Ngày 30/11, tờ Bloomberg hé lộ rằng, nhập khẩu LNG từ Nga sang châu Âu tăng khoảng 40%/năm. Châu Âu cũng đã chi một khoản tiền kỷ lục là 12,5 tỷ euro (tương đương 13 tỷ USD) để mua LNG của Nga từ tháng 1 đến tháng 9, cao gấp 5 lần so với một năm trước đó.

Giới lãnh đạo Brussels đã ban hành lệnh cấm vận than đá Nga có hiệu lực từ tháng 8, và chỉ còn 3 ngày nữa là đến ngày 5/12. 

Trong bối cảnh ấy, trước khi lệnh trừng phạt dầu mỏ Nga có hiệu lực, châu Âu lại ráo riết nhập khẩu LNG của Nga với mức tăng vọt kỷ lục vào năm 2022.

Ngày 30/11, tờ Bloomberg hé lộ rằng, nhập khẩu LNG từ Nga sang EU tăng khoảng 40%/năm. EU cũng đã chi một khoản tiền kỷ lục là 12,5 tỷ euro (tương đương 13 tỷ USD) để mua LNG của Nga từ tháng 1 đến tháng 9, cao gấp 5 lần so với một năm trước đó.

Đây được cho là liều thuốc đắng đối với nhiều quốc gia trong khối liên minh châu Âu, vốn đã áp đặt các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt đối với Điện Kremlin nhằm tước đoạt ngân sách để Nga không thể duy trì Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. 

Có thể nói, nhu cầu năng lượng ngày càng tăng từ Pháp và Bỉ đã giúp Nga trở thành nhà cung cấp LNG số hai ở Tây Bắc Âu trong năm nay. Vị trí số 1 là Qatar, quốc gia có truyền thống cung cấp LNG cho khu vực châu Âu. 

Bất chấp truyền thông dòng chính đánh bóng rằng, Mỹ hứa sẽ cứu giúp đồng minh châu Âu bằng cách tập trung bán LNG cho EU thì thực tế, các nước trong khu vực Tây Bắc Châu Âu nhận được nguồn LNG của Nga nhiều hơn đáng kể so với LNG của Mỹ.

Lưu ý là các quốc gia như Bỉ, Hà Lan và Pháp đã chấp nhận mua LNG của Nga và sau đó phân phối ra khắp châu Âu, trong khi chỉ có Anh và các nước Baltic ngừng mua LNG của Nga.

Tờ Bloomberg dẫn lời Anne-Sophie Corbeau, một chuyên gia tại Trung tâm Chính sách Năng lượng Toàn cầu của Đại học Columbia cho biết: “LNG của Nga sẽ tiếp tục chảy sang châu Âu. Chúng tôi cần điều đó đối với cán cân LNG toàn cầu…  Tôi nghĩ rằng hầu hết các nước châu Âu đều vui vẻ nhắm mắt làm ngơ trước điều này”. 

Tờ này cũng cho biết: Mặc dù dự án Sakhalin 2 khổng lồ ở vùng Viễn Đông của Nga thường vận chuyển hàng hóa đến châu Á, nhưng một cơ sở mới, nhỏ hơn trên bờ biển Baltic của Nga đã gửi những chuyến hàng đầu tiên đến Hy Lạp.”

Thực tế là có hai nhà máy LNG ở tây bắc nước Nga, đó là Cảng LNG và Vysotsky LNG, tuy nhiên, đây là những cảng nhỏ và chỉ bắt đầu hoạt động vào mùa thu này. Do đó, việc cung cấp LNG cho châu Âu chủ yếu thông qua đường ống Yamal LNG của tập đoàn Novatek của Nga.

Ban đầu, đường ống Yamal được xây dựng để phục vụ cho châu Á mà chủ yếu là Trung Quốc, nhưng mục tiêu này đã thay đổi vào năm 2022. Vì sao lại như vậy?

Thứ nhất, lần đầu tiên thị trường châu Âu chứ không phải châu Á đã trở thành thị trường khí đốt cao cấp của nhà máy khí đốt Yamal. Trước năm 2022, giá xăng ở châu Âu luôn thấp hơn ở châu Á. Vì vậy Nga đã chuyển hướng sang châu Âu là vì lý do kinh tế như Chuyên gia hàng đầu của Quỹ An ninh Năng lượng Quốc gia Nga ông Igor Yushkov cho biết. 

Thứ hai là những hạn chế về mặt thời tiết đối với việc cung cấp LNG qua đường ống Yamal cho châu Á – vốn là thị trường cao cấp vào mùa đông. Vì vậy Nga thường vận chuyển LNG từ nhà máy Yamal bằng tàu phá băng đi qua Kênh đào Suez để đến châu Á. Nhưng năm 2022 này, tất cả nguồn LNG tại nhà máy Yamal đang được “hút sạch” không phải từ Trung Quốc, mà là châu Âu.

Lý do thứ ba là nhà máy Yamal LNG đã tăng công suất hoạt động lên mức tối đa. Theo kế hoạch Yamal LNG sẽ sản xuất khoảng 16,5 triệu tấn, nhưng đến cuối năm đã tăng mức sản xuất nhiều hơn, vào khoảng 21 triệu tấn, theo Interfax.

Đáng lưu ý là khoảng 16 triệu tấn LNG đã được ký theo hợp đồng dài hạn, trong khi số lượng khí đốt mà nhà máy Yamal LNG sản xuất vượt quá kế hoạch lại không được ký hợp đồng dài hạn và bán bằng phương thức giao ngay. 

Giám đốc nhà máy Yamal LNG, ông Leonid Mikhelson cho biết, trong khoảng 4 triệu tấn thặng dư này, công ty hiện đang kiếm được nhiều tiền hơn từ tất cả 16 triệu tấn còn lại.

Tại sao lại như vậy? Đơn giản là đối với các hợp đồng dài hạn, giá LNG thấp hơn đáng kể so với giá khí đốt hiện tại. Nhưng tập đoàn Novatek của Nga đã bán khối lượng “thặng dư” này với giá giao ngay đắt hơn nhiều lần so với giá khí đốt trong hợp đồng dài hạn.  

Thêm nữa, Các công ty Trung Quốc có hợp đồng dài hạn với Novatek, cũng bán một số lượng lớn LNG Nga cho thị trường châu Âu. Vấn đề là Trung Quốc sẽ được hưởng lợi lớn từ chênh lệch giá cả khi mua giá rẻ (thông qua hợp đồng dài hạn với Nga) và bán giá giao ngay đắt cắt cổ cho người châu Âu.

Và đây là lý do tại sao EU đang âm thầm tăng cường mua khí đốt của Nga và không coi đây là vấn đề hệ trọng gì. Trong khi trước truyền thông, giới quan chức châu Âu liên tục thảo luận việc loại bỏ đường ống dẫn khí đốt từ Nga,  cắt giảm tiến tới “cai nghiện” hoàn toàn năng lượng của Nga. 

Vì vậy trong khi tỷ lệ khí đốt đường ống của Nga trong khu vực đã giảm từ 30% vào năm 2021 xuống còn 10% vào năm 2022, thì tỷ lệ LNG trong nguồn cung của Nga đã chiếm tới gần một nửa trong số đó.

Điều mỉa mai là, người châu Âu không có thái độ tiêu cực đối với LNG như với đường ống khí đốt của Nga. Có lẽ họ ngây thơ khi cho rằng, khí đốt không có tội, chỉ có đường ống dẫn khí đốt và tập đoàn Gazprom sở hữu các đường ống khí đốt của Nga mới là bên có tội. 

Có lẽ vì vậy mà thủ tướng Đức Olaf Scholz sẵn sàng đóng cửa đường ống Nord Stream 2, và tập đoàn năng lượng Gazprom phải hứng chịu nhiều lệnh trừng phạt nhất từ các quan chức EU. 

Thêm nữa, chính quyền Joe Biden đã tích cực quảng cáo LNG của Mỹ giống như một sự cứu rỗi cho các đồng minh châu Âu. Nói cách khác, chính quyền Biden đang PR rất tốt về sự giúp đỡ đầy vụ lợi, và phù hợp tiêu chí chống Nga trên các phương tiện truyền thông. 

Nên không có gì ngạc nhiên khi Giám đốc điều hành Novatek ông Leonid Mikhelson cho biết: “Trong điều kiện hiện tại, không thể có dự án LNG ‘tốt’ và ‘xấu’,” theo Bloomberg. 

Có một sự thật là, ngay cả khi cuộc xung đột Ukraine đang diễn ra, người châu Âu đã không hề khước từ khí đốt của Nga như truyền thông tuyên truyền, ngoại trừ một số quốc gia. 

Eric Mamer, phát ngôn viên chính của Ủy ban châu Âu, cho biết trong một cuộc họp ngắn hôm 25/11 rằng: “Chúng tôi chưa bao giờ công bố bất kỳ công việc nào về lệnh cấm khí đốt của Nga và điều đó không thay đổi,” theo Bloomberg.

Chỉ có các nước vùng Baltic mà nổi bật là Ba Lan đã đóng cửa Đường ống Yamal tới châu Âu, nhờ việc quốc hữu hóa cổ phần của Gazprom. 

Ukraine cũng từ chối nhận khí đốt thông qua hệ thống tuyến đường Sokhranivka, và chỉ còn lại tuyến đường Sudzha. Theo hợp đồng, 109 triệu mét khối mỗi ngày sẽ đi qua Ukraine, nhưng lượng khí đốt đi qua các tuyến đường này đã giảm 2,5 lần, chỉ còn tương đương 42 triệu mét khối. 

Nord Stream 1 cũng dần dần ngừng cung cấp khí đốt vào tháng 9 do các vấn đề liên quan đến lệnh trừng phạt các tuabin. 

Nord Stream 2 chưa bao giờ hoạt động do quyết định đình chỉ chứng nhận hoạt động từ phía Đức, và sau đó cả 2 đường ống này đã bị nổ tung trong vùng biển mà NATO kiểm soát. 

Hẳn nhiên châu Âu sẽ rất vui mừng khi mua khí đốt của Nga thông qua các đường ống này, nhưng không có cách nào khác, các con đường này đã hoàn toàn bị cắt đứt.

Có thể bạn quan tâm: