Tổng thống Ba Lan Duda đã nhận ra hành vi bất thường của người ở đầu dây bên kia, “nhưng trước khi nhận ra điều này, ông đã kể cho những kẻ chơi khăm nội dung cuộc trò chuyện trước đây của ông với các nhà lãnh đạo thế giới khác trong cuộc gọi kéo dài 7 phút”.

Tổng thống có nhận ra ông đã bị chơi khăm?

Thực tế đoạn băng ghi âm cho thấy Tổng thống Duda đã chấp nhận danh tính của Tổng thống Macron ngay từ đầu cho đến cuối cuộc trò chuyện.

Mở đầu cuộc trò chuyện, Tổng thống Duda nói: “Xin chào Emmanuel. Cảm ơn, cảm ơn vì cuộc gọi của ngài”.

Khi đầu dây bên kia giả giọng Macron nói rằng bị mệt và chủ động kết thúc cuộc trò chuyện, Tổng thống Duda đã kết thúc cuộc gọi bằng câu: “Cảm ơn. Cảm ơn ngài. Chúc một ngày tốt lành.”

Phải chăng qua cách chào hỏi cho thấy Tổng thống Duda dường như không nhận ra kẻ mạo danh và vẫn tin rằng đó là Tổng thống Pháp Macron.

Đoạn băng trọn vẹn được phía Nga công bố cho thấy cuộc trò chuyện hoàn chỉnh, với những lời chào tạm biệt giữa hai bên và không phải là ‘kết thúc cuộc gọi’ đột ngột.

Lưu ý là cuộc trò chuyện này kéo dài trong khoảng 7 phút 31 giây.

Tờ Daily mail cho biết, Tổng thống Duda đã nhận ra hành vi bất thường của người ở đầu dây bên kia, “nhưng trước khi nhận ra điều này, tổng thống Ba Lan đã kể cho những kẻ chơi khăm nội dung cuộc trò chuyện trước đây của ông với các nhà lãnh đạo thế giới khác trong cuộc gọi kéo dài 7 phút”. 

Cuộc trò chuyện giữa Tổng thống Ba Lan và 2 diễn viên hài người Nga cũng đã đặt ra những câu hỏi nghiêm trọng về chủ quyền và an ninh quốc gia của Ba Lan. 

Ngoài ra cả tweet của Tổng thống Duda và truyền thông đều xác nhận rằng: Văn phòng Tổng thống Ba Lan đang cùng các cơ quan liên quan điều tra làm thế nào hai diễn viên hài Nga lại có thể gọi điện được cho Tổng thống Duda lần thứ hai. 

Cần nhấn mạnh là, năm 2020 Tổng thống Duda từng bị hai diễn viên hài này chơi khăm khi họ đóng giả làm Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres gọi điện cho ông. Điều này đã làm dấy lên một câu hỏi nữa:

An ninh bảo mật quốc gia quá lỏng lẻo

Tờ Daily mail cho biết: “Các chính trị gia đảng đối lập đã đả kích Tổng thống Duda, cáo buộc ông và văn phòng Tổng thống của ông quá lỏng lẻo trong vấn đề an ninh.

Nhà lập pháp đảng Cánh tả đối lập Tomasz Trela ​​nói rằng đó là một ‘sự ô nhục đối với các cơ quan đặc biệt và đối với tất cả những người lẽ ra phải kiểm tra những người mà họ cho phép liên hệ với nhà lãnh đạo cao nhất.’

Ông Tomasz Trela nói: “Đây là một đòn giáng mạnh vào an ninh và quan điểm của chúng ta trong mắt các đồng minh của mình”.

Đây không phải là lần đầu tiên Tổng thống Duda bị lừa. Vào tháng 7 năm 2020, cũng chính hai diễn viên hài người Nga này đã đăng đoạn ghi âm cuộc nói chuyện điện thoại với Tổng thống Duda, trong đó Kuznetsov đóng giả làm tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres, và khiến tân tổng thống Duda lúc ấy không nói nên lời với những câu hỏi về Ukraine, về Nga và về cuộc bầu cử mới của ông, theo Daily mail. 

Văn phòng của Tổng thống Duda khi ấy cũng xác nhận đoạn ghi âm đó là xác thực. Hai quan chức từ phái bộ Ba Lan tại Liên Hợp Quốc đã bị sa thải sau sự cố này.

Chuyên gia phân tích độc lập Stanislas Balcerac nhận định, sự cố này cho thấy một lỗ hổng chí tử, khi cơ quan tình báo Ba Lan đã không đủ năng lực  phát hiện ra hành vi mạo danh trước khi Tổng thống Duda bắt đầu trò chuyện. Làm thế nào mà một người ở bên ngoài có thể dễ dàng kết nối được với điện thoại của nhà lãnh đạo cấp cao nhất của quốc gia là câu hỏi đang gây xôn xao dư luận không chỉ ở Ba Lan mà cả chính các quốc gia thành viên NATO?

Cuộc trò chuyện cũng hé lộ việc Ba Lan đã phụ thuộc vào Mỹ và NATO trong sự cố tên lửa xảy ra tại làng Przewodów, khi Tổng thống Duda thừa nhận phải dựa vào các “chuyên gia” Mỹ để biết điều gì đã xảy ra. 

Tổng thống Ba Lan đã bắt đầu cuộc điện đàm bằng cách nói với phía Tổng thống Macron giả rằng, tên lửa này “chúng tôi không biết của ai và được phóng ở đâu đó từ phía Đông”.

Tổng thống Duda mô tả vũ khí này là “có thể là tên lửa do Nga sản xuất”. Khi được hỏi liệu Tổng thống Mỹ Joe Biden có đổ lỗi cho Nga vì đã bắn tên lửa hay không, ông Duda trả lời: “Không có gì.”

Tổng thống Ba Lan cũng nói với Macron giả danh rằng, ông đã có cuộc nói chuyện vào tối hôm đó với Tổng thư ký NATO Jens Stoltenbereg, với ông Biden và với Tổng thống Zelensky. 

Tổng thống Duda gọi hai người sau bằng tên của họ trong khi quan chức NATO thì được gọi bằng tên đầy đủ. Tổng thống Duda nói: “Tôi không biết, tôi không biết,” khi trả lời câu hỏi ai đã bắn tên lửa. 

Ông tiếp tục nói rằng Biden đang cử các chuyên gia Mỹ đến Ba Lan “để hỗ trợ và giúp đỡ các chuyên gia của chúng tôi… Tôi đang chờ kết quả [cuộc điều tra của Hoa Kỳ].” 

Có thể nói, vụ chơi khăm này đã được truyền thông làm nhẹ đi rất nhiều so với tính hệ trọng của nó. Tuy nhiên vụ việc đã hé lộ một điểm huyệt cho thấy: Khác với vẻ hung hăng bên ngoài, cả NATO nói chung và Ba Lan nói riêng đều không muốn gây chiến với người Nga. 

Bất chấp các nguồn tin tình báo của Anh và Mỹ liên tiếp thông báo rằng, Nga đang cạn kiệt tên lửa, vũ khí đạn dược, hoặc Nga đang gần cạn kiệt máy bay không người lái, thì phía Nga vẫn liên tiếp dội tên lửa, UAV vào các cơ sở năng lượng của Ukraine đều đặn trong hơn 40 ngày qua, cũng như tiến hành các cuộc pháo kích không ngừng vào khu vực gần chiến tuyến ở tỉnh Donetsk như Bộ Tổng tham mưu quân đội Ukraine ngày 22/11 xác nhận. 

Điểm yếu phi thường của NATO đã được minh họa rõ nhất qua phản ứng nhanh chóng của chính quyền Biden đối với sự cố tên lửa của Ukraine phát nổ trên lãnh thổ Ba Lan khiến hai dân thường thiệt mạng. 

Câu hỏi đặt ra là: Điều gì sẽ xảy ra nếu NATO buộc phải thực hiện điều 5 một khi tên lửa Nga tấn công một số mục tiêu bên trong lãnh thổ Ba Lan như tổng thống Zelensky tuyên bố? 

Tất nhiên chính quyền Joe Biden đã hạ hỏa và không để NATO đối đầu với Nga, khiến sự cố tên lửa dần phai nhạt.

Có thể bạn quan tâm: