Hồi chuông báo tử cho NATO
Dù cố gắng đánh bóng một NATO đoàn kết, nhưng những tuyên bố trong cuộc họp báo giữa Tổng thống Biden và Zelensky tại Nhà Trắng hôm 21/12 là sự thừa nhận rằng chính quyền Biden bị hạn chế trong cuộc chiến ủy nhiệm ở Ukraine, vì các đồng minh châu Âu không muốn chiến tranh với Nga.
Tổng thống Biden có đoạn nói như sau: “Tại sao chúng ta không trao cho Ukraine mọi thứ có thể trao đi?’ Vâng, vì hai lý do. Thứ nhất, có cả một Liên minh rất quan trọng để ở lại với Ukraine. Và ý tưởng rằng chúng tôi sẽ cung cấp cho Ukraine về cơ bản khác với những gì đã có ở đó sẽ có khả năng phá vỡ NATO và phá vỡ Liên minh châu Âu và phần còn lại của thế giới…
…Tôi đã dành hàng trăm giờ đối mặt- đối mặt với các đồng minh châu Âu của chúng tôi và các nguyên thủ quốc gia của các quốc gia đó, đồng thời giải thích lý do tại sao việc họ tiếp tục hỗ trợ Ukraine lại mang lại lợi ích lớn cho họ… Họ hoàn toàn hiểu điều đó, nhưng họ không muốn gây chiến với Nga. Họ không tìm kiếm một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba.”
Tại thời điểm đó, Tổng thống Biden nhận ra rằng “có lẽ ông đã nói quá nhiều” và đột ngột kết thúc cuộc họp báo. Tuyên bố hớ hênh này đã vô tình hé lộ sự đoàn kết đầy mong manh của NATO.
Tổng thống Biden cũng nhầm lẫn nghiêm trọng khi tuyên bố: “Ông ấy [Putin] đã thất bại, bởi vì bây giờ ông ấy biết rằng ông ấy không đời nào chiếm được toàn bộ Ukraine. Không có cách nào để ông ấy được người dân Ukraine chấp nhận”.
Tuy nhiên thực tế chính quyền Biden hoặc đang phớt lờ hoặc cố tính quên rằng mục đích cốt lõi của Nga không phải là chinh phục lãnh thổ Ukraine mà là ngăn chặn việc NATO mở rộng sát biên giới Nga. Và khi chính quyền Zelensky hủy bỏ các cuộc đàm phán hòa bình và liên tiếp từ chối hòa đàm đã càng đẩy đất nước Ukraine trở nên tan hoang như thời điểm hiện nay.
Có khá nhiều điều trùng hợp không hề ngẫu nhiên khi cũng vào ngày 21/12, ngày Tổng thống Zelensky và Biden gặp nhau tại Nhà Trắng và Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Medvedev gặp Tập Cận Bình, Tổng thống Putin cũng có cuộc họp với Hội đồng Bộ Quốc phòng Nga.
Chủ đề chính của cuộc họp là việc ông Putin nhận thức thực tế rằng, cuộc đối đầu của Nga với Mỹ sẽ không kết thúc bằng cuộc chiến Ukraine.
Tổng thống Putin đã phát biểu như sau:
“Chúng tôi sẽ tiếp tục duy trì và nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu của bộ ba hạt nhân. Đó là sự đảm bảo chính rằng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, cân bằng chiến lược và cân bằng lực lượng chung của chúng ta trên thế giới được bảo toàn.
Năm nay, mức độ vũ khí hiện đại trong lực lượng hạt nhân chiến lược đã vượt quá 91%. Chúng tôi tiếp tục tái trang bị cho các trung đoàn thuộc lực lượng tên lửa chiến lược của mình bằng các hệ thống tên lửa hiện đại với đầu đạn siêu thanh Avangard.”
Để cho thấy một thế giới đang đoàn kết chống lại Nga, Tổng thống Biden hôm 21/12 đã tuyên bố như sau: “Hơn 50 quốc gia đã cam kết cung cấp gần 2.000 xe tăng và các phương tiện bọc thép khác; hơn 800 hệ thống pháo binh; thêm 2 triệu viên đạn pháo; và hơn 50 hệ thống phóng tên lửa đa năng tiên tiến; tất cả các hệ thống chống hạm và phòng không — và phòng không đều nhằm tăng cường sức mạnh cho Ukraine”.
Nếu chính quyền Biden muốn Mỹ và NATO có một cuộc chạy đua vũ trang với Nga thì giờ đây đã trở thành hiện thực.
Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu đã đề xuất tại cuộc họp hôm 21/12 về việc xây dựng quân đội “để củng cố an ninh của Nga”, bao gồm:
Thành lập một nhóm lực lượng tương ứng ở phía tây bắc của Nga để chống lại việc Phần Lan và Thụy Điển trở thành thành viên NATO;
Thành lập hai sư đoàn bộ binh cơ giới mới ở vùng Kherson và Zaporozhya, cũng như một quân đoàn ở Karelia, đối diện với biên giới Phần Lan;
Nâng cấp 7 lữ đoàn bộ binh cơ giới thành các sư đoàn bộ binh cơ giới ở các quân khu miền Tây, miền Trung, miền Đông và Hạm đội phương Bắc;
Bổ sung thêm hai sư đoàn tấn công đường không trong Lực lượng Nhảy dù;
Cung cấp một sư đoàn hàng không hỗn hợp và một lữ đoàn hàng không lục quân với 80-100 máy bay trực thăng chiến đấu trong mỗi quân đoàn (xe tăng) hỗn hợp;
Thành lập thêm 3 bộ tư lệnh không quân, 8 trung đoàn hàng không ném bom, 1 trung đoàn hàng không tiêm kích và 6 lữ đoàn hàng không lục quân;
Thành lập 5 sư đoàn pháo binh khu vực, cũng như các lữ đoàn pháo binh siêu hạng nặng để xây dựng lực lượng dự trữ pháo binh dọc theo cái gọi là trục chiến lược;
Thành lập 5 lữ đoàn bộ binh hải quân cho bộ binh ven biển trên cơ sở các lữ đoàn bộ binh hải quân hiện có;
Tăng quy mô của Lực lượng Vũ trang lên 1,5 triệu người, với 695.000 người phục vụ theo hợp đồng.
Tổng thống Putin tổng kết như sau: “Chúng tôi sẽ không lặp lại những sai lầm trong quá khứ… Chúng tôi sẽ không quân sự hóa đất nước hay quân sự hóa nền kinh tế… và chúng tôi sẽ không làm những điều chúng tôi không thực sự cần, gây bất lợi cho người dân và nền kinh tế của chúng tôi. Chúng tôi sẽ cải thiện Lực lượng vũ trang Nga và toàn bộ thành phần quân sự. Chúng tôi sẽ làm điều đó một cách bình tĩnh, thường xuyên và nhất quán, không vội vàng.”
Nga đã chính thức củng cố và trang bị lại lực lượng quân sự của mình. Mỹ đang bị cuốn vào cuộc đối đầu với Nga thay vì tập trung vào việc đối đầu với Trung Quốc như mục tiêu của chính quyền Donald Trump.
Xuyên suốt trong các tuyên bố hôm 21/12 của Tổng thống Biden và Zelensky là chiến thắng của Ukraine và thất bại của người Nga. Nhưng thực tế chính quyền Biden thừa hiểu rằng Nga không thể cho phép bị đánh bại ở Ukraine, cũng như người dân Nga cũng không có tâm trạng cho một cuộc nổi dậy lật đổ Putin.
Sự nổi tiếng và tín nhiệm của ông Putin vẫn tăng cao trong nước khi các mục tiêu của Nga ở Ukraine đang dần được thực hiện. Do đó, có lẽ Tổng thống Biden đang có một cảm giác mơ hồ rằng, người Nga không thực sự không phân rõ cuộc xung đột ở Ukraine là chiến thắng hay thất bại, mà nước này đang chuẩn bị cho một chặng đường dài để loại bỏ NATO một lần và mãi mãi.
Việc Belarus trở thành một quốc gia “có năng lực hạt nhân” mang một thông điệp sâu sắc từ Moscow tới Brussels và Washington.
Về mặt logic, chính quyền Biden nên thúc đẩy chính quyền Kyiv hòa đàm với Nga. Nhưng điều đó đồng nghĩa Mỹ thừa nhận thất bại trong vai trò lãnh đạo châu Âu, đồng thời sẽ là hồi chuông báo tử cho NATO.
Tệ hơn nữa, các cường quốc lớn ở Tây Âu như Đức, Pháp và Ý dường như có tín hiệu sẽ làm ăn lại với người Nga khi xung đột tại Ukraine kết thúc. Nếu vậy thì mọi công sức và tiền của mà chính quyền Biden đổ vào cái thùng không đáy Ukraine hóa ra là công cốc?
Thêm một tin không vui nữa, là hệ thống tên lửa phòng thủ Patriot trị giá 1,2 tỷ đô la dù đang trên đường đến Ukraine, đã bị người Nga tuyên bố sẽ phá hủy 100%.
Trả lời trong cuộc phỏng vấn với đài truyền hình Rossiya-1 hôm 25/12, Tổng thống Putin tuyên bố, ông chắc chắn 100% rằng các lực lượng Nga sẽ tiêu diệt khi Patriot xuất hiện bên trong lãnh thổ Ukraine.
Ông nói: “Tất nhiên, chúng tôi sẽ tiêu diệt chúng, 100%!”.
Mỗi quả tên lửa được bắn đi từ hệ thống Patriot có giá khoảng 4 triệu đô la, vì vậy nó được xếp vào loại vũ khí đắt đỏ nhất được cung cấp cho Ukraine tính đến thời điểm này.
Tuy nhiên, ông Putin đã bác bỏ tầm quan trọng của nó với tư cách là một vũ khí có khả năng thay đổi cuộc chơi trên chiến trường, và nói rằng “Patriot là một hệ thống khá lỗi thời” và rằng người Nga sẽ tìm ra một “thuốc giải độc” cho loại vũ khí này.
Có thể bạn quan tâm: