Một lít xăng “gánh” hơn 9.400 đồng tiền thuế; Vô tư dẫm đạp lên rạn san hô để săn cái đẹp là nội dung chi tiết bản tin tối nay 16/6.

30% công nhân thường xuyên túng thiếu

Tại hội thảo về tiền lương tối thiểu do báo Kinh tế đô thị tổ chức ngày 16/6 ở Hà Nội, ông Vũ Minh Tiến, Viện trưởng Công nhân Công đoàn, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, cho biết khảo sát trực tiếp hơn 2.000 công nhân hồi tháng 3 cho kết quả 12% lao động thường xuyên vay tiền chi tiêu; 35,5% vay tiền 3-4 lần mỗi tháng.

Trước mỗi kỳ họp điều chỉnh lương tối thiểu, công đoàn khảo sát đời sống lao động và khoảng 5 năm qua luôn cho tỷ lệ trên 30% bị túng thiếu, không có tích lũy, thường xuyên vay mượn nếu đến kỳ đóng học cho con hoặc người nhà đi việN, xem chi tiết báo VnExpress.

Vô tư dẫm đạp lên rạn san hô Hòn Yến để “săn cái đẹp”

Những ngày tháng 6, khi triều rút, rạn san hô ven bờ Hòn Yến ở huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên đẹp như tranh. Và đây là thời điểm mà nhiều nhiếp ảnh và du khách khắp cả nước tìm đến để khám phá vẻ đẹp của rạn san hô này.

Ảnh chụp màn hình báo Dân Trí.

Tuy nhiên, để săn hình ảnh đẹp của san hô, một nhóm người chụp ảnh đã vô tư dẫm đạp, ngồi lên san hô, xem chi tiết báo Dân Trí.

Một người cha khai báo con trai bị lừa sang Campuchia ‘không thể trở về’

Ngày 16/6,  anh Lê Hoàng Bảo (41 tuổi, ngụ tỉnh An Giang) cho biết  con trai bị lừa sang Campuchia làm việc nhưng không về được nhiều tháng nay. 

Những người này nói muốn con trai về Việt Nam thì anh Bảo phải chuyển tiền, anh đã chuyển 160 triệu đồng nhưng chưa thể gặp con trai.

Ảnh chụp màn hình báo Tuổi Trẻ.

Theo anh Bảo, hồi tháng 3/2022, con trai anh là Lê Hoàng Quốc Cường (17 tuổi) được một người tên Thi (ngụ tỉnh An Giang) quen qua mạng xã hội Facebook rủ qua Campuchia làm việc kế toán, lương 25 triệu đồng/tháng. 

Sau khi đến cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh), Cường được một số người tổ chức xuất cảnh trái phép sang Campuchia làm việc trong sòng bạc do người Trung Quốc quản lý, xem chi tiết báo Tuổi Trẻ.

Cho thôi việc giáo viên dạy lái xe bao đậu lý thuyết tại quận 12

Trường Cao đẳng GTVT TW III đã chấp nhận đơn xin thôi việc đối với ông NVĐ, giáo viên dạy thực hành lái xe ô tô nhận bao đậu lý thuyết trong thi sát hạch ô tô mà Pháp Luật TP.HCM đã phản ánh.

Ảnh chụp màn hình báo Pháp Luật TP. HCM.

Ông Đ là giáo viên dạy lái xe tại quận 12 nhận bao đậu lý thuyết bằng lái xe B2 trong sát hạch ô tô với giá 7,5 triệu đồng, xem chi tiết báo Pháp Luật TP. HCM.

Một lít xăng “gánh” hơn 9.400 đồng tiền thuế

Bộ Tài chính đang đề xuất Chính phủ xem xét trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội giảm kịch khung thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu nhằm góp phần kiềm chế lạm phát tới đây. Theo đó, nếu giảm 50% thuế bảo vệ môi trường còn lại sẽ giảm thêm từ 1.000 đồng/lít đối với dầu và 2.000 đồng/lít với xăng. Thế nhưng, theo tính toán của chuyên gia, 50% thuế bảo vệ môi trường còn lại “không đáng là bao” nếu so với các loại thuế phí khác đang đánh vào giá xăng dầu bán lẻ, chiếm đến hơn 34%.

Cụ thể, mỗi lít xăng RON95-III có giá bán lẻ hiện hành là 32.370 đồng/lít. Trong đó, giá nhập về đến cảng là 22.389 đồng. Từ đây, giá được cộng thêm: thuế nhập khẩu 10% là 2.239 đồng (lấy tròn số), thuế tiêu thụ đặc biệt 10% là 2.239 đồng, thuế giá trị gia tăng 10% (trên giá bán) là 2.943 đồng, thuế bảo vệ môi trường với xăng 2.000 đồng, số còn lại là các chi phí kinh doanh định mức, lợi nhuận định mức, trích lập quỹ bình ổn. Như vậy, riêng 4 loại thuế nói trên, một lít xăng bán ra, người tiêu dùng đã phải trả hơn 9.400 đồng, tương đương hơn 29%, xem chi tiết báo Thanh Niên.