Việc đưa những người trung thành với ông Tập Cận Bình vào Ủy ban thường vụ Bộ Chính trị – cơ quan quyền lực nhất Trung Quốc – có nghĩa rằng Bắc Kinh có khả năng sẽ áp dụng các chính sách cứng rắn hơn đối với Đài Loan, với sự can dự cá nhân sâu hơn từ chính ông Tập, theo các nhà lập pháp Đài Loan.

Ông Tập, 69 tuổi, đã đảm bảo nhiệm kỳ 5 năm lần thứ ba với tư cách là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vào hôm Chủ nhật (23/10), đồng thời giới thiệu Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị mới gồm 7 thành viên bao gồm các đồng minh chính trị của ông, trang Focus Taiwan đưa tin.

Bốn thành viên mới của Bộ Chính trị đều có nền tảng quân sự, trong đó có Bí thư Thành ủy Thượng Hải Lý Cường, người từng là tham mưu trưởng của ông Tập trong thời gian ông là bí thư tỉnh ủy Chiết Giang, và được kỳ vọng sẽ kế nhiệm Lý Khắc Cường làm thủ tướng khi nhiệm kỳ của ông này kết thúc vào tháng 3 năm sau.

Hai thành viên Quân ủy trung ương cũng đến từ Bộ tư lệnh quân khu phía đông của Trung Quốc chịu trách nhiệm về Đài Loan.

Các cuộc bổ nhiệm, được công bố sau khi Đại hội toàn quốc lần thứ 20 của ĐCS bế mạc, được kênh CNA mô tả là một điềm xấu cho quan hệ hai bờ eo biển.

7 Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị khóa 20 của CPC (ảnh chụp màn hình Reuters).

Ông Kuo Kuo-wen, một nhà lập pháp thuộc Đảng Dân chủ Tiến bộ (DPP) cầm quyền, cho biết đội hình mới cho thấy “Ủy ban Trung ương của ĐCSTQ hiện đã trở thành ‘trung ương của ông Tập’.”

“Điều đó có nghĩa là, trong 5 năm tới, các chính sách của Trung Quốc về Đài Loan sẽ do một mình ông Tập quyết định”, ông Kuo nói và cho biết thêm rằng dựa trên bài phát biểu của ông Tập tại đại hội đảng, các chính sách này sẽ chỉ trở nên “cứng rắn và ép buộc hơn”.

Một quan chức của Đài Loan có tên Tseng Ming-chung lưu ý rằng ĐCSTQ đã thêm ngôn từ chống Đài Loan độc lập vào hiến pháp của mình.

Việc sửa đổi Hiến pháp của ĐCSTQ, được thông qua hôm thứ Bảy, cam kết đảng sẽ “kiên quyết phản đối và răn đe” nền độc lập của Đài Loan và “kiên quyết thực hiện chính sách Một quốc gia, Hai chế độ.”

Tóm lại, những động thái trên cho thấy chính sách Đài Loan của ĐCSTQ sẽ do ông Tập đích thân chỉ đạo, Tseng nói.

Tình huống này “có chút nguy hiểm” đối với Đài Loan, nơi mà bộ máy an ninh quốc gia sẽ phải “đánh giá cẩn thận phản ứng của nó và đảm bảo rằng nó đã được chuẩn bị kỹ lưỡng”, ông nói thêm.

Trong khi đó, các nhà lập pháp khác nhận định ĐCSTQ đã dùng đại hội đảng để làm rõ hơn “lằn ranh đỏ” của mình, và lưu ý  “Đài Loan không thể lơ là.”

Wang He, một nhà bình luận các vấn đề thời sự và là nhà quan sát Trung Quốc, nói với The Epoch Times vào ngày 22/10 rằng Đài Loan đang “gặp nguy hiểm lớn”. Wang nói rằng Hoa Kỳ và Đài Loan sẽ bị động nếu họ để cho ĐCSTQ quyết định thời điểm tấn công Đài Loan.

Vì lý do này, “Bộ Quốc phòng đã được hỗ trợ tăng ngân sách, và ngay lập tức xem xét các vấn đề liên quan đến huấn luyện quân sự và thời gian nhập ngũ”, nhà lập pháp Đài Loan Chiu Hsien-chih cho hay.

Có thể bạn quan tâm: