Thử nghiệm mô phỏng đập Tam Hiệp vỡ của các chuyên gia thủy lợi Trung Quốc cho kết quả đáng sợ. Khi đại nạn này xảy đến, toàn tỉnh Hồ Bắc với dân số gần 60 triệu người chỉ có lâm khu Thần Nông Giá là nơi trú ẩn an toàn.

Theo tiết lộ của một bài báo đăng trên hãng truyền thông quốc tế có trụ sở tại Hoa Kỳ – Epoch Times, thử nghiệm mô phỏng đập Tam Hiệp vỡ của các chuyên gia thủy lợi thuộc thế hệ trước cho kết quả rất kinh hãi. Đập Tam Hiệp vỡ sẽ khiến thành phố ở thượng nguồn bị chìm đầu tiên chứ không phải Nghi Xương (thành phố chân đập). Lúc đó, Tứ Xuyên sẽ biến thành biển nước mênh mông.

Khác với suy nghĩ nhiều người, lũ sẽ không ập xuống ngay vùng hạ lưu, mà một khối lượng khổng lồ bùn, đất đá trên núi chảy xuống gây ra những trận lở đất khủng khiếp đổ xuống lưu vực Tứ Xuyên và các tỉnh hạ lưu.

Cảnh ngập lụt tháng 6/2020 ở Trung Quốc qua ống kính của phóng viên hãng tin AFP.

Chuyên gia Trung Quốc đưa ra kết luận, dòng lũ từ thượng nguồn đáng lo ngại hơn rất nhiều so với lượng nước tràn ra do vỡ đập. Nước từ thượng nguồn sông Trường Giang liên tục tràn về sẽ san phẳng nhiều tỉnh thành ở hạ nguồn. Thiệt hại về người và vật chất lúc này không thể đong đếm.

Đến giai đoạn này, cả khu vực phía Nam sẽ thành vùng đầm lầy rộng lớn. Cuộc chạy nạn của những người sống sót sẽ hướng về phía bắc, băng qua sông Hoàng Hà. Tuy nhiên, đến lúc này, chạy đến Hồ Bắc – tỉnh đông thứ 9 về dân số tại Trung Quốc, với gần 60 triệu dân, họ cũng chỉ có một chỗ lánh nạn an toàn. Đó là lâm khu mang tên Thần Nông Giá.

Thực tế, phía chính quyền Trung Quốc đã tính đến trường hợp xấu này, bởi vậy Ban bảo tồn nước của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã âm thầm xây dựng một trung tâm an dưỡng và phục hồi ở Thần Nông Giá. Trên thực tế, mục đích là để sau này nếu trước khi lũ lụt đến, có thể lấy đây làm chỗ lánh nạn.

Tại sao chỉ Thần Nông Giá mới là nơi đủ an toàn cho người chạy nạn? Dân Việt – tờ báo của Hội Nông dân Việt Nam, sau khi trích dẫn thông tin trên của Epoch Times, giải thích thêm rằng chỉ có nơi đây mới đủ cao trước lượng nước đổ về được ví như “sóng thần” khi đập Tam Hiệp bị vỡ.

Tượng Thần Nông ở Thần Nông Giá (ảnh: vyctravel.com).

Cụ thể, Thần Nông Giá có diện tích khoảng 3.250 km2. Điểm cao nhất ở khu vực này lên đến 3.105 mét. Đây cũng là nơi có hệ động thực vật vô cùng phong phú. Nó cũng vùng đất nổi tiếng với những câu chuyện về “dã nhân” còn sinh sống tại núi sâu rừng già.

Cách gọi Thần Nông Giá được đặt theo tên Thần Nông – một trong những vị thần nổi tiếng nhất và rất được kính ngưỡng của người Trung Quốc.

Theo thần thoại Trung Quốc, Thần Nông là ông tổ của nông nghiệp. Ông đã dạy người Trung Quốc nhiều ngành nghề thủ công, đặc biệt là y dược. Thần Nông cũng được xem là vị thần bảo hộ tính mạng, sức khỏe của người Trung Quốc.

Cảnh hùng vĩ của lâm khu Thần Nông Giá (ảnh: vyctravel.com).

Như vậy phải chăng, ngoài yếu tố địa hình, việc lựa chọn Thần Nông Giá là nơi trú ẩn khi lâm nạn hẳn cũng mang theo hy vọng tâm linh của những người từng tuyên thệ “cả đời đi theo học thuyết vô Thần”?!