Cuộc chiến tại Ukraine đã kéo dài hơn hai năm. Cho đến nay, đất nước này vẫn chưa thể tìm ra lối thoát. Tổng thống Volodymyr Zelensky; từ một người hùng trong mắt phương Tây, đang đối diện với những thách thức ngày càng nghiêm trọng. Ông bị kẹt giữa hai thế lực đối đầu là NATO và Nga, với những quyết định không rõ ràng và thiếu khôn khéo, khiến Ukraine trở thành bãi chiến trường không lối thoát.

1. Ukraine – Nạn nhân của cuộc đối đầu địa chính trị

Từ sau năm 2014; khi Crimea bị Nga sáp nhập, Ukraine trở thành tâm điểm của cuộc đối đầu giữa phương Tây và Nga. Mỹ và NATO hỗ trợ Ukraine với mục tiêu làm suy yếu Nga; trong khi Moscow coi Ukraine là vùng ảnh hưởng chiến lược mà họ không thể để mất. Trong bối cảnh đó; Zelensky đã chọn con đường xích lại gần phương Tây, đặt cược vào sự hỗ trợ của NATO mà không tính toán đến những rủi ro lớn.

Khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt vào tháng 2/2022; Ukraine nhanh chóng nhận được viện trợ từ Mỹ và châu Âu. Tuy nhiên, các cam kết này không mang lại sự đảm bảo vững chắc, và Ukraine rơi vào một cuộc chiến dai dẳng, khiến đất nước kiệt quệ. Việc Zelensky thiếu một chiến lược ngoại giao linh hoạt đã đẩy Ukraine vào thế đối đầu trực diện với một cường quốc quân sự như Nga. 

2. Những quyết định thiếu khôn khéo của Zelensky

Đặt cược hoàn toàn vào phương Tây

Zelensky đã thể hiện rõ sự ủng hộ mạnh mẽ đối với phương Tây ngay từ đầu; nhưng ông không nhận ra rằng NATO có giới hạn trong việc hỗ trợ quân sự. Dù chính quyền Mỹ thời Biden và châu Âu cung cấp vũ khí, tài chính và huấn luyện quân sự, họ vẫn không trực tiếp tham chiến để tránh đối đầu với Nga. Điều này khiến Ukraine rơi vào tình thế tự lực cánh sinh trong một cuộc chiến không cân sức.

Thay vì tìm kiếm một lộ trình hòa bình hoặc giải pháp ngoại giao linh hoạt, Zelensky tiếp tục đặt hy vọng vào việc nhận thêm vũ khí từ phương Tây. Ông không có kế hoạch B khi NATO không thể giúp Ukraine giành chiến thắng quyết định; và điều này làm gia tăng tổn thất cho đất nước.

Cấm đàm phán với Nga

Một trong những quyết định gây tranh cãi nhất của Zelensky là ký sắc lệnh cấm đàm phán với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Đây là một động thái mang tính biểu tượng nhằm thể hiện lập trường cứng rắn, nhưng về mặt thực tế, nó đóng lại cánh cửa ngoại giao. Khi chiến sự kéo dài; việc không có đối thoại với Moscow khiến Ukraine rơi vào tình thế bị động, trong khi Nga vẫn tiếp tục củng cố kiểm soát tại các khu vực đã chiếm được.

Việc từ chối đàm phán cũng làm cho phương Tây dần mất kiên nhẫn. Nhiều nước châu Âu muốn tìm giải pháp hòa bình để giảm thiểu thiệt hại kinh tế và ổn định tình hình khu vực. Tuy nhiên; lập trường cứng nhắc của Zelensky khiến họ gặp khó khăn trong việc thúc đẩy giải pháp ngoại giao.

Tổng thống Jelensky thường xuyên bị bối rối (Ảnh: Thanh niên)

Quản lý nội bộ yếu kém

Bên cạnh vấn đề đối ngoại, Zelensky cũng gặp khó khăn trong việc kiểm soát tình hình nội bộ. Những cuộc thanh trừng chính trị; thay đổi nhân sự cấp cao liên tục, cùng các cáo buộc tham nhũng trong chính phủ làm suy yếu lòng tin của người dân. Trong khi quân đội Ukraine cần sự ổn định để duy trì sức chiến đấu, thì những rạn nứt trong chính quyền lại tạo ra sự hoang mang và bất ổn. Ví dụ; việc sa thải Bộ trưởng Quốc phòng Oleksii Reznikov vào tháng 9/2023 cho thấy sự thiếu thống nhất trong bộ máy lãnh đạo giữa lúc chiến sự vẫn diễn ra ác liệt.

Ngoài ra, kể từ khi nhậm chức vào tháng 1/2025; Tổng thống Donald Trump đã thực hiện nhiều động thái đáng chú ý liên quan đến cuộc xung đột Ukraine. Nhưng thái độ của ông Zelensky liên tục thay đổi, không thể đi đến một đồng thuận với Mỹ. Do vậy Chính quyền Trump tiến hành đàm phán trực tiếp với Nga về việc chấm dứt xung đột, loại Ukraine khỏi quá trình này; khiến Jelensky càng thêm bị động.

3. Hậu quả nghiêm trọng đối với Ukraine

Đất nước bị tàn phá

Sau hơn hai năm chiến tranh, Ukraine đã chịu thiệt hại nặng nề. Nhiều thành phố bị phá hủy, hàng triệu người phải di tản ra nước ngoài; nền kinh tế suy sụp và hạ tầng bị phá hủy nghiêm trọng. Sự hỗ trợ từ phương Tây giúp Ukraine duy trì cuộc chiến, nhưng không đủ để tái thiết đất nước. Chiến tranh kéo dài không chỉ gây tổn thất vật chất mà còn làm suy yếu tinh thần của người dân. Điển hình là thành phố Bakhmut, nơi giao tranh kéo dài hơn một năm và hiện gần như bị san phẳng.

Sự mất kiên nhẫn của phương Tây

Ban đầu; Mỹ và châu Âu nhiệt tình hỗ trợ Ukraine, nhưng dần dần, họ phải đối mặt với những vấn đề nội bộ như lạm phát, bất ổn chính trị và chi phí viện trợ ngày càng tăng. Một số quốc gia bắt đầu giảm cam kết hỗ trợ, trong khi sự chia rẽ trong nội bộ NATO ngày càng rõ rệt. Nếu Zelensky không sớm tìm ra lối thoát, Ukraine có nguy cơ bị bỏ rơi giữa chừng.

4. Con đường nào cho Ukraine?

Để tránh tiếp tục rơi vào vòng xoáy bế tắc, Ukraine cần một chiến lược mới. Động thái quyết đoán của chính quyền Tổng thống Trump đang là cơ hội để Ukraine kết thúc cuộc chiến. Thay vì tiếp tục thái độ mông lung và liên tục “lật kèo” với Mỹ, ông Zelensky và người dân Ukraine có thể chủ động và quyết đoán để chấm dứt cuộc chiến này.