Để người trẻ tuổi hành động cứu lấy hành tinh, luật pháp Philippines yêu cầu học sinh, sinh viên trước khi tốt nghiệp phải trồng 10 cây xanh.

Do sự khai thác quá mức của con người, hệ sinh thái trái đất đã bị hủy hoại nghiêm trọng. Không chỉ môi trường sống của động vật bị giảm đi rất nhiều mà số lượng cây trên khắp thế giới cũng nhanh chóng suy giảm. Để có thể đóng góp cho trái đất, Philippines đã thông qua luật vào ngày 15 tháng 5 yêu cầu học sinh, sinh viên tốt nghiệp các trường tiểu học, trung học cơ sở và thậm chí các trường đại học trong nước, trước khi tốt nghiệp đều phải trồng 10 cây xanh.

Dự luật được đề xuất bởi Nghị sĩ Gary Alejano của Đảng Magdalo, với mục đích chính là bảo vệ hành tinh đồng thời thúc đẩy tinh thần trách nhiệm giữa các thế hệ.

Dự luật được đề xuất bởi Nghị sĩ Gary Alejano của Đảng Magdalo.

Alejano nói: “Mặc dù chúng tôi tin rằng những người trẻ tuổi có quyền tận hưởng một môi trường sinh thái cân bằng và lành mạnh, đồng thời họ cũng nên cống hiến để biến một môi trường sinh thái như vậy thành hiện thực”.

Theo ông Alejano, hàng năm sẽ có 12 triệu học sinh tốt nghiệp tiểu học, gần 5 triệu học sinh tốt nghiệp trung học và khoảng 500.000 sinh viên tốt nghiệp đại học. Nếu dự luật này được thực hiện đúng cách, ít nhất 175 triệu cây mới có thể được trồng mỗi năm. Ngay cả khi chỉ có 10% số cây mới sinh tồn, một thế hệ vẫn có thể trồng 525 triệu cây.

Trên thực tế, Philippines là một trong những quốc gia có nạn phá rừng nghiêm trọng nhất thế giới. Tỷ lệ che phủ rừng ở Philippines đã giảm mạnh và đã giảm từ 70% xuống 20% ​​trong thế kỷ 20. Làm thế nào để giải quyết và cải thiện nó có thể nói là một vấn đề mà tất cả mọi người phải chú ý, vì vậy nghị định này được tin rằng, có thể giúp giải quyết một cách hiệu quả tình trạng tiến thoái lưỡng nan hiện nay ở Philippines.

Học sinh Philippines trồng 10 cây xanh mới được tốt nghiệp

Tất nhiên trồng cây không phải là việc đơn giản, chính phủ Philippines sẽ ưu tiên lựa chọn những loại cây phù hợp với địa hình, khí hậu và giống cây bản địa. Những cây này sẽ được trồng trong rừng, khu bảo tồn, đất quân sự, mỏ bị bỏ hoang và khu vực đô thị được chọn và những khu vực khác.

Điều đáng nói là không chỉ chính quyền Philippines yêu cầu học sinh, sinh viên đóng góp cho hành tinh này bằng hành động. Những hành động tương tự cũng đang được diễn ra ở Ấn Độ, một ngôi trường ở Ấn Độ cho phép học sinh thu gom và tái chế các sản phẩm nhựa thải trong thị trấn, để chi trả tiền học phí, điều này không chỉ giúp những học sinh nghèo đang gặp khó khăn khi chi trả học phí đắt đỏ mà còn nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của học sinh.

Với dự luật này, hãy để những người trẻ tuổi bắt đầu hành động, làm cho vùng đất mà họ sống trở nên tốt đẹp hơn.

Nguồn và ảnh dẫn từ Eathealth