Cá sấu ngoạm quyết không buông tha cho rùa, mặc dù rùa có mai cứng và trơn…

Một số bình luận của độc giả sau khi xem video:

“Nhìn mà mỏi hết cả miệng. Nuốt không trôi thì nhả ra đi cá sấu ơi”

“Nhìn tội em rùa quá”

“Thôi tha cho rùa đi cá sấu ơi”

“Ca này khó rồi, nhả em rùa ra đi cá sấu ơi”

Mời quý độc giả xem video:

Hàm cá sấu có gì mà chúng có thể đớp mồi nhanh như điện?

Không chỉ sở hữu cú đớp cực mạnh, cá sấu còn có khả năng tấn công con mồi nhanh như chớp. Câu hỏi đặt ra là bên trong hàm của cá sấu có gì mà chúng có thể vồ mồi nhanh chóng như vậy?

Theo báo Tiền phong, các nhà sinh vật học tại Đại học Vanderbil sau khi sử dụng kính hiển vi để xem xét hàm của cá sấu sông Nile khổng lồ và cá sấu Mỹ; họ đã phát hiện ra điều thú vị bất ngờ.

Theo đó, những lớp da sần sùi nhỏ li ti nổi lên bên trong hàm của cá sấu có cấu trúc vô cùng chặt chẽ. Chúng là các đầu dây thần kinh xúc giác phát hiện ra các rung động và áp lực. Các đầu dây thần kinh này bắt nguồn từ vùng của dây thần kinh sinh ba trong hộp sọ cá.

Video: Cá sấu ngoạm chú rùa trong miệng quyết không tha
Nhờ làn da nhạy cảm mà cá sấu có thể ngoạm hàm quanh cơ thể con mồi với tốc độ cực nhanh (ảnh minh hoạ dẫn từ AP).

Để kiểm tra độ nhạy của xúc giác, các nhà nghiên cứu đã cho lớp da nhỏ bé này tiếp xúc với độ mặn của muối; để đo các xung điện của dây thần kinh và chạm vào da bằng một sợi tóc. Kết quả cho thấy vùng da hàm cá sấu nhạy cảm hơn vùng da đầu ngón tay người.

Chính nhờ làn da nhạy cảm như vậy mà cá sấu có thể ngoạm hàm quanh cơ thể con mồi; với tốc độ cực nhanh chỉ trong 50 mili giây; một thời gian phản ứng chỉ có thể thực hiện được nhờ làn da siêu nhạy cảm.

Ngoài ra, lớp da nhạy cảm này có thể giúp cá sấu ngậm con vào miệng một cách nhẹ nhàng; mà không gây thương tích.