Bất an trước chiến thắng của Nga, NATO tuyệt vọng và sẽ làm liều?
Lợi thế trên chiến trường của Nga giờ đây là quá rõ ràng, nhưng có những cường quốc trong NATO muốn ngăn chặn sự thất bại của họ bằng cách muốn NATO tham gia trực tiếp vào cuộc xung đột.
Việc Ukraine tiến hành các cuộc tấn công xuyên biên giới nhằm vào lãnh thổ Nga chắc chắn không thể đảo ngược diễn biến trên chiến trường, nhưng lại nhằm mục đích lôi kéo NATO vào cuộc chiến
Tổng thư ký NATO hôm 9/12 cảnh báo rằng, cuộc chiến của Nga ở Ukraine có thể mở rộng thành một cuộc chiến rộng lớn hơn với liên minh Đại Tây Dương, theo New York Times.
Tờ Express của Anh cho biết: Một trong những cảnh báo nghiêm trọng nhất cho đến nay, Tổng thư ký NATO cho biết cuộc chiến Ukraine có thể vượt khỏi tầm kiểm soát và leo thang thành một cuộc xung đột toàn diện giữa liên minh quân sự này và nước Nga của Vladimir Putin – làm dấy lên lo ngại về khả năng xảy ra một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba. Khi được hỏi về nỗi sợ hãi lớn nhất của ông trong mùa đông này, Jens Stoltenberg nói với đài truyền hình NRK của Na Uy: “Tôi sợ rằng cuộc chiến ở Ukraine sẽ vượt khỏi tầm kiểm soát và lan rộng thành một cuộc chiến lớn giữa NATO và Nga.”
Ông Jens Stoltenberg cũng thể hiện sự lo ngại trước diễn biến trên chiến trường Ukraine trong những ngày gần đây khi ông tuyên bố:
“Tôi hiểu tất cả những ai mệt mỏi với việc ủng hộ Ukraine. Tôi hiểu tất cả những ai nghĩ rằng giá lương thực và tiền điện quá cao, nhưng chúng ta phải trả giá đắt hơn nhiều nếu tự do và hòa bình của chúng ta bị đe dọa thông qua chiến thắng của Putin ở Ukraine.”
Tuyên bố này cho thấy NATO đã ngầm thừa nhận chiến thắng của người Nga. Tuy nhiên điều trớ trêu là, chính NATO là bên đã dồn ép Nga khi liên tục mở rộng liên minh áp sát biên giới nước này và bỏ qua bất kỳ mối lo ngại cũng như đề xuất của Điện Kremlin và kết cục là dẫn đến cuộc xung đột hiện nay.
Câu hỏi đặt ra là: Phải chăng chiến thắng của Putin ở Ukraine sẽ đe dọa tự do và hòa bình của phương Tây như lời của ông Tổng thư ký NATO?
Thực tế là Nga không quan tâm đến châu Âu bên ngoài biên giới Ukraine. Mục tiêu của Nga chỉ là biến Ukraine thành một quốc gia trung lập, phi quân sự, phi phát xít. Vì vậy, làm thế nào mà người Nga có thể gây nguy hiểm cho NATO?
Thêm nữa, tuyên bố của Tổng thư ký NATO cho thấy sự rối rắm, thể hiện tâm trạng bất an của các quan chức khối này trước đà chiến thắng của người Nga.
Tờ Express cho biết, trong khi tin rằng tình huống như vậy sẽ tránh được, ông Stoltenberg cũng tiếp tục cho rằng, “không nghi ngờ gì về khả năng xảy ra một cuộc chiến tranh toàn diện”.
Đồng thời trong khi tỏ ra là bên muốn tránh xa cuộc xung đột khi “Người đứng đầu NATO nhắc lại rằng Ukraine sẽ quyết định thời gian và nội dung của bất kỳ cuộc đàm phán nào với Nga”, thì ông này lại tuyên bố đầy mâu thuẫn: “Chúng tôi càng mong muốn một giải pháp hòa bình, chúng tôi càng cấp bách cung cấp hỗ trợ quân sự cho Ukraine.”
Tất nhiên người Nga nhận ra sự loanh quanh và bất an này NATO vốn đang lo ngại Ukraine thất bại thảm hại trước lực lượng Nga.
Thông tấn xã TASS viết như sau:
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov cho biết…Các thành viên NATO ngày càng tham gia trực tiếp vào cuộc xung đột này. Sự ủng hộ của họ dành cho Kyiv hiện đa dạng hơn nhiều so với vài tháng trước. Điều này phản ánh chính sách có chủ ý của Washington, được người châu Âu ngoan ngoãn theo đuổi, nhằm leo thang xung đột. Họ đang “Đùa với lửa. Rủi ro đang tăng vọt”.
Liệu NATO có tham chiến trực tiếp tại Ukraine để đối đầu với lực lượng Nga? Không ai đoán được trước điều gì.
Tuy nhiên trong các tuyên bố rối rắm của mình, Tổng thư ký NATO Stoltenberg đã nói đúng một điều, rằng “phía Nga đang cố gắng trì hoãn làm chậm lại cuộc xung đột” để “tập hợp lại và chuẩn bị khởi động một cuộc tấn công lớn hơn nhằm chống lại lực lượng Ukraine vào năm tới”, theo Express.
Trong vài tuần trở lại đây, các nhà quan sát đều nhận định rằng, lực lượng Nga sẽ mở một cuộc tổng tiến công vào mùa đông để nghiền nát quân đội Ukraine mà không gây thương vong đáng kể cho phía họ. Quân đội Ukraine sau đó sẽ mất thêm hàng nghìn binh sĩ và càng làm cho “vấn đề tái tạo” bổ sung lực lượng của nước này càng trở nên cấp bách hơn.
Có thể bạn quan tâm: