Ngoài ép nộp khoản tiền chuộc thế thân hàng nghìn USD, các ông chủ, quản lý người Trung Quốc ở Campuchia còn đe dọa người Việt phải nhận kết cục kinh hoàng.

Dùng bốn chữ “thương hiệu Trung Quốc” khống chế

Dọa “bán lấy nội tạng” là cách người Trung Quốc kiểm soát lao động Việt tại đất nước thứ ba. Điều đó phần nào nói lên, nạn cướp mổ, bán lấy nội tạng không chỉ lộng hành ở quốc nội, mà Trung Quốc đã xuất khẩu “thương hiệu quốc gia” đẫm máu này sang Đông Nam Á.

Anh H – một doanh nghiệp xuất khẩu cá sang Campuchi kể trên Tuổi Trẻ: “Vừa rồi tôi mới cứu con của người bạn tôi với giá 3.500 USD. Họ dụ dỗ làm “việc nhẹ lương cao” nhưng thực chất là lên mạng lừa đảo người khác. Nếu ai không làm thì sẽ bị dọa bán lấy nội tạng. Muốn về phải kêu gia đình nộp tiền chuộc”.

Không chỉ tại các sòng bài, rất đông lao động Việt đang bị khống chế bởi các ông chủ xây dựng người Trung Quốc trên đất Campuchia. Bà con người Việt và ngay cả người bản địa trông thấy mà chỉ biết xót xa bất lực.  

Ông SIM CHY (chủ tịch Hội Khmer – Việt Nam tại Campuchia), kể: Người Việt Nam bị dụ dỗ sang làm việc tại Campuchia không phải xảy ra mới đây mà đã trong thời gian dài.

“Ngay cả ở Campuchia một số con em gốc Việt cũng bị dụ dỗ làm việc không chỉ ở các casino mà còn ở các công trình xây dựng có nhà thầu là người Trung Quốc”, ông SIM nói.

Điều đau lòng còn ở chỗ, chính người ở trong nước dụ dỗ, lừa đảo các thanh thiếu niên này sang Campuchia chứ người Trung Quốc không sang Việt Nam để dụ dỗ, lôi kéo họ. Chỉ sau khi sang Campuchia, các ông chủ, quản lý người Trung mới thỏa sức khống chế các ‘con mồi’.

38 người đào thoát khỏi casino “địa ngục” bị xử phạt

Theo VTC, Biên phòng tỉnh An Giang đã ra quyết định xử phạt hành chính 38 trong số 40 người tháo chạy từ casino ở Campuchia, bơi qua sông Bình Di nhập cảnh vào Việt Nam.

Những người này bị phạt về hành vi “Qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh…”.

Bảo vệ casino cầm gậy sắt, hậm hực nhìn theo 40 người Việt lao xuống sông chạy trốn, ngày 18/8 (ảnh cắt từ video).

Trong đó, 34 người (trên 18 tuổi) bị xử phạt 4 triệu đồng/người, 4 người (từ 16 đến dưới 18 tuổi) bị xử phạt 2 triệu đồng. Hai trường hợp không bị xử phạt là người dưới 16 tuổi.

Trụ trì chùa Ba Vàng lên chức

Tin từ Tuổi Trẻ, ông Thích Trúc Thái Minh, trụ trì chùa Ba Vàng (Quảng Ninh), vừa được giao chức vị phó Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Bình nhiệm kỳ 2022-2027.

Ông Trần Đức Thủy – trưởng Ban Tôn giáo tỉnh Quảng Bình, nói việc bổ nhiệm “người ở địa phương khác vào Ban trị sự Giáo hội Phật giáo của tỉnh là rất bình thường”.

Hình ảnh về hoạt động mới đây của ông Thái Minh (ảnh chụp màn hình báo Tuổi Trẻ).
Hình ảnh về hoạt động mới đây của ông Thái Minh (ảnh chụp màn hình báo Tuổi Trẻ).

Quá khứ, tháng 7/2019, ông Thái Minh từng bị Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cách tất cả chức vụ trong giáo hội. Khi đó, ông Minh cũng làm trụ trì chùa Ba Vàng – bị phản ánh tổ chức “tuyên truyền vong báo oán”, mỗi năm thu cả trăm tỷ đồng.

Gần đây, ông Thái Minh và chùa Ba Vàng cũng gây dư luận với video “cúng dường bằng tiền mặt”.

Động đất mạnh, nhiều người xa nhà cầu bình an

Trận động đất chiều nay ở huyện Kon Plông (Kon Tum) mạnh 4,7 độ, được cho là lớn nhất từ trước đến nay ở tỉnh này.

Động đất khiến nhiều người dân ở Kon Tum hoảng loạn, bỏ chạy khỏi nhà. Nhiều nơi tại Quảng Nam, Đà Nẵng người dân cũng cảm nhận được rung chấn.

Ông Trần Duy Dũng – Chủ tịch huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam nói: Tại xã Trà Cang, bà con đang tiêm vắc-xin bỏ chạy, cán bộ, người dân nghe tiếng động mạnh, rung lắc dữ dội bỏ chạy ra khỏi nhà”.

Nhiều người bày tỏ cảm xúc mong quê hương Kon Tum bình an (ảnh chụp màn hình FB Người Kon Tum).
Nhiều người bày tỏ cảm xúc mong quê hương Kon Tum bình an (ảnh chụp màn hình FB Người Kon Tum).

Nhận tin quê hương động đất, nhiều người Kon Tum xa nhà cầu bình an cho gia đình, quê hương:

“Mình ở Đà Nẵng mà thấy rung nhẹ tưởng đâu hàng xóm khoan bê tông. Giờ mới biết động đất ở Kon Tum lan sang Đà Nẵng. Hy vọng quê hương được bình an”, Mừng Dorothy chia sẻ.

“Câu mong cho Kon Tum mình được bình an, nhất là gia đình”, Vân Đâm Vy viết.

“Cầu mong cuộc sống được bình an”, Kiều Ngân Nguyễn chia sẻ.

Công an điều tra vụ CDC Tiền Giang – Việt Á

VTC dẫn tin từ Văn phòng UBND tỉnh Tiền Giang cho biết, CDC Tiền Giang thực hiện gói thầu mua sắm hóa chất, sử dụng hóa chất phát hiện SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR và hóa chất tách chiết tự động từ Công ty Việt Á với giá trị hơn 15,8 tỷ đồng.

Ngoài ra, CDC Tiền Giang tạm ứng hóa chất phát hiện SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR của Công ty Việt Á, với tổng số tiền hơn 3,6 tỷ đồng và chưa thanh toán.

Công an đang điều tra CDC Tiền Giang về các hoạt động này.