Sau mưa lũ vô số vi sinh vật, bụi, rác, chất thải… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường sống, tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Dưới đây là một số bệnh thường gặp sau mưa lũ và cách phòng tránh.

Bệnh tiêu chảy đường ruột sau mưa lũ do virus gây ra

Bệnh tiêu chảy thường do virus trong mùa mưa, lũ, lụt cũng có nhiều loại virus khác nhau. Một trong các loại virut gây tiêu chảy có thể gặp trong mùa mưa lũ là Rotavirus. 

Xác gia cầm, rác thải sau lũ lụt là nguy cơ gây dịch bệnh.
Ảnh chụp màn hình báo Tiền Phong.

Ở trẻ em, nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy do Rotavirus là rất lớn và khả năng lây lan cũng mạnh, nhất là dùng nước để ăn, uống không hợp vệ sinh sau mưa, lũ, lụt. Bên cạnh tiêu chảy do Rotavirus thì người dân có thể mắc các bệnh lây qua đường tiêu hóa như virus viêm gan A, virus viêm gan E. Đây là vấn đề cũng cần được quan tâm phòng tránh bởi vì bệnh do virus viêm gan A hoặc do virus viêm gan E gây ra thì hậu quả lâu dài, rất phức tạp.

Bệnh đường ruột sau mưa, lũ, lụt do ký sinh trùng

Trong và sau mưa, lũ, lụt, nguồn nước ngoài bị nhiễm vi khuẩn, virus thì chúng cũng bị ô nhiễm ký sinh trùng, trong đó nhiễm ký sinh trùng amíp, các loại giun sán cũng ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Bệnh sốt vàng da, chảy máu sau mưa lũ do vi khuẩn Leptospira gây ra

 Bệnh sốt vàng da chảy máu (xuất huyết) do vi khuẩn Leptospira gây ra có liên quan trực tiếp đến nước tiểu của các loài chuột mang mầm bệnh Leptospira. Chuột đào thải vi khuẩn này theo nước tiểu ra môi trường bên ngoài trôi vào dòng nước. Trong và sau mưa, lũ, lụt, nếu con người ngâm mình, chân tay với thời gian lâu trong nước thì vi khuẩn Leptospira rất dễ dàng

Các biện pháp phòng bệnh sau mưa, lũ, lụt?

Để phòng trách dịch bệnh trong và sau mưa bão, lũ lụt Bộ Y tế có những khuyến cáo sau:

– Lựa chọn thực phẩm và chế biến thực phẩm an toàn, vệ sinh, ăn thức ăn nấu chín, uống chín. Tuyệt đối không ăn rau sống, uống nước lã, không đi vệ sinh bừa bãi. Không nên tắm ở ao, hồ, sông vừa bị lũ, lụt. Không ngâm mình dưới nước thời gian lâu.

– Thường xuyên rửa tay với xà phòng trước và sau khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

– Mắc màn khi ngủ kể cả ban ngày.

– Tiêu diệt loăng quăng/bọ gậy, diệt muỗi bằng cách đậy kín các bể, thùng chứa nước, những ao tù, nước đọng cần được khơi thông, phát quang sạch sẽ để hạn chế mầm bệnh phát triển.

– Các vùng, miền chưa có nước máy thì cần thau, rửa, vệ sinh sạch sẽ giếng khơi, sát trùng bằng cloramin B theo hướng dẫn của cán bộ y tế cơ sở.

-Khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm dịch bệnh, cần đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế.