Hai tượng “nữ thần Corona” đã được dựng lên tại một đền thờ ở Ấn Độ để cầu nguyện cho nước này sớm vượt qua đại dịch Covid-19.

Tờ The Indian Express dẫn lời  ông Anand Bharathi, người quản lý đền thờ Kamatchipuri Adhinam ở thành phố Coimbatore, bang Tamil Nadu, cho biết đền này vừa được bổ sung thêm hai tượng “nữ thần corona”, một được làm từ gỗ đàn hương và một từ đá. Theo đó, việc thờ phụng nữ thần corona trong đền nhằm bảo vệ mọi người… thoát khỏi đại dịch Covid-19.

Tín đồ không thể đến đền cầu nguyện do lệnh phòng chống dịch COVID-19, nhưng các tu sĩ Hindu tại đây vẫn bày tỏ lòng tôn kính trước hai bức tượng mỗi ngày. Họ lấy thức ăn để dâng lên cho “nữ thần Corona”, đồng thời rửa tượng bằng nước nghệ và sữa.

“Nữ thần Corona là hy vọng duy nhất”

Ở các bang như Bihar, Uttar Pradesh và Assam, nhiều phụ nữ tụ tập gần các ngôi đền hoặc dưới những tán cây thiêng để thờ cúng virus corona dưới hình dạng nữ thần.

Họ ngồi thành vòng tròn xung quanh tượng và thực hiện các nghi lễ, dâng lên sữa, dừa, hoa và bánh kẹo. Một số tụng kinh cầu nguyện để xoa dịu sự phẫn nộ của “nữ thần”.

Một người dân tại thành phố Patna, bang Bihar, tên Bimla Kumari cho biết: “Chúng tôi đang thờ ‘Corona Maa’ để các thành viên trong gia đình mình an toàn trước virus. Cơn thịnh nộ của nữ thần sẽ được xoa dịu bằng đồ cúng dường vì đây là vị thần giận dữ, không phải là nữ thần nhân từ. Các bệnh viện quá tải trong khi chính phủ không quan tâm. Do đó, nữ thần là hy vọng duy nhất của chúng tôi”.

Truyền thống văn hóa hay mê tín dị đoan?

Ở Ấn Độ, có một truyền thống lâu đời là khi xảy ra thiên tai, người dân thường hướng đến đức tin để xoa dịu nỗi đau khổ.

Người quản lý đền thờ Kamatchipuri Adhinam chỉ ra rằng từng có những ngôi đền tương tụ thờ thần bệnh đậu mùa, thần dịch hạch… để chống lại các dịch bệnh. Đó là vì nhiều người theo đạo Hindu tin rằng việc cầu nguyện, cúng lễ các “thần” là các virus có thể giúp giảm bớt dịch bệnh.

“Đến cả các bác sĩ cũng không thể đối phó với tình trạng quá khủng khiếp. Do đó, chúng tôi hướng đến đức tin và thần linh như chỗ dựa cuối cùng”, Anandi Bharathi nói thêm.

Theo SCMP, Giáo sư nhân chủng học tại Đại học Delhi R. P. Mitra những nghi lễ tôn giáo nói trên đã ăn sâu vào tiềm thức người dân Ấn Độ. Ông cho biết những người sùng đạo vẫn có thể muốn nhận được phước lành của thần thánh.

Trong khi đó, không ít người vẫn hoài nghi về điều này và cho rằng đây là mê tín dị đoan. Vậy, liệu có đúng là Thần Phật sẽ bảo hộ con người?

Cội nguồn gốc rễ của dịch bệnh vẫn là do nhân tâm, đạo đức đã bại hoại. Người dân Ấn Độ không phải tôn sùng thần phật mà tôn sùng tôn giáo. Có thể bạn đã thấy đâu đó hàng loạt phong tục tế lễ trong đạo Hindu bằng việc giết cả trăm con động vật; hay thậm chí là việc tế lễ bằng người.

Do vậy cứ không phải theo tôn giáo là sẽ tốt. Tôn giáo chân chính sẽ khuyến thiện cho con người.

Thần chỉ nhìn nhân tâm chứ không nhìn tôn giáo. Khi tôn giáo đã biến dị khiến con người trở nên mù quáng sát sinh với hy vọng mang lại những điều tốt đẹp cho mình; cưỡng hiếp và giết người khác khi ăn mặc không đúng với quy định trong tôn giáo, thì liệu có đúng với điều Thần Phật răn dạy con người chăng?