Đặc điểm tâm lý của người nghiện ma túy sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như loại ma túy, liều lượng, thời gian sử dụng.

Mỗi loại ma túy sẽ có những tác động khác nhau đến cơ thể người dùng; làm thay đổi về cả mặt tâm lý và thể chất. Ma túy được gọi là chất gây nghiện; khi sử dụng lâu dài sẽ dẫn đến bị lệ thuộc và lạm dụng.

Đặc điểm tâm lý của người nghiện ma túy

Người đang sử dụng ma túy thường xuất hiện sự mâu thuẫn giữa suy nghĩ và hành động

Khi không có ma túy để thỏa mãn cơn thèm thuốc; người nghiện có xu hướng tìm mọi cách (lời nói, hành động…); nhằm kiếm được ma túy để sử dụng. Nhưng sau khi tận hưởng những cảm giác hưng phấn, dễ chịu do ma túy mang lại; thì người dùng ma túy thường xuất hiện cảm xúc tiêu cực, họ trở nên hối hận, mất niềm tin, chán nản, không còn động lực sống. Lúc lên cơn thì tìm mọi cách có được thuốc để thỏa mãn; lúc thỏa mãn rồi lại luôn thấy day dứt. Điều này tạo thành một vòng lặp và chính bản thân người nghiện không thể thoát ra được.

Mất phương hướng trong cuộc sống, lười vận động, không có hứng thú làm việc

Endorphins, dopamine… là những chất truyền dẫn thần kinh. Endorphins là chất được cơ thể sản xuất ra để giảm căng thẳng và đau đớn. Dopamine liên quan đến cảm giác hạnh phúc, động lực sống… Các chất này được sản sinh ra nhiều khi con người thường xuyên tập thể dục; tham gia các hoạt động tình nguyện; giúp đỡ người khác; thiền định, tập yoga…Khi endorphin, dopamine được cơ thể sản xuất tự nhiên duy trì ở mức độ cao sẽ rất tốt cho sức khỏe và hoàn toàn an toàn cho cơ thể.

Ma túy chứa các chất có thể gây ra sự phóng thích bất thường một lượng lớn các chất dẫn truyền thần kinh như endorphins, dopamine; khiến người dùng mất cảm giác đau đớn, có cảm giác khoái lạc. Tuy nhiên, sử dụng ma túy sẽ làm lượng dopamine tăng đột biến, nên sau đó não bộ sẽ có xu hướng điều chỉnh lại cơ chế hình thành dopamine để sản xuất dopamine ít hơn. Đây là lý do khiến cho người nghiện chỉ thấy hưng phấn khi dùng ma túy, còn sau đó họ dần trở nên chán nản, mệt mỏi, không có sức sống, u uất…

Họ không thể cảm nhận được thú vui trong công việc, trong các hoạt động mà trước đây họ vẫn thích. Chính vì điều đó nên họ có xu hướng tìm đến ma túy để tìm được cảm giác khoan khoái. Vòng lặp ấy lặp đi lặp lại sẽ khiến cho não bộ bị tổn thương và kéo theo rất nhiều hệ lụy về sức khỏe tinh thần cũng như thể chất của người nghiện.

Thích bàn luận cùng nhau về những khía cạnh xoay quanh chủ đề ma túy

Bàn luận những điều liên quan tới ma túy là việc những người nghiện thường làm. Họ hay trao đổi với nhau những thông tin như: “hàng” ở đâu ngon, mua “hàng” ở đâu thì dễ… Người nghiện tìm được người đồng cảm với mình trong những câu chuyện này; và chính điều đó khiến họ có thêm một điểm tựa; một động lực để tiếp tục sử dụng ma túy. Mối quan hệ của người nghiện dần thu hẹp, họ dần tiếp xúc nhiều hơn với bạn nghiện; xa lánh những người có suy nghĩ và hành vi tích cực; chính việc làm này lại càng đẩy họ lún sâu hơn vào con đường nghiện ngập, dường như không thấy lối ra.

Người đang sử dụng ma túy thường xuất hiện sự mâu thuẫn giữa suy nghĩ và hành động; cai nghiện.
Ma túy là bất kỳ một dạng chất nào, khi đưa vào cơ thể làm thay đổi trạng thái ý thức và hành vi như là kết quả tác động của chất đó lên hoạt động của não.

Luôn nói dối để che giấu bản thân và tìm cách có tiền để sử dụng ma túy

Nói dối trở thành một đặc điểm nổi bật của những người nghiện. Phần đông người nghiện không muốn cho những người xung quanh biết họ là người nghiện. Vậy nên khi có ai đó hỏi, họ sẽ nói dối để che đậy. Ngoài ra để có tiền mua ma túy, họ sẽ tìm cách bịa ra nhiều câu chuyện, nhiều lý do để vay mượn tiền, mượn tài sản của người thân, bạn bè; bởi vì họ không phải lúc nào cũng có đủ tiền để đáp ứng cho nhu cầu thỏa mãn cơn nghiện khi tới cữ.

Thay đổi sinh hoạt có chu kỳ

Bất cứ loại ma túy nào khi đưa vào cơ thể cũng xuất hiện hiện tượng dung nạp thuốc. Nghĩa là cơ thể luôn thường xuyên đòi hỏi một lượng ma túy đều đặn và tăng dần theo thời gian. Điều này đã khiến người đang sử dụng ma túy luôn có xu hướng thực hiện các hành vi mang tính chu kỳ; nhằm đảm bảo việc đưa lượng ma túy quen thuộc vào cơ thể. Do đó người nghiện trong giai đoạn sử dụng ma túy sẽ có hiện tượng thay đổi sinh hoạt theo chu kỳ cố định.

Sự biển đổi về nhân cách về mặt tâm thần, cơ thể; hoặc cả hai là điều thường thấy ở phần lớn người nghiện. Khi họ được cung cấp đủ ma túy để dùng thì luôn cảm thấy sảng khoái, thoải mái. Khi không có ma túy thì thường trở nên bực bội hoặc u sầu. Người nghiện thường ít quan tâm, chú ý đến người xung quanh; thờ ơ với công việc cũng như những vui buồn trong cuộc sống thường ngày.

Đặc điểm tâm lý của người đang cai nghiện ma túy tại nơi cai nghiện

Giai đoạn 1: Cắt cơn trong khoảng 15 ngày đầu

Giai đoạn này sẽ xuất hiện hội chứng cai (rối loạn sinh học) như: ngáp chảy nước mắt, nước mũi, thèm ma túy, mất ngủ, nổi da gà, vã mồ hôi, mệt mỏi, buồn bực chân tay, đau nhức cơ khớp, chuột rút, dãn đồng tử, dị cảm, sốt nhẹ…Người nghiện sợ nhất là chứng mất ngủ và dị cảm. Nếu thời gian nghiện lâu, sử dụng ma túy liều cao, nhiều lần trong ngày; thì các triệu chứng cai càng nặng.

Những đặc điểm tâm lý thường thấy trong giai đoạn này là: dễ chán nản, tính khí thất thường, thường xuyên cáu gắt, khó chịu, bứt rứt. Ban đầu họ tự nguyện phối hợp để tham gia điều trị; về sau lại đổi ý không muốn cai nữa; Trạng thái uể oải, không tự làm chủ được bản thân; có lúc đi lại lung tung, nói năng tùy tiện, chưởi mắng thô tục, bừa bãi.

Với những đặc điểm này, người nghiện thường dễ bỏ dở điều trị; hoặc tìm cách trốn khỏi nơi cai nghiện. Do đó, giai đoạn này cần có biện pháp tư vấn tâm lý để họ có thể an tâm tiếp tục điều trị.

Thích bàn luận; cùng nhau về những khía cạnh xoay quanh chủ đề ma túy, bieu hien; cua nguoi nghien.
Dị cảm là ảm giác ngứa ran hoặc kiến bò, “châm chích”, thường là tạm thời, hay xảy ra ở cánh tay, bàn tay, chân hoặc bàn chân.

Giai đoạn 2: Người cai nghiện có xu hướng lạc quan thái quá trong 1 tháng tiếp theo

Sau khi vượt qua được giai đoạn cắt cơn, các hội chứng cai sẽ giảm đáng kể; sức khoẻ dần hồi phục, người cai nghiện có thể tăng cân. Lúc này họ thường lầm tưởng đã bỏ được ma túy.

Giai đoạn này thường xuất hiện một số đặc điểm tâm lý sau: người cai nghiện thường hay kể về những lỗi lầm trong quá khứ; khẳng định không bao giờ lặp lại những điều đó. Cảm giác lâng lâng, phấn khích, nói cười rất nhiều. Cảm giác hưng phấn, lạc quan thái quá. Lúc nào cũng khẳng định rằng họ đã bỏ được ma túy. Làm chủ được việc sử dụng ma túy, thích thì dùng, không thích thì ngưng chứ không bị nghiện nữa.

Đặc điểm tâm lý; của người đang cai nghiện ma túy tại nơi cai nghiện, thuoc cai nghien ma tuy.
Tinh thần lạc quan không chỉ là cải thiện chất lượng cuộc sống mà còn giúp kéo dài tuổi thọ (Ảnh: Internet).

Giai đoạn 3: Bế tắc – Giai đoạn này kéo dài khoảng 75 ngày

Đây là giai đoạn người nghiện có nhiều biểu hiện tiêu cực như: chán nản, bi quan, thấy cuộc đời đen tối, lười nhác, dễ nổi cáu; không thật thà; hay cảm thấy cô đơn, thiếu tự tin; muốn tự sát; lo lắng, hồi tưởng về những ngày sử dụng ma túy trong quá khứ; Trong khoảng thời gian này người nghiện sẽ dễ bị bạn bè lôi kéo; hoặc sẽ muốn tìm ma túy để sử dụng; có nguy cơ tái nghiện cao.

Giai đoạn 4: Tự điều chỉnh nhận thức trong 2 tháng tiếp theo

Giai đoạn này là giai đoạn dần phục hồi; người nghiện sẽ dần xuất hiện một số đặc điểm tâm lý sau:

Thái độ tích cực tham gia cai nghiện nhưng vẫn có thể trở lại trạng thái nguy cơ cao; hoặc muốn sử dụng lại ma túy nếu chưa giải quyết được vấn đề sang chấn tâm lý trước kia. Hoặc họ gặp phải những thái độ không tốt của người điều trị, gia đình… trong quá trình cai nghiện, phục hồi

Mức độ thèm ma túy đã giảm; Dần nhận thức được sự nguy hiểm và tác hại của ma túy. Đã biết hình thành cách suy nghĩ và giải quyết vấn đề về ma túy.

Một số người giảm bớt các biểu hiện cáu kỉnh, lo lắng, buồn phiền; Một số người vẫn tiếp tục buồn chán; họ thường thích một mình, không muốn tham gia vào các hoạt động.

Đặc điểm tâm lý của người nghiện ma túy như thế nào? tuyên truyền phòng chống hãy nói không.
Thiền định hoàn toàn có khả năng “rửa” lại não, giải tỏa các khu vực căng thẳng vì máu ở trong tình trạng ách tắc.

Giai đoạn 5: Bắt đầu phục hồi tâm sinh lý (trên 180 ngày)

Giai đoạn này người cai nghiện sẽ có một số trạng thái tâm lý như sau: mâu thuẫn nội tâm giữa những điều đã học được ở nơi cai nghiện và những cám dỗ xung quanh (uống rượu, quan hệ tình dục bừa bãi…). Giai đoạn này cần sự hỗ trợ, quan tâm, theo dõi của người thân, gia đình, bạn bè nhiều hơn để giúp người cai nghiện định hình lại được lối sống lành mạnh và những quan niệm đạo đức tốt đẹp.

Hy vọng bài viết có thể giúp chúng ta hiểu hơn về đặc điểm tâm lý của người nghiện ma túy. Hãy tìm hiểu thêm kiến thức để tránh xa con đường tệ nạn này!

Kể từ khi giã từ tất cả (2017) trở thành một con người thiện lương, Bá Long nguyện đem câu chuyện đời mình để thức tỉnh lương tri; đem bình an đến với mọi người.

Quý vị thích tìm hiểu về mặt trái, góc khuất… hãy gửi tin nhắn qua trang fanpage https://business.facebook.com/news.nhipsong24h/ của chúng tôi nhé!