Trung Quốc liệu có rút ra bài học từ Nga tại Ukraine?
Bộ Quốc phòng Mỹ gần đây đã đưa ra một tuyên bố mang thông điệp cảnh báo tới Bắc Kinh. Bản tuyên bố có tiêu đề: “Trung Quốc có thể rút ra bài học từ thất bại của Nga ở Ukraine”.
Tuyên bố trích dẫn bình luận của ông Colin H. Kahl, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ: “Tôi không nghĩ rằng Trung Quốc muốn đặt mình vào một vị trí mà Nga tự nhận thấy ngày nay, họ đang xâm lược một nước láng giềng dân chủ – một nước mà tôi nghĩ sẽ tạo ra một lượng lớn cảm tình trên toàn thế giới”, ông Kahl phát biểu trong một cuộc thảo luận hôm 7/9 tại Hội nghị Tin tức Quốc phòng 2022.
Ông Kahl cho biết Trung Quốc có thể sẽ gây ra căng thẳng quân sự quy mô lớn, với những tổn thất kinh tế và chính trị đáng kể.
Bản tuyên bố cho rằng Trung Quốc có thể sẽ “gia tăng gây hấn” ở các khu vực như “eo biển Đài Loan, Biển Đông và các khu vực khác trong khu vực”.
Bộ Quốc phòng Mỹ nhận định những “hành động gây hấn gia tăng đó có thể dẫn đến những hậu quả không lường trước được do hiểu lầm”.
Tuy nhiên, theo Epoch Times, nếu ĐCSTQ mạo hiểm tấn công Đài Loan, họ khó có cơ hội thành công, vì họ sẽ phải đối phó cùng lúc với 4 mặt trận, bao gồm eo biển Đài Loan, Biển Đông, Biển Hoa Đông và biên giới Trung-Ấn.
Nội dung chính
Thứ nhất: Eo biển Đài Loan
Để chiếm được Đài Loan, ĐCSTQ tất nhiên sẽ sử dụng eo biển Đài Loan làm chiến trường chính. Điều quan trọng là quân đội Trung Quốc có thể đổ bộ thành công từ phần phía bắc của Đài Loan hay không.
Hải quân Trung Quốc khó kiểm soát vùng biển quanh eo biển Đài Loan, họ có khả năng sẽ bị phong tỏa ở chuỗi đảo thứ 1. Kể cả khi Trung Quốc vượt qua khỏi chuỗi đảo thứ nhất, thì nguồn cung sẽ bị cắt, và không thể thoát khỏi các cuộc tấn công bằng đường không và tàu ngầm của Mỹ.
Không quân Trung Quốc nhất định phải tranh giành ưu thế trên không đối với eo biển Đài Loan, nhưng đối mặt với lực lượng tổng hợp của Hoa Kỳ, Nhật Bản và Đài Loan, giới quan sát cho rằng Bắc Kinh sẽ hoàn toàn thất thế trong cuộc chiến này.
Các máy bay chiến đấu xuất phát từ căn cứ quân sự của Mỹ ở đảo Guam và hàng không mẫu hạm sẽ buộc Không quân Trung Quốc phải chia quân trên các mặt trận phía nam và phía bắc của Đài Loan. Nếu Philippines mở căn cứ cho quân đội Mỹ thì sẽ càng khó khăn hơn để cho Đảng Cộng sản Trung Quốc đối phó.
Khi đó, cuộc cạnh tranh sẽ không chỉ dành cho quyền thống trị trên không đối với eo biển Đài Loan, mà cả Phúc Kiến và các tỉnh lân cận cũng sẽ giành được quyền thống trị trên không.
Mặt khác quân đội Mỹ sẽ gây nhiễu các vệ tinh Bắc Đẩu, nên lực lượng tên lửa Trung Quốc sẽ không thể tấn công các khí tài của Mỹ. ĐCSTQ có thể sẽ bị đánh bại dễ dàng trong các trận chiến tiền tuyến ở eo biển Đài Loan.
Thứ hai: Biển Hoa Đông, Hoàng Hải
Hải quân Trung Quốc xuất phát từ Biển Hoa Đông, và Không quân Trung Quốc muốn đánh chặn chiến đấu cơ Hoa Kỳ từ các căn cứ của Nhật Bản. Biển Hoa Đông sẽ sớm trở thành chiến trường thứ hai. Nếu tên lửa của Trung Quốc cố gắng tấn công các căn cứ của Mỹ đóng tại Nhật Bản, lực lượng an ninh của Mỹ và Nhật sẽ được kích hoạt ngay lập tức, và biển Hoa Đông lập tức trở thành bãi chiến trường.
Hạm đội của Trung Quốc sẽ không thể vượt qua chuỗi đảo đầu tiên, và Không quân Trung Quốc sẽ phải đề phòng các cuộc phản công của máy bay chiến đấu Mỹ và Nhật Bản từ Biển Hoa Đông.
Các máy bay chiến đấu xuất phát từ căn cứ quân sự của Mỹ ở Hàn Quốc cũng có thể tấn công từ biẻn Hoàng Hải và trực tiếp đánh Bắc Kinh. Chúng cũng có thể tấn công Căn cứ Hạm đội Bắc Hải và Nhà máy Đóng tàu Đại Liên của Trung Quốc, và cũng có thể tấn công Nhà máy Máy bay Thẩm Dương.
Thứ ba: Biển Đông
Tàu tấn công đổ bộ USS Tripoli (LHA7) của Mỹ đang hoạt động ở Biển Đông. Điều này phải phản ánh kế hoạch tác chiến thực sự của quân đội Hoa Kỳ. Nếu Trung Quốc bắt đầu chiến tranh ở eo biển Đài Loan, hạm đội đổ bộ của Hoa Kỳ sẽ tấn công các đảo và đá ngầm của Trung Quốc ở Biển Đông và mở ra mặt trận thứ ba.
Các tàu chiến của Nhật Bản, Australia và các nước NATO có thể sẽ tham gia cùng quân đội Mỹ ở Biển Đông. Hàng không mẫu hạm Anh, tàu ngầm Pháp, khinh hạm Đức và Canada đều đã từng đến thăm Biển Đông.
Các máy bay chiến đấu quốc gia của Úc và NATO có thể hợp tác với Không quân Hoa Kỳ để thực hiện các cuộc không kích vào các đảo và đá ngầm quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông từ Úc. Chúng cũng sẽ hộ tống các máy bay ném bom của Hoa Kỳ và tiến hành các cuộc không kích vào các căn cứ quân sự Hải Nam; sau đó, họ cũng có thể tham gia vào các căn cứ quân sự ven biển khác của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Hạm đội Biển Đông của ĐCSTQ sẽ bị tiêu diệt bởi các cuộc không kích, trong khi lực lượng không quân của chiến khu Nam bộ của Trung Quốc cũng khó lòng đối phó.
Thứ tư: Biên giới Trung-Ấn
Nếu ĐCSTQ bắt đầu chiến tranh trên eo biển Đài Loan, quân đội Ấn Độ có thể nhân cơ hội này để kiểm soát nhiều khu vực tranh chấp hơn tại biên giới Trung-Ấn.
Máy bay ném bom B-2 của Mỹ khởi hành từ Australia có thể chọn quá cảnh qua Ấn Độ, vào Trung Quốc từ Tây Tạng và tiến hành các cuộc không kích vào các căn cứ của Lực lượng Tên lửa trong đất liền Trung Quốc.
Phần kết
Vào thời kỳ đầu khiquân đội Nga mới xâm lược Ukraine, phía Nga thường chiến đấu trên nhiều mặt trận. Nhưng điều đó vượt quá khả năng của họ, nhưng hiện nay việc duy trì hai mặt trận đối với Nga đã là rất khó.
Nếu ĐCSTQ phát động chiến tranh với Đài Loan, họ có thể phải đối phó với các chiến dịch từ cả 4 mặt trận nêu trên và cơ hội giành chiến thắng là rất khó. ET bình luận: Trong bối cảnh đó, “các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc có còn muốn đánh bạc và chấp nhận rủi ro?”