Việt Nam hiện đang xem xét việc nộp đơn kiện Trung Quốc về vấn đề chủ quyền trên Biển Đông, còn Bắc Kinh đang cân nhắc các biện pháp nhằm đối phó  nếu Việt Nam kiện Trung Quốc  ra tòa án quốc tế liên quan đến vấn đề tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông, trong đó có việc sẵn sàng bố trí người vào làm thành viên của toà án xét xử.

Theo SCMP, Trung Quốc có lẽ sẽ phải lựa chọn giải pháp thực sự tham gia vào quá trình tố tụng, điều mà quốc gia này đã không thực hiện khi phải đối mặt với một vụ kiện tương tự ra tòa án quốc tế do Philippines đệ đơn vào năm 2016 và tại thời điểm đó, Bắc Kinh đã bị thua kiện nhưng Bắc Kinh không chấp hành phán quyết của toà án.

Chủ tịch Viện nghiên cứu quốc gia về Biển Đông ở Hải Khẩu, thủ phủ của tỉnh đảo Trung Quốc, Hải Nam, Wu Shicun nói “Tôi nghĩ rằng các công tác chuẩn bị đang được tiến hành” “Chúng tôi không thể nhắm mắt làm ngơ  trong khi Việt Nam đang chuyển sang hành động pháp lý”. Ông Wu nhấn mạnh rằng “Bắc Kinh có thể phản đối Việt Nam về chủ quyền của các phần tranh chấp ở quần đảo Trường Sa”.

Ông Wu cho biết cụ thể là Bắc Kinh cũng có thể tuyên bố các vùng xung quanh quần đảo Trường Sa là của Trung Quốc, củng cố thêm các yêu sách và khởi động lại các cuộc thăm dò  dầu khí ở quần đảo Trường Sa vốn đã bị dừng hoạt động vào năm 1994 sau sự phản đối mạnh mẽ từ Hà Nội.

Bắc Kinh thường trích dẫn một công hàm ngoại giao vào năm 1958 do Thủ tướng Phạm Văn Đồng của Việt Nam và cho rằng đó là bằng chứng quan trọng cho thấy Việt Nam công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhưng phía Việt Nam đã lập luận rằng bản đó là không hợp lệ, cho rằng tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông liên quan đến Việt Nam.

Theo Đánh giá của ông Wu, chủ đề được thảo luận ở Trung Quốc trong những tuần gần đây là Bắc Kinh sẽ phản ứng thế nào nếu Việt Nam kiện  Trung Quốc  ra tòa án trọng tài quốc tế về vấn đề tranh chấp trên Biển Đông.

Tuần trước, phó giáo sư của Đại học Jiao Tong Thượng Hải, Zheng Zhihua, đã viết một bài báo trên trang web của nhóm chuyên gia về sáng kiến​​ tình hình chiến lược Biển Đông và nói rằng Bắc Kinh có thể học một bài học từ vụ kiện của Philippines và sẽ có cách tiếp cận khác. Chẳng hạn, ông Zheng đề nghị, Trung Quốc có thể đưa các thành viên của mình vào làm thành viên của tòa trọng tài và tham gia vào quá trình xét xử trước khi xác định có chấp nhận vụ kiện với tư cách là  bị đơn hay không.

Bắc Kinh tuyên bố 80% Biển Đông là của Trung Quốc, những phần được tuyên bố đó thuộc lãnh thổ của Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam. Việt Nam và Trung Quốc đã nhiều lần cam kết giải quyết xung đột trên vùng biển một cách hòa bình, nhưng căng thẳng giữa Bắc Kinh và Hà Nội thỉnh thoảng lại bùng lên.

Vụ việc lớn nhất gần đây là vào năm 2019, một tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc đã đi vào vùng đặc quyền kinh tế biển của Việt Nam dẫn đến một cuộc đối đầu kéo dài hàng tháng cho đến khi các tàu Trung Quốc rời đi vào tháng 11.

Ảnh chụp màn hình VietNam Finance.

Giáo sư danh dự của Đại học New South Wales ở Úc, Carl Thayer nói rằng lẽ ra Việt Nam nên xem xét có hành động pháp lý chống lại Trung Quốc từ năm 2014  khi Trung Quốc đóng một giàn khoan dầu ở vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Tại thời điểm đó, hành động của Trung Quốc đã thúc đẩy một cuộc nổi dậy và gây ra một làn sóng phản đối chưa từng có ở Việt Nam về chủ quyền lãnh thổ 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ông Thayer tiếp tục nói “Nếu Việt Nam thực hiện hành động pháp lý và giành chiến thắng, kết quả này sẽ giáng một đòn nặng nề vào uy tín và vị thế quốc tế của Trung Quốc, đặc biệt nếu Trung Quốc tham gia tố tụng” và “Việt Nam sau đó có thể gây áp lực chính trị và ngoại giao đối với Trung Quốc bằng cách khẳng định chủ quyền lãnh thổ phải được tuân thủ – không giống như Philippines khi mà Tổng thống Philippines lại đặt việc này sang một bên.”

 Ông Thayer bổ sung thêm rằng: “Ngoài ra, các hành động của Việt Nam sẽ giúp cung cấp một nền tảng cho các quốc gia khác trong cộng đồng quốc tế, đặc biệt là về vấn đề chủ quyền hàng hải, để đối trọng lại với Trung Quốc”.

Vào tháng 5/2020, Hà Nội đã đề cử bốn trọng tài viên và bốn hòa giải viên, tín hiệu này cho thấy Việt Nam có thể chọn cách giống như Philippines đã từng thực hiện.

Các nhà quan sát cho rằng, bất kỳ hành động pháp lý nào do Hà Nội thực hiện đều có thể được nhìn nhận là do Bắc Kinh vi phạm chủ quyền, hành động này có vẻ như được đưa ra đúng thời điểm khi Trung Quốc đang trong một cuộc cạnh tranh khốc liệt với Mỹ trên nhiều mặt trận và với Biển Đông hiện là điểm dậy sóng nhất.

Trong những năm gần đây, quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã được cải thiện đáng kể lại là vì yếu tố Trung Quốc. Tàu sân bay Mỹ USS Theodore Roosevelt đã đến cảng Đà Nẵng –Việt Nam lần thứ hai trong ba năm và Hoa Kỳ đã trao hai máy giám sát nhằm bảo vệ bờ biển cho Việt Nam nhằm tăng  khả năng tuần tra Biển Đông của Việt Nam trong bối cảnh căng thẳng với Trung Quốc.

Nếu Việt Nam đang tiến quá gần Mỹ và đưa ra một vụ kiện, điều đó có nghĩa là Việt Nam sẽ đứng về phía Mỹ để đối đầu với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông”, ông Wu bổ sung thêm rằng “Đây là điều Việt Nam cần cân nhắc”.

Các nhà quan sát đang tiếp tục chờ đón các hành động chính thức của Việt Nam về vấn đề này.