Bất chấp sức ép dồn dập của chính quyền Biden và các đồng minh châu Âu kêu gọi Bắc Kinh không được hậu thuẫn Nga lách các biện pháp trừng phạt của quốc tế, thương mại song phương giữa Trung Quốc và Nga tính đến cuối năm 2022 đã tăng mạnh 32% so với con số của cùng kỳ năm ngoái, đạt mức kỷ lục  172,406 tỷ đô la. 

Ngoài việc phớt lờ lệnh trừng phạt của Mỹ và EU, Trung Quốc còn đang góp phần “triệt hạ” nền kinh tế thế giới bằng cách cắt đứt chuỗi cung ứng toàn cầu, và Mỹ là quốc gia chịu đòn đầu tiên.

Vào tháng 4, khi tình hình chiến sự tại Ukraine ngày càng nóng bỏng, thì Trung Quốc một lần nữa ban hành lệnh phong tỏa hà khắc, với chính sách “ngăn chặn” COVID mang tên Zero-Covid tại Thượng Hải – vốn là thành phố cảng bận rộn nhất thế giới. 

Phải chăng việc phong tỏa Thượng Hải – nơi có cảng container đông đúc nhất thế giới – là một đòn giáng mạnh vào chuỗi cung ứng toàn cầu, vốn đã chao đảo vì cuộc xung đột tại Ukraine, hay là nhằm bồi thêm ‘phát súng’ để đốn gục nền kinh tế Mỹ đang trong cơn bão táp lạm phát?

CNN cũng phải thừa nhận như sau: “Tắc nghẽn ở Thượng Hải là một tin xấu đối với người tiêu dùng và các công ty trên toàn thế giới”.

Việc nền kinh tế Mỹ vốn đã trì trệ do chịu nhiều tác động từ việc đóng cửa bởi COVID-19, cùng tác động của điểm nóng Ukraine, và giờ lại hứng chịu thêm sự gián đoạn chuỗi cung ứng từ Trung Quốc đã khiến lạm phát vượt mức lịch sử. Giá thực phẩm tại Mỹ cũng tăng đột biến, cùng các đồ điện tử, gia dụng, các nhà máy sản xuất xe hơi, smartphone,… đều phụ thuộc vào chuỗi cung ứng tại Trung Quốc.

Trung Quốc có một vị trí độc tôn được mệnh danh là “công xưởng của thế giới”, vì vậy mà nước này có công cụ trong tay để dễ dàng phá hủy chuỗi cung ứng toàn cầu theo đúng nghĩa đen, có thể nhắm mục tiêu vào bất kỳ quốc gia nào mà Trung Quốc coi là thù địch.

Thêm nữa, phải kể đến sự “yểm trợ” của Nga khiến sự gián đoạn đối với vận tải biển càng trở nên hạn chế hơn ở Biển Đen, vốn là tuyến đường quan trọng của nhiều loại hàng hóa lương thực, thực phẩm như lúa mì, dầu ăn… trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Lưu ý là, một nền kinh tế vững mạnh sẽ quyết định vấn đề sống còn của quốc gia, bởi vậy các lệnh trừng phạt của Mỹ áp đặt lên Nga đặc biệt trong lĩnh vực  năng lượng chỉ nhằm mục đích làm thâm hụt ngân sách của  Nga. 

Cũng vậy, chính sách Zero Covid của Trung Quốc đã ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế Mỹ, không chỉ vùi dập không thương tiếc thị trường chứng khoán Mỹ mà “còn đẩy nước Mỹ vào suy thoái và khiến hàng triệu người mất việc làm” như chính kênh ABC News của Mỹ thừa nhận. 

Hôm 29/11, kênh ABC News đã viết như sau: “Các đợt phong tỏa do COVID ở Trung Quốc đã làm tắc nghẽn chuỗi cung ứng trong lĩnh vực sản xuất vững chắc, kéo dài tình trạng tắc nghẽn do đại dịch gây ra, góp phần gây ra lạm phát…, gây khó khăn cho các công ty Mỹ phụ thuộc vào nó…, đó là một cú đấm mạnh vào nền kinh tế Mỹ. 

Nếu có bất ổn dân sự và chính trị, nếu nền kinh tế Trung Quốc đang chậm lại, điều đó sẽ tạo ra sự không chắc chắn cho rất nhiều doanh nghiệp Mỹ.”

Phải chăng chính quyền Joe Biden cùng các đồng minh đã hoàn toàn bất lực trước Trung Quốc? Chưa kể một khi Nga – quốc gia cung cấp nguồn nguyên liệu thô đa dạng nhất thế giới, lại kết hợp với một quốc gia sản xuất hàng hóa lớn nhất thế giới thì Mỹ và EU sẽ đối phó thế nào? Chưa kể đến Nga là siêu cường quân sự thứ hai thế giới và Trung Quốc là siêu cường kinh tế thứ hai thế giới, và cả 2 quốc gia này đều sở hữu vũ khí hạt nhân. 

Tất cả đều do chính sách sai lầm hiếu chiến chống Nga quyết liệt của chính quyền Joe Biden đã đẩy Nga ngày càng sát gần với Trung Quốc và hẳn nhiên Mỹ sẽ phải đau đầu, căng sức chống đỡ một khi liên minh này hợp tác toàn diện với nhau. 

Chuyến thăm dự kiến của ông Tập tới Nga sắp tới không khác gì một cú đấm vào giữa trái tim EU và ở bên kia Đại Tây Dương, Nhà Trắng sẽ phải nghĩ cách ứng phó. 

Rõ ràng cuộc họp trực tuyến giữa Tổng thống Putin và ông Tập trong những ngày cuối cùng của năm 2022 báo hiệu một năm mới 2023 đầy biến động và không phải là một tin tốt lành đối với cả Mỹ và EU.

Có thể bạn quan tâm: