Vào thời điểm căng thẳng này, cả Nga và Ukraine đều đưa ra lời kêu gọi chấm dứt xung đột  ở Ukraine vào hôm 27/12, nhưng chỉ với các điều khoản không thể thương lượng mà mỗi bên đều biết phía bên kia sẽ từ chối.

Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Kuleba đã đề xuất một “hội nghị thượng đỉnh hòa bình” vào tháng 2 do Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Guterres chủ trì, nhưng với điều kiện tiên quyết là Nga trước tiên phải đối mặt với việc truy tố tội ác chiến tranh tại tòa án quốc tế. 

Ở phía bên kia, Ngoại trưởng Nga Lavrov đã đưa ra một tối hậu thư lạnh lùng rằng, Ukraine phải chấp nhận các điều khoản hòa bình của Nga nếu không “vấn đề sẽ do Quân đội Nga quyết định”.

Cuộc khủng hoảng ở Ukraine trên thực tế là một trường hợp điển hình về cái mà các học giả Quan hệ quốc tế gọi là “tình thế tiến thoái lưỡng nan về an ninh”. Bản chất của tình thế lưỡng nan về an ninh là sự thiếu tin tưởng giữa các bên. 

Trong Chiến tranh Lạnh giữa Mỹ và Liên Xô, Cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba là hồi chuông cảnh báo buộc cả hai bên bắt đầu đàm phán các hiệp ước kiểm soát vũ khí và các cơ chế bảo vệ nhằm hạn chế leo thang, ngay cả khi mức độ ngờ vực vẫn còn sâu sắc. Cả hai bên đều nhận ra rằng phía bên kia không nhất quyết hủy diệt thế giới, và điều này cung cấp cơ sở tối thiểu cần thiết cho các cuộc đàm phán được diễn ra.

Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, cả hai bên đã hợp tác cắt giảm đáng kể kho vũ khí hạt nhân của mình, nhưng Mỹ dần dần rút khỏi một loạt các hiệp ước kiểm soát vũ khí, vi phạm lời hứa không mở rộng NATO sang Đông Âu và sử dụng lực lượng quân sự theo nhiều cách khác nhau vi phạm trực tiếp quy định cấm “đe dọa hoặc sử dụng vũ lực” của Hiến chương Liên hợp quốc. 

Sau sự kiện 11/9/2001, giới tinh hoa Mỹ tuyên bố rằng sự kết hợp giữa chủ nghĩa khủng bố và sự tồn tại của vũ khí hạt nhân, hóa học và sinh học đã cho họ quyền được tiến hành “chiến tranh phủ đầu” ở Iraq, Afghanistan và các nơi khác, nhưng cả Liên Hợp Quốc và bất kỳ quốc gia nào khác đều không đồng ý với điều đó.

Tổng thống Putin đắc cử năm 2000, bắt đầu sử dụng các diễn đàn quốc tế để thách thức sự mở rộng của NATO và nhấn mạnh rằng cần có chính sách ngoại giao mới để đảm bảo an ninh cho tất cả các nước ở châu Âu, không chỉ những nước được mời gia nhập NATO.

Việc Mỹ rút khỏi các hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân và từ chối thay đổi chính sách tấn công hạt nhân trước đã làm dấy lên lo ngại lớn hơn, rằng một thế hệ vũ khí hạt nhân mới của Mỹ đang được thiết kế để giúp Mỹ có khả năng tấn công hạt nhân trước chống lại Nga.

Mặt khác, sự quyết đoán ngày càng tăng của Nga trên trường quốc tế, bao gồm các hành động quân sự để bảo vệ các vùng lãnh thổ của Nga ở Gruzia và sự can thiệp của Nga vào Syria để bảo vệ đồng minh là chính phủ Assad, đã làm dấy lên mối lo ngại về an ninh ở các nước Baltic. 

Khi Mỹ từ chối giải quyết các vấn đề an ninh của Nga bằng con đường ngoại giao khi Ukraine muốn gia nhập NATO, mỗi bên đã có những hành động làm trầm trọng thêm tình thế tiến thoái lưỡng nan về an ninh. Chính quyền Obama ủng hộ bạo lực lật đổ Tổng thống Yanukovych ở Ukraine vào năm 2014. Nga phản ứng bằng cách sáp nhập bán đảo Crimea và ủng hộ các “nước cộng hòa nhân dân” ly khai Donetsk và Luhansk.

Tất nhiên, vì sự không tin tưởng lẫn nhau nên tình hình càng trở nên phức tạp hơn khi phản ứng của bất kỳ bên nào cũng đều bị coi là hành động thiếu thiện chí. 

Việc bà cựu thủ tướng Đức Angela Merkel mới đây thừa nhận các nhà lãnh đạo phương Tây không có ý định ép buộc Ukraine tuân thủ các điều khoản của thỏa thuận Minsk II năm 2015, mà chỉ đồng ý nhằm câu giờ để củng cố quân sự cho Ukraine đã làm người Nga tức giận. 

Sự đổ vỡ của thỏa thuận hòa bình Minsk II và sự bế tắc ngoại giao tiếp tục trong cuộc xung đột địa chính trị giữa Mỹ, NATO và Nga đã dẫn đến hành động quân sự của Nga tại Ukraine. 

Giờ đây tất cả các bên đều nhìn thấy lợi thế trong một cuộc xung đột kéo dài, và những nguy cơ không thể tưởng tượng được của cuộc chiến tranh toàn diện giữa NATO và Nga. Tất cả các bên đều tự thuyết phục rằng họ có thể hoặc phải giành chiến thắng, và vì vậy phía Mỹ và NATO tiếp tục leo thang chiến tranh, cùng với tất cả những tác động và rủi ro vượt khỏi tầm kiểm soát.

Những người không còn tỉnh táo

Chuyến thăm Quốc hội Mỹ của Tổng thống Zelensky dù được truyền thông đánh bóng, nhưng không thể che giấu đó là một màn tuồng chèo được dàn dựng công phu để xin tiền và chi tiền cho cỗ máy chiến tranh. 

Nghịch lý là nhiều đảng viên Dân chủ đã thể hiện sự thán phục bằng trang vỗ tay trước bài diễn văn sặc mùi tiền bạc của Tổng thống Zelensky, cho thấy một thế giới đảo lộn khi một “khách hàng” là Ukraine lại đang ra lệnh cho nhà tài trợ là Mỹ phải cung cấp tiền và còn chê bai 45 tỷ đô la là vẫn chưa đủ. 

Đất nước Ukraine tham nhũng và đang sụp đổ sẽ không tồn tại được nổi 1 tuần nếu không có sự hào phóng của Đảng Dân chủ Mỹ và đã cố gắng lôi kéo NATO vào một cuộc chiến lớn hơn bằng những tin tức giả về chiến thắng. 

Thật kỳ lạ khi chính quyền Joe Biden lại trở nên hung hăng như vậy, dù Đảng Dân chủ từng là chim bồ câu. Có vẻ như ‘huyền thoại’ về sự thông đồng Nga – Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2016 với sự thất bại của Hillary Clinton, kết hợp với sự thù ghét Trump (never Trump) của những người thiên tả và truyền thông dòng chính Mỹ  đã khiến đảng Dân chủ trở nên điên cuồng trong thái độ thù địch với Nga, thay vì tập trung đối phó với đối thủ số 1 của Mỹ là Trung Quốc. 

Mặc dù Đảng Dân chủ đã tốn công tốn sức tìm mọi cách để buộc tội Tổng thống Trump, nhưng họ đã không tìm thấy bất cứ bằng chứng nào trong việc ông Trump thông đồng với Nga để đắc cử. Tất nhiên Đảng Dân chủ không bao giờ chấp nhận thực tế này, vì vậy mà sự thù địch với cựu Tổng thống Trump và Tổng thống Putin ngày càng lên đến đỉnh điểm cho đến ngày hôm nay.  

Phải chăng Tổng thống Biden có ác cảm đặc biệt mạnh mẽ với Nga còn có một số lý do ẩn giấu khác, chẳng hạn như mối quan hệ của gia đình ông, mà đặc biệt là Hunter Biden với các công ty khí đốt tự nhiên của Ukraine, đã mang lại các khoản tiền kếch xù cho gia tộc Biden.

Vì vậy Đảng Dân chủ đã ủng hộ hết mình chính quyền Tổng thống Zelensky mặc dù Kyiv phớt lờ dân chủ về quyền tự do ngôn luận khi cấm tất cả các kênh truyền thông đối lập, công khai hành hạ người dân của chính họ bởi nghi ngờ có quan điểm thân Nga, nơi Đức quốc xã được tôn vinh và các nhà thờ bị cấm. Ukraine bỗng dưng trở thành hình mẫu đại diện của nền dân chủ và lối sống văn hóa hiện nay của người Mỹ. 

Tuy nhiên cuộc xung đột tại Ukraine có vẻ như chỉ mang lại lợi ích lớn cho một bộ phận giới chính trị tinh hoa Washington cũng như các nhà thầu quân sự Mỹ, đặc biệt là tập đoàn Lockheed Martin. 

Với mục đích làm suy yếu hay tiêu diệt Nga bằng cách sử dụng người Ukraine làm công cụ, giới lãnh đạo tinh hoa không chỉ mang lại sự đau khổ cho người dân Ukraine mà còn không có lợi cho chính dân chúng Mỹ, khi tỷ lệ lạm phát trong nước gia tăng và cuộc sống người dân ngày càng khốn khó. 

Bằng cách tăng cường hỗ trợ vũ khí, chính quyền Joe Biden đang giúp chính quyền Kyiv kéo dài chiến tranh và gián tiếp gây ra sự phá hủy cơ sở hạ tầng của Ukraine với danh nghĩa để bảo vệ từng tấc đất toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, một mục tiêu không có cơ hội thành công trong thực tế. 

Quốc hội Mỹ do đảng Dân chủ kiểm soát đã thông qua gói ngân sách năm 2023  gần 1.700 tỷ USD, trong đó bao gồm khoản hỗ trợ quân sự và kinh tế trị giá 45 tỷ USD cho Ukraine trong năm 2023, sau khi Washington đã hỗ trợ Kyiv khoảng 50 tỷ USD trong năm nay.

Trớ trêu là, cũng chính các thành viên Đảng Dân chủ từng nói rằng bức tường biên giới bảo vệ nước Mỹ của Tổng thống Trump là quá đắt với 11 tỷ đô la, nhưng với họ 100 tỷ đô la tiền thuế của người dân Mỹ bỏ ra để bảo vệ biên giới Ukraine là hoàn toàn hợp lý.

Có thể bạn quan tâm: