Cảnh tượng kỳ lạ tại đại hội của ĐCSTQ: Hai tách trà trên bàn của ông Tập báo hiệu gì?
Nhà văn kiêm biên tập viên Katsuji Nakazawa của tờ Nikkei (Nhật Bản), người đã dành bảy năm ở Trung Quốc với tư cách là phóng viên và sau đó là trưởng văn phòng, đã có bài phân tích về ý nghĩa hai tách trà trên bàn họp của ông Tập.
- Đảo chính Myanmar: Hội đồng Bảo an LHQ lần đầu lên án bạo lực; Mỹ trừng phạt 2 con của tướng Min Aung Hlaing
- Khảo sát: 50% cử tri không tin ông Biden đủ sức làm tổng thống
- Điểm tin 11/3: Vụ công an chôn cất nạn nhân TNGT sẽ bị xử lý thế nào?; Đại sứ quán Trung Quốc bị tấn công
Ở Trung Quốc, có câu thành ngữ nổi tiếng rằng “Người đi thì trà nguội”.
Vào mùa hè năm 2015, tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của nhà nước Trung Quốc, đã xuất bản một bài báo mang tính biểu tượng khuyến khích “Người đi thì trà nguội”, thực chất là yêu cầu những người lớn tuổi trong đảng đã nghỉ hưu nên lặng lẽ từ chức và rời xa chính trường.
“Một số quan chức không sẵn sàng chấp nhận làm ‘trà nguội’ sau khi nghỉ hưu, vì vậy họ làm mọi cách có thể để mở rộng quyền lực của mình và cố gắng giữ cho tách trà của họ luôn nóng”, tờ báo lưu ý.
Nhưng “Người đi thì trà nguội” là tiêu chuẩn, bài báo cho biết.
Vậy chúng ta thấy cảnh tượng kỳ lạ gì tại Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc (tức Quốc hội) năm nay?
Trước mặt nhà lãnh đạo Tập Cận Bình được đặt hai tách trà, trong khi sáu ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị khác, bao gồm cả Thủ tướng Lý Khắc Cường, chỉ có một tách trà trước mặt họ.
Điều này như muốn nói, chẳng những trà của ông Tập không nguội, dù ông đã có gần 10 năm tại vị, mà còn có một tách trà nóng nữa đang chờ ông nhâm nhi.
Khoảng 3.000 đại biểu tham dự phiên họp không thể không chú ý đến điều này trong mỗi lần ông Tập phát biểu.
Hai tách trà lần đầu tiên xuất hiện vào thứ Sáu trong lễ khai mạc của đại hội thường niên. Sau đó, hai tách trà tiếp tục xuất hiện trong tất cả các sự kiện khác, nơi ông Tập tham dự các cuộc họp riêng biệt.
Không chỉ khác về số lượng mà những tách trà của ông Tập dường như được thiết kế đặc biệt cho ông, khác với những chiếc cốc được phục vụ cho các thành viên khác trong ban lãnh đạo.
Đó là cảnh tượng chưa từng thấy trong những năm trước.
Thật vậy, nó chỉ là một tách trà, nhưng trong chính trị Trung Quốc, biểu tượng, tình trạng và nghi thức mang những ý nghĩa quan trọng.
Tổng cộng có hơn 5.000 người từ khắp đất nước, bao gồm 2.000 thành viên của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, đã tập trung cho “hai phiên họp” tại Bắc Kinh.
Sau khi trở về nhà, những người này có thể sẽ bàn luận và suy đoán về những thay đổi trong cơ cấu quyền lực mà họ đã chứng kiến.
Ông Tập lên nắm quyền tổng bí thư vào mùa thu năm 2012. Ông đảm nhận chức vụ chủ tịch Trung Quốc ngay trước mùa xuân năm 2013.
Nếu tách trà đầu tiên ngụ ý hai nhiệm kỳ 5 năm đầu tiên của ông, từ 2012 đến 2022, thì tách trà thứ hai có thể ngụ ý rằng ông sẽ tiếp tục nắm quyền lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc sau đại hội toàn quốc tiếp theo của đảng, vào năm 2022. Và trong bao lâu? 5 năm hay 10 năm nữa? Hay một chủ tịch suốt đời?
Khoảng sáu năm trước, những nhân viên bảo vệ bắt đầu được triển khai tại các phiên họp thường niên của Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc với duy nhất một nhiệm vụ: theo dõi chặt chẽ tách trà của ông Tập. Có phân tích cho rằng, có người chuyên phụ trách cốc trà của ông Tập là để ngăn chặn việc bị hạ độc, bởi vì cuộc đấu tranh quyền lực giữa các quan chức cấp cao trong ĐCSTQ đã lên tới mức ‘anh sống tôi chết’ sau Đại hội ĐCSTQ lần thứ 18.
Một nhân viên nam sau đó được triển khai để phục vụ trà riêng cho ông Tập, trong khi các nhân viên nữ mang trà cho các nhà lãnh đạo khác.
Thay đổi mới nhất, chiếc cốc thứ hai, có thể liên quan đến các biện pháp bảo vệ, có thể là do dịch virus viêm phổi Vũ Hán.
Tuy nhiên, thực tế vẫn là sự đối xử đặc biệt chỉ dành cho ông Tập. Nó chỉ xác nhận những gì mọi người đều biết, rằng hệ thống lãnh đạo tập thể truyền thống của Trung Quốc trên thực tế đã sụp đổ.