Mỹ dọa rút khỏi hòa đàm Ukraine: Cuộc đua “ai nháy mắt trước”

Trong bối cảnh đàm phán hòa bình Ukraine bế tắc, Mỹ cảnh báo có thể từ bỏ nỗ lực trung gian. Cùng lúc, Tổng thống Donald Trump nhấn mạnh quyết tâm hoàn tất thỏa thuận trong 100 ngày đầu nhiệm kỳ; nhưng triển vọng thành công đang mờ dần khi cả Kiev và Moscow đều tỏ ra không dễ nhượng bộ.
- Đòn thuế của ông Trump vào Trung Quốc mở đường cho hợp tác EU–Bắc Kinh
- Ông Zelensky thừa nhận Ukraine không đủ sức tái chiếm Crimea bằng vũ lực
- Nga tuyên bố tiếp tục tấn công các địa điểm quân sự Ukraine giữa lúc căng thẳng leo thang
Nội dung chính
Mỹ mất kiên nhẫn với tiến trình hòa đàm Ukraine
Ngày 18/4, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio tuyên bố rằng; Washington có thể rút khỏi các nỗ lực trung gian hòa đàm Ukraine nếu tiến trình không đạt kết quả nhanh chóng. Ông Rubio nhấn mạnh: “Nếu không thể chấm dứt cuộc xung đột ở Ukraine, chúng tôi cần từ bỏ.” Đây là tín hiệu cho thấy chính quyền Tổng thống Donald Trump bắt đầu mất dần kiên nhẫn sau nhiều tháng thúc ép cả Nga và Ukraine ngồi vào bàn đàm phán.
Tổng thống Trump cũng khẳng định mong muốn đạt được thỏa thuận hòa bình trong vòng 100 ngày đầu nhiệm kỳ; đồng thời cảnh báo sẽ rút khỏi quá trình đàm phán nếu một trong hai bên “gây khó khăn lớn“. Mặc dù vậy; ông từ chối đưa ra thời hạn cụ thể cho các cuộc thương lượng.
Thực tế, dù Mỹ gây sức ép mạnh mẽ; các cuộc đàm phán hòa bình Nga – Ukraine tại Ả Rập Xê Út chỉ đạt được đồng thuận về lệnh ngừng bắn một phần; chưa có bước tiến lớn nào. Sự thất vọng của Nhà Trắng càng gia tăng sau cuộc gặp được mô tả là “thảm họa” giữa ông Trump và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Nhà Trắng hồi tháng 2.
Ba kịch bản tiếp theo của Mỹ
Theo phân tích từ trang Spectator, chính quyền Tổng thống Trump hiện đối diện với ba lựa chọn. Thứ nhất, tiếp tục đàm phán với các điều khoản mềm mỏng hơn; dù điều này có nguy cơ khiến đồng minh châu Âu bất mãn. Thứ hai, đình chỉ đàm phán và tăng cường lệnh trừng phạt đối với Nga; nhưng phương án này gặp khó khăn vì chính quyền Trump đã áp dụng mức thuế cao với Trung Quốc – nước nhập khẩu dầu lớn nhất từ Nga.
Lựa chọn thứ ba, có tính chiến lược hơn; là Mỹ rút hoàn toàn và giao lại trách nhiệm giải quyết xung đột cho châu Âu. Dù vậy, hành động này có thể làm suy yếu vị thế của Mỹ trong việc bảo đảm an ninh cho Ukraine và khu vực.
Nga chờ đợi, Ukraine chịu sức ép
Về phía Moscow, giới phân tích cho rằng Nga không vội vàng trong đàm phán; và có thể tìm cách trì hoãn tiến trình đến năm 2026; nhằm đạt được vị thế thuận lợi hơn. Một tài liệu chiến thuật bị rò rỉ cho thấy Nga muốn sử dụng chiến lược “câu giờ“; đồng thời bác bỏ mọi đề xuất về triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình tại Ukraine.
Trong khi đó, Ukraine đang chịu áp lực ngày càng lớn từ Mỹ; đặc biệt trước những đề xuất nhạy cảm như công nhận Nga sáp nhập Crimea; hay từ chối khả năng Ukraine gia nhập NATO. Tổng thống Zelensky dù sẵn sàng tạm ngừng chiến sự nhưng kiên quyết giữ quyền tái vũ trang để bảo vệ chủ quyền lâu dài.
Cuộc đua “ai nháy mắt trước” trong đàm phán Ukraine
Với việc cả Washington lẫn Moscow đều không muốn thể hiện sự nhượng bộ trước; các cuộc đàm phán hiện rơi vào thế bế tắc “ai nháy mắt trước“. Trong khi chính quyền Trump có thể cân nhắc viện trợ quân sự mới cho Ukraine; Nga cũng đang chuẩn bị cho một chiến dịch tấn công xuân hè nhằm gia tăng sức ép.
Tuy nhiên, như nhận định của chuyên gia Sergey Poletaev, sự bế tắc này sẽ không kéo dài mãi mãi. Các bên sẽ sớm phải đưa ra những quyết định lớn; trong đó, việc Mỹ có tiếp tục gắn bó với tiến trình hòa đàm Ukraine hay không sẽ định hình cục diện địa chính trị châu Âu trong những năm tới.
Theo: Dantri