Tôi luôn có cảm giác ghê ghê khi người cùng mâm khuấy đĩa thức ăn, đảo từ dưới lên trên, từ trên xuống dưới, chọn cho được miếng mình thích. Những động tác này khiến nhiều người thấy sợ và thường thì họ sẽ không dám ăn món đó nữa“.

Bên cạnh những nét văn hóa ẩm thực truyền thống đáng trân trọng, nhiều người Việt có thói quen thiếu văn minh, vệ sinh, cần phải điều chỉnh, đó là một trong số ý kiến về thói quen trong ăn uống của người Việt được một số độc giả chia sẻ mà báo VnExpress đăng tải:

Bỏ ăn khi người cùng bàn cầm đũa khuấy thức ăn

Trong bữa ăn ở quê tôi, một vị khách dùng đũa khuấy đĩa thức ăn và bát canh xương khiến người cùng bàn bỏ đi. Có lẽ vì chịu không nổi vị khách dùng đũa mất vệ sinh, trước khi bỏ bàn, người đàn ông đã nói thẳng: “Ông ăn cũng phải nhìn người khác với chứ. Ông cầm đũa khuấy lung tung, gớm thế ai mà ăn được”.

Sau này tôi còn chứng thêm vài sự cố khác liên quan đến việc ăn này.

Tôi luôn có cảm giác “ghê ghê” khi người cùng mâm khuấy đĩa thức ăn, đảo từ dưới lên trên, từ trên xuống dưới, chọn cho được miếng mình thích. Những động tác này khiến nhiều người thấy sợ và thường thì họ sẽ không dám ăn món đó nữa. Hầu hết không ai dám nói ra vì ngại. Nhưng cũng có những người thẳng tính nói ngay tại bàn.

‘Ăn chung đĩa, gắp cho nhau là thiếu văn minh’

Trước hết, hãy nói về việc giữ gìn vệ sinh chung. Một cái muỗng, đôi đũa lẽ ra phải dùng riêng cho mình để thực hiện một thao tác gắp hay múc thì đôi lúc người Việt lại thoải mái đưa vào tô canh hay đĩa thịt chung. Một hành động nhỏ nhưng lại vừa gây phản cảm, vừa mất vệ sinh khiến cho người chung mâm có cảm giác không muốn ăn tiếp.

Phong cách ẩm thực của người Việt ta còn mang đậm nét văn hóa truyền thống. Theo thói quen bình dân, ngày thường dù có lao động cực nhọc cỡ nào, trên mâm cơm cũng chỉ vài món canh, cá đạm bạc cho đủ no. Nhưng những ngày lễ, Tết lại khác, trên mâm cơm người Việt phải có đủ loại thực phẩm ngon, có giá trị, từ thịt động vật cho tới rau củ quả được gia công chế biến cầu kỳ, bắt mắt. Đó là nét đặc trưng của ẩm thực Việt.

Tuy nhiên, vì tính hiếu khách mà đôi khi ta dùng đũa của mình gắp thức ăn cho người khác. Trường hợp này có người không trở đầu đũa. Thói quen quan tâm người khác nhưng mất vệ sinh này làm cho người đối diện khó xử vì không phải món nào khách cũng thích, cũng ăn được.

Thực tế, trong những bàn tiệc có không ít chuyện dở khóc, dở cười như khi một người sở hữu một bộ răng yếu lại được “chăm sóc” bằng một món vừa cứng lại vừa dai. Ăn thì không được mà vứt bỏ đi thì không những phí phạm mà còn mất lịch sự.

Tai hại nhất là trong khi ăn, mọi người nói chuyện, cười đùa, cụng ly thỏa thích quên cả việc làm văng tung tóe thức ăn, thức uống trên mâm, bàn thậm chí văng cả vào người đối diện.

Có người cho rằng cách ăn này là phí phạm. Tôi rất đồng ý với quan điểm này. Tuy nhiên, có một sự thật không thể bàn cãi: trong khi đạo đức xã hội nhiều phần xuống cấp trầm trọng, thì cách ăn thể hiện truyền thống văn hóa như trên cũng nên giữ lại lắm chứ.

Tất nhiên, chúng ta cũng cần nhìn nhận thẳng thắn, có một vài nét ẩm thực người Việt đôi lúc chưa được văn minh, vệ sinh và cần phải điều chỉnh.

Một số ý kiến về thói quen chấm chung nước mắm

Có một số thói quen ăn uống của người Việt không tốt cho sức khỏe. Trong bữa ăn, mọi người có thói quen dùng chung một bát nước mắm/bát muối, chung đũa hoặc dùng đôi đũa đang ăn của mình “khua khoắng” đồ ăn trên đĩa thức ăn…

Độc giả Minh Thành kể: “Trong bữa ăn, tôi rất sợ những người hay nói lớn, đặc biệt là thích nhoài người qua mâm cỗ để chuyện trò, cụng ly. Kiểu gì họ cũng văng một ít nước miếng từ miệng vô đó. Không khí vui vẻ nhưng cũng rất mất vệ sinh”.

Độc giả Phương: “Đâu cần chờ tới có virus vorona rồi mới không chấm chung chén nước mắm. Một chén mắm mà chấm chung cả bàn ăn, một nồi lẩu mà đũa của cả bàn ăn cho vào khoắng rồi gắp thức ăn, dùng đũa mình đang ăn gắp thức ăn cho người khác, khi gắp miếng thức ăn lên rồi không vừa ý bỏ xuống rồi dùng đũa lựa qua lựa lại chọn miếng khác là vô cùng mất vệ sinh.

Đây là ổ lây các bệnh viêm gan siêu vi B, C, cảm cúm… Một người bệnh là cả nhà bệnh. Mỗi đĩa thức ăn, tô canh hay nồi lẩu nên có một cái thìa, vá lớn dùng chung để múc thức ăn cho vào chén mỗi người. Nước chấm thì ai nấy có chén riêng, lấy ít thôi vừa đủ cho mình ăn. Hơi mắc công chút nhưng vệ sinh và an toàn cho mọi người”.

Không chỉ hạn chế lây lan virus corona, độc giả Khánh Hòa cho rằng không dùng chung chén nước chấm sẽ hạn chế lây nhiễm nhiều bệnh khác: “Vi trùng lao, viêm gan siêu vi và cúm gia cầm cũng có thể lây lan từ người bệnh sang người không bị bệnh, chứ không riêng virus corona.

Dùng chung đũa, muỗng (gắp, múc cho nhau), chấm chung một chén nước chấm, cầm bánh trái đưa cho nhau và cả thổi chung máy đo nồng độ cồn mà không được khử trùng sau mỗi người thổi, đều có thể bị lây nhiễm virus”.