Ai sợ quân đội Mỹ ở Ukraine
Mặc dù chính quyền Biden luôn tạo ra leo thang căng thẳng, nhưng thực tế lại luôn né tránh việc đối đầu trực tiếp Nga. Việc tung ra thông tin một nhóm nhỏ lính Mỹ có mặt tại Ukraine thực chất vẫn chỉ là một đòn tâm lý chiến, nhằm rung cây dọa khỉ.
Hôm 2/11, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu cho biết tại cuộc họp hội đồng chung giữa Bộ Quốc phòng Nga và Belarus rằng, số lượng lực lượng NATO ở Đông và Trung Âu đã tăng gấp 2,5 lần kể từ tháng 2 và có thể tăng thêm trong tương lai gần.
Ông Shoigu nhấn mạnh rằng, Moscow hoàn toàn hiểu rõ rằng phương Tây đang theo đuổi một chiến lược phối hợp, nhằm phá hủy nền kinh tế và tiềm lực quân sự của Nga, khiến nước này không thể theo đuổi chính sách đối ngoại độc lập.
Ông Shoigu cho biết, khái niệm chiến lược mới của NATO bao gồm:
Chuyển từ việc kiềm chế Nga “thông qua sự hiện diện ở cửa ngõ phía trước” sang việc tạo ra “một hệ thống phòng thủ tập thể quy mô đầy đủ ở sườn phía đông”,
Triển khai thêm quân đến các nước Baltic, cũng như thành lập các nhóm tác chiến cấp tiểu đoàn đa quốc gia mới ở Bulgaria, Hungary, Romania và Slovakia.
Có lẽ không phải là ngẫu nhiên khi chính quyền Biden hé lộ thông tin binh sĩ Mỹ đã tiến vào Ukraine, trùng thời điểm Nga đang cáo buộc tình báo Anh tham gia vào các vụ phá hoại gần đây đối với đường ống Nord Stream và các cuộc tấn công bằng UAV hôm 29/10 tại căn cứ của Hạm đội Biển Đen của Nga tại Sevastopol.
Điều thú vị là, Điện Kremlin lại chĩa mũi dùi cáo buộc tình báo Anh MI6 nhiều hơn là chính quyền Kiev, theo TASS.
Vì sao lại như vậy?
Đơn giản Mỹ và Anh luôn có “mối quan hệ đồng minh đặc biệt”. Mỹ sẽ không trực tiếp nhúng tay vào các vụ phá hoại tài sản của Nga tại châu Âu, mà để cho đồng minh Anh thực hiện. Điều này sẽ tránh được nguy cơ đối đầu trực tiếp giữa Mỹ và Nga.
Một lần nữa cho thấy, mặc dù chính quyền Biden luôn tạo ra leo thang căng thẳng, nhưng thực tế lại luôn né tránh việc đối đầu trực tiếp Nga. Việc tung ra thông tin một nhóm nhỏ lính Mỹ có mặt tại Ukraine hôm 1/11 trên Washington Post, cũng giống như việc CBS News hôm 21/10 đưa tin về một sư đoàn dù 101 của Mỹ tại căn cứ Romani sẵn sàng tiến vào Ukraine. Thực chất vẫn chỉ là một đòn tâm lý chiến, nhằm rung cây dọa khỉ.
Toan tính của Mỹ và Anh ban đầu là nhằm đẩy người Nga sa lầy vào vũng lầy chiến tranh ở Ukraine, đồng thời kích động một cuộc nổi dậy bên trong lòng nước Nga phản đối ‘cuộc chiến của Putin’ và từ đó hạ bệ Tổng thống Putin. Nhưng kế hoạch này đã không thành công.
Với việc Nga kết thúc đợt tuyển 300.000 cựu quân nhân và đang trong quá trình đào tạo, tình báo Mỹ tính toán rằng, lực lượng này sẽ được Điện Kremlin triển khai tới Ukraine để tiến hành một cuộc tổng tấn công lớn nhằm kết thúc chiến tranh trong vòng 3 đến 4 tháng tới.
Điều đó có nghĩa là kế hoạch làm suy yếu nước Nga và mọi tuyên truyền dối trá của truyền thông dòng chính phương Tây nhằm tạo dựng nên câu chuyện về Ukraine đã bị sụp đổ hoàn toàn.
Thất bại ở Ukraine có thể giáng đòn đau vào chính quyền đảng Dân chủ Joe Biden sau thất bại ê chề và đợt rút quân nhục nhã tại Afghanistan vào tháng 8/2021, sau khi Mỹ đổ hàng trăm tỉ đô la vào vùng đất khắc nghiệt này trong suốt hơn 20 năm qua.
Thất bại ở Ukraine cũng gây ra những hậu quả tai hại đối với hình ảnh và uy tín của Mỹ với tư cách là một siêu cường không chỉ ở châu Âu mà trên trường quốc tế. Nó làm suy yếu vai trò lãnh đạo của liên minh xuyên Đại Tây Dương, vô hiệu hóa khối liên minh “đoàn kết giả tạo” EU và biến NATO thành một liên minh quân sự thừa thãi.
Chính sách đối ngoại hiếu chiến của Mỹ dưới thời Joe Biden còn giúp hình thành nên một liên minh đáng sợ Nga-Trung. Xuyên suốt cuộc xung đột tại Ukraine, chính quyền Biden đã mắc một sai lầm khủng khiếp khi ước tính rằng cuộc chiến này sẽ dẫn đến sự thay đổi chế độ Putin sau khi nền kinh tế Nga sụp đổ dưới sức nặng của các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Ngược lại, ngay cả Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF) cũng thừa nhận rằng, nền kinh tế Nga đã ổn định trở lại, bằng chỉ số GDP đã được cải thiện, dự kiến sẽ giảm xuống 4,5% thay vì 8,9% mà IMF đã dự báo hồi tháng Sáu, theo interfax.
Nền kinh tế Nga dự kiến sẽ tăng trưởng vào năm tới, trong khi các nền kinh tế phương Tây đang chìm trong lạm phát cao và suy thoái sâu. Đây là hình ảnh đối chứng tuyệt vời mà công chúng thế giới tỉnh táo nhìn thấy một cách rõ ràng, bất chấp truyền thông phương Tây ra sức phủ mờ và bóp méo.
Nói nôm na là Mỹ và các đồng minh giờ đây đã hết đạn để bắn, mà nói thẳng ra là đã cạn kiện các biện pháp trừng phạt để giáng đòn vào Nga.
Ngược lại, giới lãnh đạo Nga đang củng cố và phá thế bao vây của Mỹ bằng cách thúc đẩy sự chuyển dịch sang một trật tự thế giới đa cực thay vì đơn cực, nghĩa là Tổng thống Putin đang thách thức ngôi vị số 1 của Mỹ bởi những chính sách đối ngoại sai lầm tai hại của chính quyền Joe Biden.
Nga sẽ phản ứng thế nào trước thông tin lính Mỹ xuất hiện trên lãnh thổ Ukraine?
Có một điều chắc chắn là Moscow không bị bất ngờ trước thông tin này của Nhà Trắng, cũng như ít có khả năng Nga sẽ có các biện pháp phản ứng quyết liệt. Vì sao lại như vậy?
Thứ nhất, các thông tin về cuộc ‘phản công’ thành công của Ukraine trên truyền thông dòng chính đã không phản ánh đúng thực tế. Ukraine không đạt được quyền kiểm soát lãnh thổ hay bất kỳ bước đột phá đáng kể nào trên chiến trường. Mà đổi lại, quân đội Ukraine đã phải gánh chịu thương vong nặng nề lên tới hàng nghìn người và tổn thất lớn về trang thiết bị quân sự.
Người Nga đang giành được ưu thế và họ hoàn toàn ý thức được điều đó. Trên khắp chiến tuyến, các lực lượng Nga đang dần dần nắm lấy thế chủ động.
Thứ hai, cả Mỹ và NATO đều không có tâm thế chiến đấu trong một cuộc chiến tranh xuyên lục địa, và càng không muốn gửi quân tới cỗ máy xay thịt Ukraine trước hỏa lực mạnh mẽ của Nga.
Do đó, việc chính quyền Biden loan tin quân đội Mỹ di chuyển trên đất Ukraine để kiểm tra nguồn vũ khí tài trợ do Mỹ sản xuất, vừa là đòn tâm lý chiến, và cũng là để tránh gặp rắc rối với quân đội Nga.
Theo quan điểm của Nga, việc một nhóm nhỏ lính Mỹ có mặt trên đất Ukraine để làm nhiệm vụ thanh tra, giám sát vũ khí của Ukraine có thể không phải là một tin xấu.
Có một nguy cơ thực sự là nguồn vũ khí do Mỹ cung cấp bị tuồn ra khỏi Ukraine, rồi trôi nổi đến châu Âu và cuối cùng lọt vào tay tội phạm, hoặc khủng bố. Điều này không chỉ đe dọa an ninh của các nước thành viên EU/NATO, mà cũng có thể đe dọa an ninh nội bộ của chính nước Nga.
Có thể bạn quan tâm: