Không thể đảo ngược! Nền kinh tế Trung Quốc đứng trước bờ vực sụp đổ!

Ngày 10/7, tài khoản “Louis Chongzhen” trên nền tảng X (trước đây là Twitter) đã đăng một bài viết dài, kèm theo dữ liệu chi tiết và những nhận định mạnh mẽ, cho rằng nền kinh tế Trung Quốc đang rơi vào một “sự sụp đổ hệ thống không thể đảo ngược”.
- Giải cứu 4 người trong vụ cháy nhà lúc nửa đêm ở Hải Phòng
- Giá sầu riêng giảm mạnh giúp người dân ăn thoả thích sau 4 năm đội giá kỷ lục
- Soi tương quan quân sự Nga – Ukraine sau 3 năm xung đột: Vượt trội về khí tài, cân bằng về nhân lực
Theo Chongzhen, tổng nợ của các doanh nghiệp tài chính trên toàn quốc hiện đã tiến sát 500 nghìn tỷ nhân dân tệ, trong khi riêng chi phí lãi vay hằng năm đã vượt mức 20 nghìn tỷ nhân dân tệ – cao hơn hẳn lợi nhuận doanh nghiệp, thuế chính phủ và quy mô kinh tế thực.
Nội dung chính
Kinh tế sản xuất thua lỗ – càng làm càng lỗ
Louis Chongzhen nhấn mạnh rằng toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc “không tạo ra lợi nhuận thực”, mà phần lớn chỉ duy trì hoạt động nhờ nợ và tín dụng.
Dữ liệu cho thấy, đến năm 2025, tổng lợi nhuận doanh nghiệp dự kiến chỉ khoảng 6 nghìn tỷ nhân dân tệ, trong đó ngành tài chính chiếm tới 50% – đồng nghĩa rằng các ngành sản xuất thực sự không đáng kể.
Ngoài ra, thâm hụt ngân sách địa phương đã vượt 6 nghìn tỷ tệ mỗi năm, nhiều địa phương rơi vào tình trạng không thể trả nổi tiền lãi vay. Các lĩnh vực như đường sắt, hàng không, năng lượng, bất động sản và dịch vụ ăn uống đều trong tình trạng thua lỗ, trong khi tốc độ tăng nợ vẫn ở mức 7%, cao hơn nhiều so với tăng trưởng GDP.
“Toàn bộ nền kinh tế quốc gia không hề có lợi nhuận. Sản xuất càng nhiều, thua lỗ càng lớn”, Chongzhen chỉ trích.
Ông cảnh báo rằng mô hình tăng trưởng dựa vào nợ không khác gì “chiếc máy bay đang lao xuống đất thay vì trượt dốc” – ám chỉ nền kinh tế Trung Quốc đang tiến đến giai đoạn sụp đổ không thể cứu vãn.
Nguy cơ giảm phát và khủng hoảng ngoại hối
Ngoài vấn đề nợ, Louis Chongzhen còn cảnh báo về khủng hoảng ngoại hối và giảm phát trong thời gian tới.
Do các doanh nghiệp nông nghiệp phá sản hàng loạt và người dân rời bỏ ngành nông nghiệp, Trung Quốc đang đối mặt với khoảng cách lớn trong cung ứng lương thực và thịt. Mỗi năm, nước này phải nhập khẩu khoảng 300 tỷ USD lương thực. Nếu chiến tranh thương mại với Mỹ leo thang, khủng hoảng ngoại hối có thể bùng phát ngay lập tức.
Tỷ lệ nợ vượt ngưỡng kiểm soát – nguy cơ thay đổi chế độ?
Louis Chongzhen chỉ ra rằng tỷ lệ nợ trên GDP của Trung Quốc đã lên tới 354%, cao hơn nhiều so với Hoa Kỳ (90%) hay Nhật Bản. Trong bối cảnh lãi suất cao, ông cảnh báo rằng “nợ mới sẽ tăng thêm 30 nghìn tỷ nhân dân tệ mỗi năm”. Nếu mô hình kinh tế này tiếp tục phụ thuộc vào tín dụng và lãi suất, việc “thay đổi chế độ” là điều khó tránh khỏi.
“Lãi suất là cha đẻ của quỷ dữ,” ông nói, ám chỉ sự phụ thuộc của Trung Quốc vào mô hình tín dụng lãi cao. Ông ví mô hình này như chiếc máy bay “đang lao đầu xuống” thay vì bay lên.
Một cư dân mạng khác mỉa mai:
“Trước quy luật kinh tế, ai rồi cũng phải tuân theo. Chỉ cần cho nó chút thời gian.”
Mất niềm tin vào hệ thống tài chính
Chongzhen nhận định rằng cuộc khủng hoảng hiện tại không phải mang tính chu kỳ mà là khủng hoảng cấu trúc và thể chế, thậm chí ngay cả bảng cân đối kế toán của ngân hàng cũng bị nghi ngờ. Nếu cộng đồng tài chính quốc tế mất niềm tin vào hệ thống Trung Quốc, viễn cảnh “thay đổi chế độ” không còn là điều viển vông.
Mặc dù truyền thông nhà nước vẫn ra sức vẽ nên bức tranh thịnh vượng và ổn định, nhiều cư dân mạng chỉ ra thực tế khốc liệt rằng:
“Doanh thu thuế hàng năm của một số thành phố thậm chí còn không đủ để trả lãi nợ địa phương.”
Theo: aboluowang