Kinh tế tư nhân được tạo đà phát triển bằng loạt chính sách đặc biệt

Hỗ trợ đất đai, tín dụng, thuế và bảo vệ pháp lý rõ ràng giúp khu vực kinh tế tư nhân bứt phá, đóng góp mạnh mẽ hơn vào tăng trưởng.
- Sắp có quy định mới về trả lương dạy thêm giờ cho giáo viên từ năm học 2024-2025
- Phê duyệt siêu dự án du lịch, sân golf 1,5 tỉ USD do Tập đoàn Trump đề xuất
- Nga – Ukraine lùi đàm phán tại Thổ Nhĩ Kỳ: Tín hiệu bất định, hy vọng mong manh
Nội dung chính
Quốc hội bật đèn xanh cho cơ chế đặc biệt
Với gần 90% đại biểu tán thành, sáng 17/5, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về chính sách phát triển kinh tế tư nhân. Nghị quyết mở rộng nhiều hỗ trợ về đất đai, thuế, tín dụng và đặc biệt là không hình sự hóa quan hệ kinh tế, dân sự.
Ưu tiên mặt bằng sản xuất cho doanh nghiệp nhỏ
Doanh nghiệp nhỏ, công nghệ cao và khởi nghiệp sáng tạo được giảm ít nhất 30% tiền thuê đất trong 5 năm đầu. UBND cấp tỉnh quyết định mức giảm và nhà nước sẽ hoàn trả khoản hỗ trợ này cho các chủ đầu tư hạ tầng khu công nghiệp.
Tại các khu – cụm công nghiệp mới, địa phương phải dành tối thiểu 20 ha (hoặc 5% diện tích) để ưu tiên cho các đối tượng trên thuê lại. Ngoài ra, doanh nghiệp còn được thuê nhà, đất công chưa sử dụng.
Hỗ trợ tín dụng xanh và khởi nghiệp
Các doanh nghiệp, hộ kinh doanh sẽ được hỗ trợ 2% lãi suất vay cho các dự án xanh, tuần hoàn, áp dụng chuẩn ESG. Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ cho vay trực tiếp, tài trợ khởi nghiệp, góp vốn vào các quỹ đầu tư tư nhân tại địa phương.
Ưu đãi lớn về thuế và tài chính

Startup và quỹ đầu tư khởi nghiệp được miễn thuế thu nhập trong 2 năm đầu, giảm 50% trong 4 năm tiếp theo. Doanh nghiệp nhỏ và vừa được miễn thuế 3 năm đầu. Chuyên gia khởi nghiệp, cán bộ trung tâm nghiên cứu được miễn, giảm thuế thu nhập cá nhân đến 6 năm.
Doanh nghiệp còn được trích tới 20% thu nhập trước thuế để lập Quỹ đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số. Nhà nước cũng cung cấp miễn phí nền tảng số, phần mềm kế toán dùng chung.
Bảo vệ pháp lý, giảm gánh nặng thanh kiểm tra
Lần đầu tiên, Nghị quyết quy định rõ nguyên tắc xử lý vi phạm trong kinh doanh: Ưu tiên giải pháp kinh tế, dân sự; hạn chế hình sự hóa; tách bạch trách nhiệm cá nhân và pháp nhân.
Doanh nghiệp, hộ kinh doanh được kiểm tra tối đa 1 lần/năm, ưu tiên qua dữ liệu điện tử. Trường hợp tuân thủ tốt sẽ được miễn kiểm tra thực tế.
Bãi bỏ thuế khoán từ 2026
Từ 1/1/2026, thuế khoán với hộ kinh doanh sẽ bị xóa bỏ. Các hộ phải kê khai và đăng ký thuế đầy đủ theo quy định, nhằm thúc đẩy minh bạch, công bằng, hướng đến mục tiêu 3 triệu doanh nghiệp vào năm 2045.
Đặt thời hạn cải cách toàn diện Chính phủ được giao rà soát, sửa đổi quy định liên quan đất đai, đầu tư trước 31/12/2026. Các điều kiện kinh doanh chồng chéo phải được loại bỏ trước 31/12/2025, cắt giảm tối thiểu 30% thủ tục, chi phí và tiếp tục đơn giản hóa sâu rộng.
Nguồn: VnExpress