Nga chọn mục tiêu mới cho đòn trả đũa
Bộ Ngoại giao Nga ngày 27/10 cảnh báo về khả năng xảy ra một cuộc tấn công vào các vệ tinh của Mỹ liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine.
Vào ngày 27/10, Phó cục trưởng Cục không phổ biến và kiểm soát vũ khí của Bộ Ngoại giao Nga, ông Konstantin Vorontsov cho biết, các vệ tinh thương mại của Mỹ, nếu được sử dụng trong cuộc xung đột ở Ukraine, có thể trở thành mục tiêu tấn công hợp pháp. Nhà ngoại giao Nga đã thông báo điều này trước một cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.
Ông nói: “Các cơ sở hạ tầng bán dân sự là mục tiêu hợp pháp cho một cuộc tấn công trả đũa”.
Điều đó có nghĩa là các vệ tinh của Mỹ trong trường hợp này, vì những lý do rõ ràng, có thể trở thành mục tiêu hợp pháp mới cho đòn trả đũa của Nga. Và ai sẽ ở trong khu vực bị ảnh hưởng bởi các lệnh cấm.
Vệ tinh SpaceX Starlink có thể trở thành mục tiêu bị tấn công
Chiến lược gia chính trị Marat Bashirov trên kênh Telegram “Politjoystick” đã thu hút sự chú ý khi đề cập đến chùm sao vệ tinh SpaceX Starlink của tỷ phú Elon Musk.
Starlink không chỉ được sử dụng cho liên lạc điện thoại và điện tử, mà còn để điều khiển máy bay không người lái và gửi video để điều chỉnh hỏa lực pháo binh trong vùng lãnh thổ mà Nga đang kiểm soát ở Ukraine.
CNN từng đưa tin rằng, các thiết bị đầu cuối Internet vệ tinh của Starlink đã “cho phép quân đội Kyiv chiến đấu và duy trì kết nối ngay cả khi mạng di động và Internet bị phá hủy.”
Trong khi ấy, chuyên gia Maxim Tsukanov cho biết, “các vệ tinh của Mỹ và các đồng minh của họ đang trợ giúp Lực lượng Vũ trang Ukraine, truyền tọa độ chính xác cho các cuộc tấn công. Hơn nữa, một phương pháp chiến tranh mới đang được áp dụng ở Ukraine”.
Khi pháo binh của Lực lượng Ukraine được điều khiển thông qua hệ thống vệ tinh, tấn công vào các mục tiêu gần nhất, hệ thống liên lạc và vệ tinh định vị sẽ cho phép quân đội Ukraine đẩy nhanh quá trình xác định mục tiêu và thực hiện các cuộc tấn công.
Do đó, việc Nga có khả năng phá hủy các vệ tinh hoạt động trên lãnh thổ Ukraine sẽ làm giảm số lượng các cuộc tấn công của kẻ thù vào cơ sở hạ tầng và thành phố của chúng tôi”.
Và bây giờ có những lo ngại về việc Ukraine phụ thuộc như thế nào vào hệ thống Starlink.
Ngày 15/10 vừa qua, tỷ phú Elon Musk từng tuyên bố Nga đang “cố gắng giết chết” hệ thống Internet vệ tinh Starlink trên Ukraine. Hệ thống này được cho là xương sống sống còn đối với quân đội địa phương và các lực lượng vũ trang Ukraine, theo eurasiantimes.
Rõ ràng, Mỹ có lý do để lo lắng trước tuyên bố này của Nga khi vào tháng 4/2020, Washington từng cáo buộc Moscow thử tên lửa chống vệ tinh đánh chặn trực tiếp (DA-ASAT).
Tuy nhiên, đằng sau đó không chỉ là tên lửa chống vệ tinh mà là cả một hệ thống tên lửa phòng thủ nhiều lớp (ABM) A-235 “Nudol” , được thiết kế để bảo vệ thủ đô của Nga.
Ngoài ra, chuyên gia quân sự Alexei Leonkov còn cho rằng, còn có cách khác để ngăn chặn hoạt động của vệ tinh Mỹ phục vụ cho lợi ích của Ukraine. Các thiết bị chịu trách nhiệm liên lạc, ví dụ, Starlink, có thể bị triệt tiêu bằng cách sử dụng các hệ thống tác chiến điện tử.
Các chuyên gia phương Tây từ lâu đã ca ngợi Nga là quốc gia sở hữu những đơn vị tác chiến điện tử được trang bị tốt nhất và giàu kinh nghiệm nhất thế giới.
Bryan Clark, Giám đốc Trung Tâm Nghiên cứu Quốc phòng thuộc Viện Hudson nhận định rằng, các hoạt động tác chiến điện tử của Nga cực kỳ “mạnh mẽ và hiệu quả” trong giai đoạn đầu của Chiến dịch Quân sự đặc biệt, buộc quân đội Ukraine sử dụng những biện pháp liên lạc như truyền thư tín hoặc liên lạc hữu tuyến.
Đó là khi Lục quân Nga triển khai tác chiến điện tử nhằm chế áp lưới phòng không hiệp đồng của Ukraine. Các hệ thống Nga đã chế áp radar và liên lạc vô tuyến, hỗ trợ chiến dịch đổ bộ chớp nhoáng bằng trực thăng vào sân bay Antonov ở thị trấn Hostomel, ở ngoại ô thủ đô Kyiv vào hồi tháng 3.
Vào tháng 6, hãng tin AP cho biết, các hệ thống tác chiến điện tử này bắt đầu được sử dụng nhiều hơn ở miền đông Ukraine , nơi đường tiếp tế ngắn hơn cho phép quân đội Nga di chuyển các thiết bị điện tử chuyên dụng đến gần chiến trường hơn.
Các quan chức Ukraine nói với AP rằng, việc làm nhiễu GPS của các hệ thống dẫn đường bằng máy bay không người lái là một mối đe dọa “khá nghiêm trọng” đối với tính hiệu quả của chúng.
Tác chiến điện tử Nga cũng nhắm mục tiêu vào tín hiệu định vị vệ tinh toàn cầu (GNSS), ngăn cản khả năng thu phát và sử dụng các hệ thống định vị vệ tinh như GPS của Mỹ và Galileo châu Âu.
Không chỉ giới hạn trong gây nhiễu và chế áp điện tử, hoạt động này có thể bao gồm những cuộc tấn công mạng, sử dụng mã độc để vô hiệu hóa các thiết bị điện tử.
Liệu các cuộc tấn công mạng ồ ạt vào các sân bay lớn tại Mỹ có phải do Nga gây ra hay không?
Hàng loạt cuộc tấn công mạng vào các sân bay Mỹ
Sáng sớm ngày 10/10, cũng là ngày Nga mở đợt không kích đầu tiên vào các cơ sở năng lượng của Ukraine, ở bên kia bán cầu, hàng loạt các trang web của các sân bay lớn tại Mỹ đã bị tấn công mạng ồ ạt.
Các cuộc tấn công lần đầu tiên được phát hiện vào khoảng 3 giờ sáng khi Cảng vụ liên lạc với Cơ quan An ninh mạng và Cơ sở hạ tầng rằng, Sân bay LaGuardia đã bị tấn công. Tiếp đến là Sân bay Quốc tế Chicago O’Hare, Sân bay Quốc tế Des Moines, Sân bay Quốc tế Hartsfield-Jackson Atlanta và Sân bay Quốc tế Los Angeles cũng đã được nhắm mục tiêu.
Kênh ABC News, dẫn lời một quan chức cấp cao của Mỹ cho biết, các tin tặc bị cáo buộc là từ ‘bên trong Liên bang Nga’.
Người Mỹ đã thở phào nhẹ nhõm khi các cuộc tấn công mạng may mắn không làm gián đoạn các hệ thống xử lý kiểm soát không lưu, thông tin liên lạc và điều phối nội bộ của các hãng hàng không, hoặc an ninh giao thông vận tải.
Tuy nhiên quan chức cấp cao Mỹ cho biết thêm rằng, các cuộc tấn công mạng dẫn đến “từ chối truy cập công khai” vào một số trang web sân bay báo cáo thời gian chờ chuyến bay và tắc nghẽn, gây ra “một sự bất tiện”.
Mặc dù giới chức Mỹ cho rằng vụ tấn công mạng vào website hàng loạt các sân bay lớn tại nước này là do người Nga gây ra, nhưng tất cả mới chỉ là phỏng đoán.
Tuy nhiên người Nga đã sở hữu khá nhiều vũ khí tân tiến và một vài trong số đó đã từng được đem ra thử nghiệm tại chiến trường Ukraine.
‘Thay đổi cuộc chơi’ ở Ukraine: Một cuộc xung đột lớn là không thể tránh khỏi?
Người Nga đang chuẩn bị cho sự leo thang của cuộc chiến này và đang tăng cường lực lượng ở mức tối thiểu để đối phó với một cuộc tấn công lớn có thể xảy ra của NATO.
Sự thật rõ ràng là người Nga vẫn chưa tung ra lực lượng tinh nhuệ của mình mà chủ yếu là do lực lượng dân quân Donetsk và Lugansk đại diện cho phần lớn lực lượng thân Nga đang chiến đấu ở khu vực Donbass.
Lực lượng dân quân này được hỗ trợ bởi các binh sĩ hợp đồng của Tổ chức quân sự tư nhân Wagner Group và các chiến binh Chechnya, thay vì các lực lượng chính quy của Nga.
Nhưng tình hình sắp thay đổi: Số lượng binh sĩ chính quy Nga tham chiến ở Ukraine sẽ tăng đột biến. .
Những dòng chảy hàng tỷ đô la của Mỹ được đổ vào ‘vùng trũng” Ukraine với các loại vũ khí tầm xa và tiên tiến hơn bao giờ hết. Có quá nhiều dấu vết của NATO trong chiếc bánh vẽ Ukraine nhằm tạo ra một ảo tưởng rằng, chính quyền Kyiv có thể chiến thắng.
Tất cả đã gây nguy hiểm cho bất kỳ “giải pháp đi chệch hướng” nào và dẫn đến một sự leo thang không thể lay chuyển. Rõ ràng là cuộc xung đột đang bước vào một thời điểm quan trọng, và nước Nga đang đi đến kết luận rằng, cuộc chiến cường độ thấp trước đây không còn khả thi.
Vấn đề là truyền thông dòng chính và các quan chức Washington và Brussel luôn “tuyên bố” rằng, “Putin đang ở bước đường cùng, bởi vì ông ấy đang thua cuộc”, “Putin đang hoảng loạn”; “Nga đang cạn kiệt tên lửa”, hay “Thị trường Nga đang suy giảm”…
Nhưng tất cả chỉ cho thấy đồng rúp vẫn ổn định, nền kinh tế vẫn trụ vững, thặng dư tăng, và các cuộc tấn công tên lửa ồ ạt diễn ra trong suốt 2 tuần qua mà chỉ riêng 2 ngày đầu đã sử dụng 200 quả tên lửa. Tất cả đã cho thấy truyền thông dòng chính trở nên lố bịch.
Nguy hiểm của những tưởng tượng này, là các nhà lãnh đạo phương Tây bắt đầu tin vào những lời tuyên truyền của chính họ. Làm thế nào mà các báo cáo tình báo Anh lại trở nên xa rời thực tế như vậy? Một lý do chắc chắn là Mỹ và Anh đã quyết định sử dụng thông tin tình báo “được lựa chọn cẩn thận” và cố ý “bị rò rỉ để làm tuyên truyền chống Nga.
Và ai đang thực hiện tốt các tài liệu tuyên truyền này? Câu trả lời là: Chính quyền Kyiv. Có vẻ như các cơ quan tình báo ở một mức độ lớn chấp nhận và phổ biến những gì chính quyền Kyiv nói, mà cố tình không kiểm tra chéo để xác minh tính chính xác của nó.
Theo CNN, các quan chức Mỹ và NATO thừa nhận đã phụ thuộc rất nhiều vào các nguồn tin do Ukraine cung cấp. Họ cho biết chính quyền Kiev chỉ cung cấp những thông tin để giúp họ nhận được thêm nhiều viện trợ hơn và nhận được sự hỗ trợ ngoại giao nhiều hơn.
Một nguồn tin tình báo Mỹ cho biết: “Trong xung đột, mọi thứ họ (Ukraine) nói và làm công khai đều được tạo ra để giành lợi thế. Mọi thông cáo, mọi cuộc phỏng vấn, mọi lần xuất hiện của Tổng thống Volodymyr Zelensky đều là chiến dịch thông tin”.
Suốt nhiều tháng qua, các quan chức Mỹ và phương Tây đã đưa ra hàng loạt thông tin chi tiết về tình trạng của quân đội Nga tại Ukraine như thương vong, sức chiến đấu, vũ khí, đạn dược… Nhưng khi đề cập đến lực lượng chiến đấu Ukraine, các quan chức này thừa nhận phương Tây và Mỹ đều có một số lỗ hổng thông tin, rằng, “thương vong của Ukraine rất khó ước tính, bởi không có ai ở thực địa”.
Điều này đã xác nhận một thực tế: Các nguồn tin mà truyền thông dòng chính phương Tây tuyên truyền về cuộc chiến dựa vào nguồn cung cấp từ phía Ukraine liệu có hoàn toàn chính xác?
Đương nhiên, các chính trị gia yêu thích chiến tranh sẽ luôn ủng hộ và tin tưởng quan điểm của chính quyền Kyiv. Do đó, các nhà lãnh đạo phương Tây đang tăng gấp đôi lời hứa tiếp tục gửi tiền và vũ khí tối tân tới Ukraine, những thứ sẽ được sử dụng để tấn công vào chính dân thường.
Do đó, Nga đang thực hiện bước đầu tiên hướng tới một trật tự chiến tranh thực sự.
Có thể bạn quan tâm: