh tranh sản xuất của lục địa được xây dựng trong nhiều thập kỷ.
Một cuộc suy thoái nghiêm trọng tất không thể tránh khỏi, nhiều khả năng sẽ xảy ra trong những tháng tới.
Tất cả đều bắt nguồn từ các quyết định của EU ủng hộ Ukraine dưới danh nghĩa dân chủ, pháp quyền và các giá trị phương Tây, để chống lại một hành động quân sự của Nga, vốn luôn bị coi là vô cớ và bất hợp pháp.
EU dường như cũng lo ngại về sự bất ổn của các biên giới sau Thế chiến II – hay đúng hơn là các biên giới quốc gia sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Các quan chức EU đã bày tỏ lo ngại vô căn cứ rằng, các hành động của Nga ở Ukraine là màn dạo đầu cho các hành động gây hấn hơn nữa ở Châu Âu.
Sâu xa hơn, thông qua các hành động chống Nga, giới chức sắc châu Âu dường như đã được giải phóng khỏi một nỗi sợ hãi vô hình: Đó là chứng sợ người Nga. Rõ ràng, nước Nga dưới sự lãnh đạo của tổng thống Putin khác với thời Liên Xô trước kia.
Để bảo vệ Ukraine một chiều của mình, EU đã không sẵn lòng công nhận tính chất nội chiến của cuộc xung đột Ukraine, cũng như không quan tâm đến những lo ngại về an ninh chính đáng của người Nga trong nhiều năm.
Cội nguồn của cuộc xung đột bắt nguồn từ việc chính quyền Kiev đã ngược đãi dân số nói tiếng Nga của Ukraine ở vùng Donbass, kể từ khi chính quyền Obama tài trợ cho cuộc đảo chính Ukraine vào năm 2014.
EU đã bỏ qua những sai sót nghiêm trọng của chính phủ Ukraine hiện tại, vốn được xác định là chính quyền tham nhũng, bịt miệng các đảng đối lập và thực hiện một hệ tư tưởng dân tộc cực đoan.
Đáng buồn thay, EU đã không có khả năng phán đoán độc lập và tự nguyện dấn mình vào cuộc xung đột Ukraine như là cánh tay đắc lực cho chương trình nghị sự của giới tinh hoa toàn cầu.
Bằng cách từ chối thực hiện một cách tiếp cận cân bằng, EU đang đánh mất tư cách là một nhà trung gian hòa giải ngay khi cuộc xung đột Nga-Ukraine nổ ra.
Mỉa mai là các quốc gia không thuộc châu Âu như Thổ Nhĩ Kỳ và Ả Rập Xê Út hiện đang dẫn đầu giải quyết điểm nóng tại chính châu Âu, chẳng hạn như trong vụ trao đổi tù nhân Nga-Ukraine gần đây.
Việc châu Âu trở thành bên thực thi các chương trình nghị sự của Mỹ tất nhiên không phải là điều mới mẻ, và đã có tiền lệ trong việc ủng hộ NATO ném bom Serbia vào năm 1999 và công nhận Kosovo.
Ngày hôm nay, giới lãnh đạo EU đang sử dụng cơ hội cuộc xung đột Ukraine để duy trì sự tồn tại của NATO, và thậm chí cố gắng biến mình thành một liên minh quân sự chống Nga trên thực tế.
Chỉ có một cú sốc lớn ở châu Âu, có khả năng xảy ra vào mùa đông với hệ quả là do mất điện trên diện rộng, mới giúp các chính trị gia EU tỉnh táo để hiểu được lợi ích thực sự của họ nằm ở đâu và làm thế nào để hành động phù hợp với lợi ích dân chúng.
Ở bên kia bán cầu, chính quyền Joe Biden cũng phớt lờ quyền lợi của người dân trong nước và tình trạng kinh tế ốm yếu của Mỹ để đáp ứng mọi yêu cầu của Kyiv.
Trong khi đó, chính quyền Tổng thống Zelensky cũng không màng đến lợi ích quốc gia và dân chúng, đã đẩy đất nước Ukraine vào thế đối đầu trong một cuộc chiến tranh ủy nhiệm với người hàng xóm khổng lồ của mình.
Điều trớ trêu là, Ukraine càng có thể cầm cự được lâu bao nhiêu nhờ vũ khí và tiền bạc của phương Tây, thì người Ukraine càng chịu thiệt hại lâu bấy nhiêu.
Ngoài ra, sự đồng thuận không phải lúc nào cũng diễn ra tốt đẹp giữa các thành viên đồng minh, và mà vụ Biden xích mích với Zelensky là một ví dụ.
Có thể bạn quan tâm: