Tê giác bị hà mã húc liên hồi cho đến khi bị trượt ngã xuống nước.

Tế giác đối đầu với hà mã rồi ngay sau đó bị hà mã húc cho không trụ lại được.

Cú húc
Không trụ nổi cú húc của của hà mã khiến tê giác ngã lộn nhào (ảnh cắt từ video).

Nhiều người cho rằng do tê giác ở dưới lên không có lực chống lại cú húc từ trên bờ của hà mã, vì vậy mà bị hà mã húc cho ngã lăn xuống đầm.

Người khác bình luận: “Con tê giác bị mất sừng nên không có vũ khí để chiến đấu vì vậy mới bị yếu thế”

Một người khác viết: “Tội con tê giác, do không còn sừng nên bị húc ngã lăn”

Video ghi lại sự việc:

Xem thêm: Thực hư về tác dụng ‘thần dược’ của sừng tê giác

Theo các tài liệu của Y học phương Đông được báo báo Suckhoedoisong đăng tải, sừng tê giác là một vị thuốc được xếp vào nhóm thuốc “thanh nhiệt lương huyết”. Sừng tê giác tính hàn, vị đắng, khi dùng có tác dụng đi vào kinh tâm, can, vị (tim, gan, dạ dày). Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, trấn kinh an thần, dùng để điều trị các chứng thuộc ôn bệnh (bệnh do thời tiết sinh ra có tính lây truyền) như sốt cao, hôn mê nói nhảm, co giật, sốt phát ban…

Nó có phải là thần dược không? Xin trả lời là không. Vì trong nhóm thuốc thanh nhiệt lương huyết có tất cả 17 vị thuốc như ngưu hoàng, sinh địa, huyền sâm, đan bì, xích thược… vừa rẻ lại vừa dễ tìm.

Ngày nay, người ta gán ghép, thổi phồng tác dụng của sừng tê giác như một “thần dược” để kiếm tiền. Vì vậy những năm gần đây tê giác bị săn lùng đến tận diệt một cách không thương tiếc. Trở thành động vật trong danh sách đỏ cần được bảo vệ nghiêm ngặt.

Có thể bạn quan tâm: