Trong xã hội hiện đại việc kết hôn và sinh con muộn, cùng với ô nhiễm; căng thẳng và bệnh tật khiến phụ nữ gặp khó khăn trong việc mang thai. Cùng tìm hiểu cách tăng cơ hội có thai từ các chuyên gia nhé!

Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thụ thai

1. Tuổi tác

  • Độ tuổi dễ mang thai: Phụ nữ có khả năng sinh sản cao nhất trong khoảng từ 20-30 tuổi, khi cơ thể khỏe mạnh và trứng chất lượng tốt.
  • Suy giảm sinh sản sau 30: Từ 30 tuổi, đặc biệt sau 35, số lượng và chất lượng trứng giảm, gây khó khăn trong việc thụ thai; tăng nguy cơ sảy thai và vô sinh.
  • Nguy cơ mang thai muộn: Mang thai sau 35 tuổi có thể gặp biến chứng như tiểu đường thai kỳ; tiền sản giật; sinh non và tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh.

Lời khuyên: Nên sinh con trước 30 tuổi để tăng khả năng thụ thai và giảm rủi ro. Nếu chưa thể, có thể tham khảo phương pháp bảo tồn sinh sản như trữ đông trứng.

Độ tuổi mang thai lý tưởng của phụ nữ là từ 20-30 tuổi (ảnh chụp màn hình)
Độ tuổi mang thai lý tưởng của phụ nữ là từ 20-30 tuổi (ảnh chụp màn hình)

2. Cân nặng

  • Việc thừa cân hoặc thiếu cân có thể dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố; rối loạn quá trình rụng trứng và ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt thậm chí gây vô sinh.
  • Duy trì cân nặng hợp lý: Giúp cơ thể sản xuất hormone ổn định; hỗ trợ quá trình rụng trứng diễn ra đều đặn từ đó tăng khả năng thụ thai.

Lời khuyên: Để cải thiện sức khỏe sinh sản, hãy duy trì cân nặng trong mức lý tưởng thông qua chế độ ăn uống lành mạnh và luyện tập thể dục đều đặn. Điều này không chỉ giúp tăng cơ hội mang thai mà còn giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường; tim mạch và rối loạn chuyển hóa.

Chế độ dinh dưỡng

Chế độ ăn uống lành mạnh không chỉ giúp cải thiện chất lượng trứng và tinh trùng mà còn hỗ trợ cân bằng nội tiết tố; tăng cường khả năng thụ thai.

Thực phẩm nên bổ sung:

  • Rau xanh: Bổ sung axit folic và sắt.
  • Trái cây tươi: Giàu vitamin C, giúp cân bằng nội tiết tố.
  • Ngũ cốc nguyên cám: Hỗ trợ ổn định đường huyết và cải thiện chức năng buồng trứng.

Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa:

  • Quả mọng: Chứa polyphenol và flavonoid giúp giảm tổn thương tế bào.
  • Các loại hạt: Chứa omega-3 và vitamin E giúp bảo vệ tế bào sinh sản.
  • Cá béo: Cung cấp axit béo omega-3 giúp điều hòa nội tiết tố.

Thực phẩm nên hạn chế hoặc tránh:

  • Đồ ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn: Khoai tây chiên; gà rán; bánh mì kẹp thịt chứa nhiều dầu mỡ công nghiệp làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và rối loạn nội tiết.
  • Chất béo không lành mạnh: Thực phẩm chứa dầu hydro hóa có thể làm suy giảm chức năng buồng trứng.

Vi chất cần bổ sung:

  • Vitamin D: Giúp tăng tỷ lệ có thai, có nhiều trong trứng, mỡ cá, sữa.
  • Vitamin E: Chống oxy hóa và cải thiện khả năng sinh sản, có trong hạt hướng dương, đu đủ và rau xanh.
  • Sắt: Giảm 40% nguy cơ vô sinh, có trong thực phẩm gốc thực vật.
  • Axit Folic: Liều 800mg/ngày giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh và sinh non.
Chế độ ăn uống lành mạnh, đủ dưỡng chất giúp dễ mang thai (ảnh chụp màn hình)
Chế độ ăn uống lành mạnh, đủ dưỡng chất giúp dễ mang thai (ảnh chụp màn hình)

3. Hoạt động thể chất và tinh thần

Duy trì lối sống lành mạnh và vận động thể dục nhẹ nhàng như đi bộ; bơi lội; thiền định sẽ giúp tăng cường sức khỏe sinh sản. Ngoài ra, giảm căng thẳng; ngủ đủ giấc và tránh làm việc quá sức cũng rất quan trọng trong việc hỗ trợ khả năng thụ thai.

4. Hạn chế chất độc hại

Thuốc lá, rượu bia và caffeine không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể mà còn làm giảm cơ hội mang thai. Bên cạnh đó, môi trường ô nhiễm và các hóa chất độc hại có thể gây tổn hại cho quá trình phát triển của thai nhi. Vì vậy cần tránh tiếp xúc với các yếu tố này.

5. Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt

Quan hệ tình dục đều đặn vào thời điểm rụng trứng (xung quanh ngày 14 của chu kỳ kinh nguyệt) giúp tăng cơ hội mang thai. Với chu kỳ kinh nguyệt không đều, cách đơn giản là theo dõi chất nhầy cổ tử cung. Khi thấy ra chất nhầy trong và dai, đó là dấu hiệu sắp rụng trứng.

6. Kiểm tra sức khỏe

Kiểm tra sức khỏe sinh sản định kỳ rất quan trọng để phát hiện sớm các vấn đề có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ thai. Cả hai vợ chồng nên thăm khám sức khỏe trước khi lên kế hoạch mang thai để đảm bảo điều kiện tốt nhất cho việc thụ thai.

Kiểm tra sức khỏe sinh sản định kỳ là rất quan trọng (ảnh chụp màn hình)
Kiểm tra sức khỏe sinh sản định kỳ là rất quan trọng (ảnh chụp màn hình)

Khi nào cần gặp bác sĩ ?

Nếu hai vợ chồng quan hệ đều đặn; không sử dụng biện pháp tránh thai trong suốt một năm mà vẫn chưa có thai (đối với phụ nữ dưới 35 tuổi) hoặc trong vòng 6 tháng (đối với phụ nữ trên 35 tuổi), thì nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa. Việc thăm khám sớm sẽ giúp xác định nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp.

Hy vọng những thông tin trên giúp bạn hiểu rõ hơn về cách tăng cơ hội mang thai tự nhiên. Chúc bạn sớm đón nhận tin vui!