Một video mô phỏng đường đi và sức tàn phá của dòng nước nếu đập Tam Hiệp (Trung Quốc) bị vỡ đang được lan tỏa trên các trang mạng xã hội.

Xem thêm

Video xuất hiện trên Youtube và các mạng xã hội từ ngày 23/7, được cho là sản phẩm của những người “rất chuyên nghiệp, có kiến thức và mục đích phổ biến kiến thức”. Một nhân viên phòng chống lũ ở tuyến đầu của tỉnh An Huy nói với phóng viên đài phát thanh Sound of Hope (SOH) có trụ sở ở Mỹ rằng, đây không phải chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng; và rằng, nó được đưa ra thời điểm này liệu có phải đập đã xảy ra chuyện gì?

Khởi đầu, video giới thiệu đập Tam Hiệp có độ cao 181m so với mực nước biển, chiều dài là 2.355m, độ cao trữ nước bình thường là 175m, tổng dung lượng là 39,3 tỷ mét khối. Tiếp đến, video giới thiệu quá trình thảm họa ập đến: Đập Tam Hiệp vỡ bung.

Theo mô phỏng, sau khi đập Tam Hiệp bị vỡ, gần 100 mét nước lũ ập xuống. Do bị bị các ngọn núi ở đôi bờ ngăn cản, nước lũ không thể phân tán theo chiều ngang mà tập trung vào dòng chảy xuyên thẳng địa hình. Lúc này, vận tốc của nó là hơn 100 km mỗi giờ. Trong vòng 30 phút sau khi vỡ đập, nước lũ ập tới, phá vỡ đập Cát Châu và nhanh chóng lao đến khu vực nội thị của Nghi Xương (cách Tam Hiệp 50 km). Dòng lũ cao 20 mét, lao với tốc độ 70 km mỗi giờ nuốt trọn Nghi Xương. Sau 5 giờ, toàn Nghi Xương chìm trong biển nước sâu 10 mét.

Qua Nghi Xương, nước lũ vẫn cuồn cuộn với tốc độ 60 km mỗi giờ, chiều cao từ 15 tới 20 mét, tàn phá từ thành thị tới nông thôn. Làm ngập Nghi Đô, dòng chảy sẽ tách ra kiểu xẻ nách, tạo thành hình quạt, nhấn chìm vùng bình địa theo diện rộng. Lúc này độ cao dòng lũ sẽ còn dưới 8 mét, tốc độ cũng chậm lại dưới 25 km mỗi giờ. Song, dòng chảy sông Dương Tử từ phía thượng nguồn Tam Hiệp đổ về vẫn không dưới 35 km mỗi giờ. Làm ngập Kinh Châu xong, lũ ầm ập tiến về phía Nhạc Dương – Vũ Hán.

videoinfo__video.tin360.tv||1ad6d4537__

Ad will display in 09 seconds

5 giờ sau khi đập Tam Hiệp, lũ sẽ vượt chặng đường 350 km, lao tới Nhạc Dương. Tại đây, dòng lũ sẽ gặp một “địch thủ” có thể cản đà tiến của nó. Bên cạnh Nhạc Dương có hồ nước ngọt Động Đình, vốn nông nhưng rộng, tổng dung tích nước chứa được lên tới 22 tỷ m3. Dù bị cầm chân tại Động Đình và phải phân tán lượng nước ở đây, nhưng lũ vẫn khiến Nhạc Dương ngập sâu 5 mét, sau đó tiếp tục chảy về phía đông. Tới Hồng Hồ thì dòng lũ chậm lại, một lượng nước được tích trữ tại đây.

Đến Vũ Hán sau 10 tiếng vỡ đập, trải qua quãng đường 700 km, dòng lũ giảm độ cao xuống 7 mét. Dù Vũ Hán cao hơn mực nước biển khá nhiều, nhưng lũ vẫn khiến nơi đây ngập nặng sâu tới 5 mét, khiến toàn khu vực Vũ Hán thành vùng nước tù đọng rất khó thoát.