Ngày 27/10, Ngoại trưởng Mỹ tuyên bố sát cánh với New Delhi trước mọi mối đe dọa; cam kết hỗ trợ Ấn Độ tăng cường khả năng phòng thủ bảo vệ chủ quyền là một bước tiến quan trọng trong hợp tác Mỹ-Ấn.

Thỏa thuận hợp tác “Địa Vệ tinh” (BECA), là một trong số ít các thỏa thuận mà Hoa Kỳ ký kết với các đối tác thân cận. Nó cho phép Ấn Độ tiếp cận dữ liệu địa vệ tinh và hàng không thiết yếu cho hoạt động quân sự.

Hoa Kỳ đã coi Ấn Độ là một đồng minh quan trọng trong cuộc đọ sức với Trung Quốc cả về mặt kinh tế lẫn quân sự.

Sau phát biểu của Ngoại trưởng Mike Pompeo, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Mark Esper cũng chỉ rõ thỏa thuận tăng cường hợp tác quân sự Mỹ-Ấn với những hành vi hung hăng của Trung Quốc gây bất ổn trong khu vực châu Á và Ấn Độ-Thái bình thường.

Tại sao Mỹ-Ấn cần thật chặt quan hệ

Do những hành động càn rỡ leo thang của Trung Quốc. Xung đột ở biên giới Trung-Ấn, dẫn đến cái chết của 20 binh sĩ Ấn Độ; xâm phạm vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan nhiều lần (13 ngày liên tục trong tháng 9/2020); trong năm 2019, số ngày Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Nhật Bản lên tới 282 ngày (xác nhận 1.097 tàu xâm phạm hải phận, 675 máy bay xâm phạm không phận); nhiều năm liên tục ức hiếp Việt Nam và các nước ASEAN…

Nền tảng lý luận của đương quyền Trung Quốc là học thuyết đấu tranh-duy vật nên chiến tranh dường như có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, để phát động chiến tranh hiện đại cần nhiên liệu (dầu mỏ…), gọng kìm Mỹ-Ấn có thể xiết yết hầu năng lượng của Trung Quốc. Điều này khiến Trung Quốc không đủ khả năng để tiến hành một cuộc chiến toàn diện, đa phương diện.

Mỹ Ấn 2 gọng kìm xiết hầu Trung Quốc
Các thủy thủ trên tàu sân bay USS Ronald Reagan hoạt động ở eo biển Malacca hôm 18/10 (ảnh: Hải quân Mỹ)

Ấn Độ có thể bóp nghẹt eo biển Malacca

Eo biển Malacca là một trong những eo biển bận rộn nhất trên thế giới, khoảng 80% khối lượng dầu mỏ nhập khẩu của Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, thông qua đây.

HI Sutton, một chuyên gia hải quân, nhận định trên Forbes; “Vị thế của Ấn Độ ở Ấn Độ Dương; Hải quân nước này tăng cường sự hiện diện ở Andaman và Nicobar, rất gần với eo biển Malacca; cho phép Ấn Độ cắt đứt eo biển hẹp giữa Indonesia và Malaysia. Đóng cửa eo biển Malacca trong trường hợp căng thẳng leo thang; khủng hoảng hoặc chiến tranh là có khả năng”.

An ninh qua eo biển Malacca đã được quân đội Mỹ duy trì trong một thời gian dài, với khoảng 12.000 quân đồn trú. Căn cứ Changi có thể hỗ trợ hậu cần cho hạm đội tàu sân bay Mỹ, quân đội Mỹ đóng tại đây trên các tàu tác chiến ven biển để duy trì an ninh hàng hải.

Trung Quốc: Kế hoạch để tránh phụ thuộc vào eo biển Malacca

Trung Quốc có một vài dự án nhằm giảm phụ thuộc vào eo biển Malacca trong thương mại, bao gồm cả thương mại dầu mỏ. Một là cảng Gwadar ở nước láng giềng Pakistan của Ấn Độ trong khuôn khổ ‘Vành đai và Con đường’ với kế hoạch vận chuyển dầu từ cảng vào nội địa Trung Quốc. Và tuyến Biển Bắc ở Bắc Cực. Trung Quốc đặt mục tiêu xây dựng “” Con đường Tơ lụa ở Cực “và tạo điều kiện kết nối và phát triển kinh tế và xã hội bền vững ở Bắc Cực”, theo kế hoạch Chính sách Bắc Cực của Trung Quốc từ năm 2018.

Các kế hoạch này sẽ mất nhiều năm để hoàn thành, và ngay cả khi hoàn thành, chúng cũng không thể loại bỏ sự phụ thuộc của Trung Quốc vào eo biển Malacca cho hoạt động thương mại dầu của nước này.

Mỹ Ấn 2 gọng kìm có thể xiết hầu Trung Quốc
Các thủy thủ trên tàu sân bay USS Ronald Reagan diễn tập ở eo biển Malacca hôm 18/10 (ảnh: Hải quân Mỹ)

Hành lang kinh tế Trung Quốc-Pakistan dễ bị Ấn Độ uy hiếp

Hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan là kế hoạch nhằm xây dựng đường cao tốc, vận tải đường sắt, đường ống dẫn dầu và khí đốt nối Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương với cảng Gwadar của Pakistan.

Mặc dù kế hoạch 60 tỷ đô-la Mỹ này có thể mở ra một tuyến đường thương mại mới cho các khu vực nội địa phía Tây Trung Quốc, cũng có thể trực tiếp nối đến Trung Đông giàu năng lượng. Nhưng nếu nổ ra chiến tranh hoặc xung đột, tuyến này có thể bị tấn công trực diện.

Thái Lan và câu chuyện với kênh đào Kra

Một lựa chọn khác là xây dựng kênh đào Kra ở Thái Lan để thay thế eo biển Malacca.

Kênh đào Kra là một phần trong kế hoạch “Con đường Tơ lụa trên biển” của Trung Quốc và là một phần quan trọng của dự án “Một vành đai, một con đường”. Con kênh dài 120 km này dự kiến đi qua phần hẹp nhất của Bán đảo Mã Lai, tiết kiệm khoảng 1.000 km hành trình giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, đồng thời cung cấp một tuyến đường thủy khác cho Trung Quốc.

“Trung Quốc cho rằng, việc xây dựng kênh đào cho phép các tàu chở dầu của Trung Quốc có thể không cần đi qua eo biển Malacca mà Mỹ đang ‘kiểm soát’, và có thể tăng cường an ninh năng lượng của Trung Quốc”, ông Ian Storey, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore nhận định trong một bài bình luận.

Thái Lan mới đây đã quyết định ngừng xây dựng kênh đào Kra, và có kế hoạch phát triển hai cảng nước sâu ở hai bên eo đất Kra, sau đó kết nối chúng bằng đường bộ và đường sắt, nhằm thay thế kênh đào Kra.

Dưới ảnh hưởng của Hoa Kỳ và Ấn Độ, Trung Quốc dường như mất dần tầm ảnh hưởng đối với láng giềng hữu hảo Thái Lan.

Mỹ-Trung-Ấn cùng các mối quan hệ địa chính trị trong khu vực

Giới phân tích đều biết sự mong manh về năng lượng khiến Trung Quốc không đủ khả năng để tiến hành một cuộc chiến toàn diện, đa phương diện. Vì sao Trung Quốc vẫn hiếu chiến, ngông cuồng càn rỡ? Vì sao thế giới phải bận rộn liên minh, liên kết để đối phó?

Đơn giản có thể là do tư tưởng đấu tranh lưu manh của băng đảng cầm quyền Trung Quốc làm cho thế giới bất an.

Bài viết phản ánh quan điểm của tác giả.