Trong những ngày gần đây, có khá nhiều tin tức về việc Nga chuẩn bị mở một cuộc tấn công quy mô lớn tại Ukraine sau khi hoàn tất việc phá hủy các mạng lưới điện tại nước này. Các nhà quan sát thế giới nhận định, nhiều khả năng Odessa sẽ là mục tiêu mà Điện Kremlin ưu tiên. Hẳn nhiên Odessa cũng là nơi mà Ukraine và NATO lo ngại nhất. 

Trong phiên họp toàn thể của Câu lạc bộ Thảo luận Quốc tế Valdai diễn ra vào ngày 27/10, Tổng thống Putin đã nhận định về Odessa như sau: “Odessa thực sự là một trong những thành phố đẹp nhất trên thế giới. Như đã biết, Odessa được thành lập bởi Nữ hoàng Catherine II đại đế, và ngay cả những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan cũng không dám phá bỏ tượng đài người sáng lập ra thành phố này. 

Odessa có thể vừa là xương sống của sự tranh chấp, vừa là biểu tượng của sự giải quyết xung đột, vừa là biểu tượng của việc tìm ra giải pháp nào đó cho mọi thứ đang diễn ra hiện nay. Câu hỏi không nằm ở chúng tôi”

Phải chăng Odessa sẽ là mục tiêu tiếp theo của Lực lượng Nga, trong khi Mỹ/NATO và Ukraine cũng sẽ dồn mọi nỗ lực không thể để thành phố cảng chiến lược này rơi vào tay người Nga?

Mỹ và NATO sẽ làm thế nào để di chuyển quân tới Odessa?

Nếu NATO muốn củng cố Odessa trước sự tiến công của lực lượng Nga, hoặc sử dụng Odessa làm mặt trận để giao chiến với quân đội Nga thì Mỹ và NATO sẽ làm thế nào để di chuyển quân tới đó khi vấn đề hậu cần đã trở thành một vấn đề khá nghiêm trọng. Các tuyến đường tiếp tế từ Ba Lan tới Ukraine đều phải vượt qua chặng đường dài tới 700 km mới đến được Odessa. 

Tất nhiên các tuyến đường này rất dễ bị tấn công bởi sức mạnh của Lực lượng Hàng không Vũ trụ và tên lửa hành trình của Nga. Cần lưu ý là, thành phố Lviv của Ukraine giáp ranh với biên giới Ba Lan trong những tuần vừa qua liên tục là mục tiêu bắn phá của Nga. 

Vậy các cung đường ngắn nhất cho NATO tới Odessa sẽ chỉ là từ Romania. Tuy nhiên, tuyến đường nhựa tốt nhất cho việc di chuyển quân từ Romania là thông qua Moldova, quốc gia không phải là thành viên của NATO. 

Về mặt logic, lực lượng NATO sẽ di chuyển an toàn từ Romania hơn là từ Ba Lan, khi Romania có các khẩu đội phòng không hiện đại của NATO có thể đối phó được với các cuộc tấn công tên lửa hành trình của Nga tới các tuyến đường này. 

Tuy nhiên căn cứ Cincu của NATO ở Romania cách Odessa tới 450 km, và là khoảng cách quá xa để trực thăng Blackhawks chở Sư đoàn dù 101 có thể thực hiện một chuyến bay khứ hồi mà không cần tiếp nhiên liệu trên không. 

Mảnh đất Transnistria, có căn cứ của Nga tại Tiraspol, nằm ngay giữa Romania và Odessa,  được cho là một địa điểm phù hợp nhất của NATO nếu muốn rút ngắn quãng đường từ Romania đến cảng biển Odessa.

Transnistria là một tỉnh ly khai không được công nhận của Moldova, đã được Nga bảo vệ kể từ năm 1994. 

Tiraspol là thủ phủ của Transnistria và cũng là khu vực khó bảo vệ nhất của Nga, bởi vị trí địa lý hiểm hóc của nó nằm kẹp giữa Ukraine và NATO, vì vậy Nga không có đường tiếp tế nào cho khu vực này. 

Chính vì vậy quân đội Nga đã đặt rất nhiều hệ thống phòng không và mặt đất xung quanh căn cứ Tiraspol. 

Giả dụ việc tấn công căn cứ Tiraspol của Nga nếu có xảy ra, thì sẽ giúp NATO trông mạnh mẽ hơn và Tổng thống Biden lấy lại uy tín và ưu thế ngay trước cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ. Tuy nhiên phương án này được cho là quá mạo hiểm và khó khả thi khi tấn công trực diện vào Nga. 

Một cuộc tấn công giả định của Sư đoàn dù 101 với sự trợ giúp của quân đội Ukraine vào căn cứ Tiraspol, trước hết lực lượng NATO sẽ buộc phải chiếm được các cây cầu bắc qua sông Dniester. Nếu không chiếm giữ được ít nhất một trong ba cây cầu đó, NATO không thể tiếp viện cho Odessa. 

Tuy nhiên để làm được điều đó, Sư đoàn dù 101 của Mỹ phải vượt qua được  hệ thống phòng không S-300 và S-400 dày đặc của lực lượng Nga. 

Bán đảo Crimea là nơi Nga đặt các khẩu đội S-300, S-400, có thể vươn tới Odessa cách đó khoảng 200 đến 300 km về phía Tây. Bản đồ cho thấy phạm vi phòng không của các khẩu đội ở Crimea và Tiraspol của Nga.

Mỗi khẩu đội S-400 của Nga ở Crimea có khoảng 380 tên lửa. Những tên lửa này bao gồm 5 hoặc 6 loại khác nhau, có tầm bắn khác nhau và nhiều loại mục tiêu khác nhau mà chúng được thiết kế để tấn công hiệu quả nhất.

Đặc biệt, tên lửa 40N6E được thiết kế để tấn công các mục tiêu bay thấp trên đường chân trời của radar ở phạm vi lên đến 450 km. Đây là vũ khí tiêu diệt trực thăng Blackhawks của Mỹ một cách lý tưởng. 

Hạm đội tàu mặt nước của Nga cũng có hệ thống phòng không S-300 và S-400. Tuy nhiên, chiến hạm Moskva là nền tảng xương sống cho S-400 ở Biển Đen đã bị đánh chìm. Nhưng trước đó, quân đội Nga đã chuyển một số tàu tên lửa nhỏ hơn từ biển Caspi qua hệ thống kênh đào Volga-Don đến Rostov-On-Don.

Giới quân sự nhận định rằng, một khi cuộc đối đầu trực tiếp giữa Mỹ và Nga nổ ra, Hạm đội Mỹ ở biển Adriatic ở Địa Trung Hải có khả năng sẽ phóng tên lửa hành trình nhằm vào bán đảo Crimea. 

Nhưng một cuộc tấn công liều lĩnh như vậy, chắc chắn sẽ phải trả giá bằng nhóm tác chiến hàng không mẫu hạm của NATO sẽ bị tàu ngầm Hải quân Nga tấn công và đánh chìm. 

Lực lượng Nga đang đạt được nhiều thuận lợi

Điện Kremlin có thể leo thang cuộc chiến này từ lâu, sau khi Nga liên tục bị tấn công khiêu khích từ sự cố chiếm hạm Moskva, căn cứ không quân Crimea, đường ống Nord Stream và gần đây nhất là vụ nổ cầu Crimea. Lực lượng Nga có khả năng đánh chìm lực lượng hải quân của NATO ở Địa Trung Hải bằng một cuộc tấn công phủ đầu. 

Tuy nhiên có một lý do khiến Tổng thống Putin không đáp trả, bởi  Điện Kremlin nhận ra rằng thời điểm này lực lượng Nga đang đạt được nhiều thuận lợi.

Đó là Hệ thống Ngân hàng Trung ương châu Âu đang trên bờ vực phá sản, tan rã hoàn toàn. 

Nga và các quốc gia thành viên OPEC và OPEC+ cũng như cùng Ấn Độ, Trung Quốc đã đạt được những tiến bộ lớn trong việc chấm dứt quyền bá chủ của đồng đô la Mỹ trong các giao thương về năng lượng và nhiều hàng hóa khác. 

Ngay tại chiến trường Ukraine, quá trình cố tình kìm hãm tốc độ cuộc chiến chậm lại cũng đang có lợi cho phía Nga, bất chấp các kênh truyền thông dòng chính đều đang đưa tin ngược lại. Bởi Tổng thống Putin đang chờ mùa đông đến gần. 

Nga càng kiên nhẫn chờ đợi bao nhiêu thì vương quốc Anh và EU càng sớm kiệt quệ bấy nhiêu. Tất nhiên nước Mỹ cũng bị ảnh hưởng không ít và chính quyền Joe Biden càng trở nên bất lực khi tình hình không diễn tiến theo ý muốn của Washington và Brussel.

Có vẻ như châu Âu chỉ còn ít tháng nữa sẽ cạn kiệt nhiên liệu diesel, dầu, xăng, khí đốt tự nhiên, phân bón và cả lương thực, thực phẩm trong khi mùa vụ này nước Nga đang bội thu. 

Lực lượng Nga có thể đánh bại lực lượng không quân và hải quân NATO bằng tên lửa siêu thanh Kinzhal, với đầu đạn trang bị cho ICBM Sarmat và thiết bị lượn siêu thanh Avanguard mà Mỹ chưa có bất kỳ lá chắn nào có thể phòng thủ. 

Ngoài ra Nga cũng có một hệ thống phòng không S-400, S-500 và S-550 cực kỳ uy lực. Nga cũng sở hữu năng lực tác chiến điện tử đỉnh cao, khi có thể làm mù vĩnh viễn các vệ tinh GPS và do thám của NATO chỉ trong vòng 30 phút.

Vậy tại sao quân đội Nga không tiến hành đáp trả?

Bởi đơn giản Mỹ và NATO có thể sẽ trả đũa bằng vũ khí hạt nhân. Vì vậy Điện Kremlin không muốn mạo hiểm rủi ro, bởi một cuộc chiến hạt nhân nổ ra giữa hai cường quốc thì bất phân thắng bại. 

Vì vậy các chuyên gia quân sự nhận định rằng, Nga sẵn sàng chấp nhận chịu một số tổn thất tương đối nhỏ mà chính quyền Tổng thống Zelensky tấn công khiêu khích để buộc điện Kremlin trả đũa. Nhưng người Nga biết họ đang giành được chiến thắng. 

Tổng thống Putin không sẵn sàng đánh đổi điều này để có được kiểu Chiến thắng Pyrrhic – hay còn gọi là chiến thắng bất chấp mọi tổn thất. 

Nên nhớ là Putin nổi tiếng trong việc kín tiếng và không ai biết ông đang suy tính điều gì. 

Do đó, sự kiên nhẫn của Tổng thống Putin tiếp tục chi phối các hành động quân sự của Nga. Và đây cũng chính là mảnh đất màu mỡ để tình báo Mỹ, Anh và truyền thông dòng chính phương Tây khai thác triệt để, nhằm đánh lừa công chúng rằng Nga đang thất bại và tô vẽ Ukraine đang đà chiến thắng. Tất cả chỉ là tuyên truyền PR để che giấu sự thất bại của NATO mà thôi.

Có thể bạn quan tâm: